Lễ hội âm nhạc Strawberry Music trở lại Vũ Hán
Ngày 1/5, lễ hội Strawberry Music, lễ hội âm nhạc có quy mô lớn nhất của Trung Quốc, đã chính thức mở màn trở lại tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, với khoảng 11.000 người tham dự trong ngày đầu tiên của sự kiện. Năm ngoái, lễ hội âm nhạc này phải tổ chức trực tuyến do bùng phát dịch COVID-19.
Người hâm mộ tham dự buổi biểu diễn của một ban nhạc rock tại Lễ hội âm nhạc Strawberry ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 1/5/2021. Ảnh: Reuters
Một đại diện ban tổ chức cho biết số khách tham dự sự kiện năm nay bị hạn chế. Hàng rào cùng lực lượng an ninh được bố trí ở phía trước mỗi sân khấu. Tuy nhiên, trong số hàng nghìn người tham dự, chỉ một số người đeo khẩu trang, quy định giãn cách xã hội hay giữ khoảng cách tối thiểu không được đảm bảo trong sự kiện này.
Strawberry Music Festival kéo dài trong 2 ngày với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng cũng như một số nghệ sĩ mới của Trung Quốc. Sự kiện này diễn ra trên 3 sân khấu ở công viên Garden Expo tại Vũ Hán. Du khách tham dự Strawberry Music Festival đến từ khắp mọi nơi ở Trung Quốc. Strawberry Music Festival là một trong số sự kiện văn hóa được tổ chức trong dịp nghỉ lễ 1/5 kéo dài trong 5 ngày tại Trung Quốc.
Cách đây hơn 1 năm, tại Vũ Hán, nơi đại dịch COVID-19 bùng phát đầu tiên, người dân đã phải thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong hơn 2 tháng. Theo thống kê chính thức, tới nay, thành phố Vũ Hán gần như miễn dịch khỏi virus SARS-CoV-2 và đây cũng là tình hình chung tại các địa phương ở Trung Quốc trong nhiều tháng qua, chỉ trừ một số ca mắc lẻ tẻ ở một vài khu vực.
Video đang HOT
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 1/5 cho biết đã ghi nhận 16 ca mắc mới tại Trung Quốc đại lục trong vòng 24 giờ qua và tất cả đều là ca nhập cảnh. Cho tới nay, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 90.671 ca mắc và số ca tử vong vẫn không đổi là 4.636 ca, nhiều trong số này là người dân Vũ Hán. Theo cơ quan trên, tính đến ngày 30/4. Trung Quốc đã tiêm hơn 265 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân nước này.
Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ 2 liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 trên 600 ca
Hàn Quốc đã chứng kiến ngày thứ hai liên tiếp có số ca mắc mới trên mức 600 ca/ngày.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 15/4/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo thông báo phát ngày 16/4 của Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này đã ghi nhận 673 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó có 652 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số lên mức 112.789 ca, trong đó có 1.790 ca tử vong.
Trước tình hình này, giới chức y tế quan cảnh báo gia tăng tình trạng lây nhiễm theo nhóm tại nơi công cộng như trung tâm thể thao, nhà thờ, quán karaoke, nhà hàng, công sở và trường học trong bối cảnh người dân có nhiều hoạt động hơn vào mùa Xuân. Bên cạnh đó, tình hình cũng đáng lo ngại hơn khi tỷ lệ các ca không thể truy vết F0 lên tới 28,2% trong tuần qua, làm phức tạp hơn nỗ lực ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
Tuần trước, Hàn Quốc đã quyết định duy trì các quy định giãn cách xã hội hiện hành cho đến hết ngày 2/5, trong khi cấm các hoạt động tại các cơ sở vui chơi giải trí ở khu vực Seoul và thành phố cảng miền Nam Busan.
Hàn Quốc đã triển khai tiêm chủng từ cuối tháng 2 và cho tới nay, tổng cộng 1.379.683 người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. KDCA cũng ghi nhận 12.013 trường hợp có phản ứng phụ sau khi tiêm, song hơn 98% trong số này là phản ứng nhẹ như sốt, đau cơ.
Hàn Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho 12 triệu dân đến cuối tháng 6 này nhằm tiến tới miễn dịch cộng đồng đến tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lo ngại tiến độ tiêm chủng có thể bị chậm lại do Mỹ đình chỉ việc sử dụng vaccine Johnson & Johnson do nghi có liên quan đến hiện tượng đông máu.
Còn tại Trung Quốc, Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc thông báo đã ghi nhận 11 ca mắc mới COVID-19 tại Trung Quốc đại lục trong ngày 15/4, cao hơn con số 10 ca của ngày trước đó. Cơ quan trên cho hay trong số ca mắc mới, có 1 ca tại tỉnh Vân Nam - nơi ghi nhận ổ dịch hồi cuối tháng 3 tại thành phố Thủy Lệ, giáp ranh với Myanmar.
Sau một thời gian dài không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, cuối tháng 3, Trung Quốc ghi nhận các ca nhiễm mới trong cộng đồng tại thành phố Thụy Lệ. Ngay sau khi xuất hiện các ca nhiễm mới, chính quyền thành phố này đã áp dụng một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, chính quyền thành phố đã nhanh chóng triển khai quản lý khép kín đối với khu dân cư nơi có ca nhiễm, khoanh vùng, truy vết và cách ly tập trung những trường hợp tiếp xúc gần và các trường hợp F2.
Bên cạnh đó, các nhà chức trách tiến hành cách ly tại nhà đối với người dân và triển khai xét nghiệm axit nucleic trên diện rộng. Tất cả các địa điểm kinh doanh trừ hiệu thuốc, chợ rau và siêu thị, buộc phải đóng cửa. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát giao thông theo nguyên tắc "nội bất xuất, ngoại bất nhập", những trường hợp muốn rời thành phố vì lý do đặc biệt cần phải có xác nhận kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ. Ngoài ra, khu vực biên giới cũng được siết chặt kiểm soát.
Cùng với các biện pháp nói trên, chính quyền thành phố cũng đã nhanh chóng triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân thành phố Thụy Lệ. Đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Vài ngày qua, Trung Quốc chỉ có 1 đến 2 ca, thậm chí không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Riêng thủ đô Bắc Kinh đã 76 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Về vấn đề tiêm vaccine, giới khoa học Trung Quốc cho rằng hiện Trung Quốc hiện đang trong thời khắc quan trọng khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đặt ra nhiều thách thức cho công tác phòng chống dịch. Để xây dựng lá chắn miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc cần tiêm đủ vaccine cho hơn 1 tỷ dân, do đó cần ưu tiên tăng tỷ lệ tiêm chủng toàn dân. Trong những qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng, số lượng tiêm vaccine tăng từ 3-4 triệu liều/ngày lên 7 triệu liều/ngày. Tính đến ngày 13/4, Trung Quốc đã triển khai tiêm chủng tổng cộng 175 triệu liều vaccine trên toàn quốc.
Tổng cộng đến hết ngày 15/4, Trung Quốc có 90.468 ca nhiễm, trong đó có 5.474 ca nhập cảnh từ nước ngoài, 4.636 ca tử vong.
Phản ứng của Trung Quốc sau khi WHO công bố báo cáo nguồn gốc COVID-19 Trung Quốc đã đánh giá cao nhiệm vụ của các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong chuyến thăm Vũ Hán, sau khi tổ chức này công bố báo cáo nguồn gốc đại dịch COVID-19. Các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc dịch COVID-19. Ảnh: Reuters Theo đài Sputnik (Nga),...