Lễ hội ánh sáng đầu tiên trên sông Sài Gòn
Lễ hội ánh sáng với hàng loạt chiếc thuyền trang trí lộng lẫy mang biểu tượng của các địa danh nổi tiếng xuôi ngược trên sông, vừa được UBND TPHCM tổ trên sông Sài Gòn.
Đây là lễ hội thuyền đăng đầu tiên được tổ chức tại TPHCM, thu hút đông đảo người dân hiếu kỳ đến xem. Điểm nhấn của Lễ hội Thuyền đăng là hoạt động diễu hành theo đội hình của các du thuyền đang hoạt động trên Bến Bạch Đằng, nối đuôi nhau xuôi ngược trên tuyến đường sông nội đô.
Những địa danh nổi tiếng của thành phố được tái hiện trên các thuyền đăng
Bầu trời đêm thành phố rực sáng bởi ánh đèn led và laser được bố trí khéo léo trên các du thuyền nhằm truyền tải thông điệp “TPHCM – Sức sống rực rỡ”. Bên cạnh đó, người dân có dịp nhìn lại thành phố thu nhỏ qua các biểu tượng là địa danh trong thành phố được trang trí bắt mắt bằng ánh sáng trên các con thuyền như: Nhà hát Thành phố, Chợ Bến Thành, Cảng Sài Gòn, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập…
Video đang HOT
Ngọc Dung – Đình Văn
Theo Dantri
Cụ bà 76 tuổi lưu giữ hàng ngàn bức ảnh về Bác Hồ
Hai lần may mắn được gặp Bác Hồ, bà Nguyệt nhớ như in và lưu giữ từng khoảnh khắc đáng quý ấy đến tận bây giờ. Gần 40 năm sưu tầm, giờ đây bà Nguyệt đã có một kho báu tư liệu hình ảnh, chuyện kể về Bác.
Nếu ai có dịp một lần đến nhà cựu chiến binh Nguyễn Thị Nguyệt (76 tuổi, nguyên Bí thư chi bộ khu phố 4, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM) sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt nhìn thấy bộ sưu tập hiếm có về tư liệu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó được xem là một gia sản quý báu của người con miền Nam 2 lần may mắn gặp Bác Hồ.
Bà Nguyệt vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 12 tuổi, bà thoát ly gia đình tham gia kháng chiến. Năm 1955, bà cùng anh chị em tập kết ra Bắc và học Trường Học sinh miền Nam. Chỉ có 2 lần gặp Bác nhưng bà nhớ như in từng chi tiết cho đến tận bây giờ. Sau ngày giải phóng miền Nam, bà trở về miền Nam nhưng lòng luôn nhớ về miền Bắc, nhớ về hình ảnh vị Cha già kính yêu mà quyết định sưu tầm ảnh, các câu chuyện về Bác để thỏa nỗi nhớ mong.
Bà Nguyệt mở cuốn album lưu giữ hàng ngàn bức ảnh về Bác
Thế là cứ đợi dịp báo xuân ra, bà Nguyệt lại tìm đọc, cắt hình, nhờ người chụp lại những bức ảnh về Bác. Bất cứ lúc nào rảnh, bà lại tìm đến các tiệm sách cũ, lần giờ tìm kiếm. Những cuốn nào mỏng, bà Nguyệt cố gắng đọc hết, những cuốn nào dày, tác giả viết hay, bà Nguyệt cố gắng dành tiền ra mua.
Sau 37 năm miệt mài sưu tầm, bà Nguyệt đã có hơn 400 cuốn sách, hàng nghìn bài báo và khoảng 2.000 tấm ảnh về thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Đặc biệt, bà có bộ sưu tập đầy đủ hình ảnh và những bức tranh phác họa về Bác từ thời niên thiếu đến tuổi trưởng thành, suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, rồi hình ảnh Bác trở về Pắc Bó hoạt động ở chiến khu Việt Bắc và khi về Hà Nội gặp gỡ thiếu nhi, phụ nữ, bộ đội, các tầng lớp nhân dân...
Phía sau từng tấm ảnh bà ghi chú đầy đủ nội dung Bác đang làm việc gì, ở đâu, thời gian nào... rồi cho vào mỗi cuốn album là 300 tấm ảnh. Ngày 30/10/2013, bà đã tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh ở bến Nhà Rồng 6 cuốn album gồm 1.800 tấm ảnh về Bác Hồ và bức thư của Người gửi bộ đội, cán bộ, đồng bào miền Nam ra Bắc tháng 9/1954. Bà còn tặng nhiều sách báo, hình ảnh (bản photo) cho Thư viện phường Cô Giang để giới thiệu rộng rãi với người xem.
Mỗi khi kể chuyện về Bác, ánh mắt bà Nguyệt luôn rạng ngời, vui sướng
Qua những câu chuyện kể của bà, hình ảnh vị lãnh tụ hiện lên đẹp đẽ, giản dị, thật khiêm nhường và mẫu mực khiến người nghe ai cũng xúc động và say mê. Mỗi khi nhắc đến Bác, những ký ức tươi đẹp lại ùa về trong tâm trí bà, vẹn nguyên như mới ngày hôm qua.
Ngọc Dung - Đình Văn
Theo Dantri
Xe ôm đêm 'khóc ròng' mùa World Cup World Cup được xem là cơ hội kiếm tiền của nhiều người. Thế nhưng, với những người chạy xe ôm đêm ở Sài Gòn, đó lại là mùa họ khổ sở vì... ế khách. Mùa World Cup khách vắng, những người chạy xe ôm đêm chỉ biết ngồi chờ khách trong mòn mỏi - Ảnh: Đình Tuyên Khách cũng đi theo... World Cup...