Lễ hội âm nhạc cuối năm “khủng” nhất Kpop liên tục bị “ném đá”
Vậy là chương trình ca nhạc cuối năm Gayo Daejun 2010 tổ chức vào ngày 29/12 vừa qua của đài SBS đã khép lại. Bất chấp sự góp mặt của dàn xì-ta hùng hậu, Gayo Daejun 2010 vẫn bị chê là không ấn tượng. Không chỉ như vậy, mới đây, hàng loạt thiếu sót của ban tổ chức chương trình này cũng bị “vạch trần.”
Sau những chê bai về chất lượng chương trình, hàng loạt thiếu sót của ban tổ chức chương trình “Gayo Daejun 2010″ cũng bị lật tẩy
Trước hết phải kể đến hội trường tổ chức concert. Gayo Daejun 2010 diễn ra tại hội trường KINTEX (Ilsan). Bản thân KINTEX vốn không phải hội trường tổ chức concert. Mặc dù nhiệt độ hôm đó xuống tới âm 10 độ nhưng khu vực “cánh gà” lại không được bố trí hệ thống sưởi phù hợp. Được yêu cầu có mặt từ 8 giờ sáng để tổng duyệt, các nghệ sĩ đã phải chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt.
Sự thiếu sót của ban tổ chức thể hiện ở chỗ sân khấu không có hệ thống sưởi phù hợp, không đủ phòng nghỉ cho các nghệ sĩ
Khu vực nghỉ dù có được chuẩn bị nhưng sau cùng lại bị thiếu, không phải nghệ sĩ nào cũng có phòng nghỉ riêng. Để chống rét, một số nghệ sĩ đã phải đi thuê phòng ở một khách sạn gần đó để làm tóc và trang điểm. Trong khi đó, một số khác lại chọn ô tô làm nơi trú chân hoặc về thẳng nhà rồi quay lại khi chương trình bắt đầu. Nếu tưởng những người may mắn nhất là các nghệ sĩ được nhận phòng nghỉ do ban tổ chức chuẩn bị sẵn từ đầu thì các fan hơi bị nhầm. Vào khoảng 5 giờ chiều, hệ thống đèn chiếu sáng trong 3 phòng chờ đột ngột bị cắt, kết cục là các nghệ sĩ này phải rời địa điểm tổ chức chương trình để “di cư” đến nơi khác tiếp tục quá trình chờ đợi.
Video đang HOT
Được biết các tình huống như “Gayo Daejun 2010″ thường xuyên xảy ra vào các năm
Có thể thấy ban tổ chức không hề chu đáo trong khâu chuẩn bị chỗ nghỉ cho các nghệ sĩ. Một đại diện trong ngành cho biết: “Những tình huống như thế cứ liên tục lặp lại hằng năm. Chẳng có gì tiến triển sau mỗi năm cả. Rất nhiều nghệ sĩ phải chịu đựng cái lạnh ngày hôm đó.” Ngoài ra, micro được sử dụng trong chương trình cũng không đạt tiêu chuẩn, gây ảnh hưởng đến chất lượng chương trình.
Cư dân mạng còn cho rằng ban tổ chức “Gayo Daejun 2010″ đã thiên vị YG bằng cách ưu ái dành nhiều “đất diễn” cho các “gà cưng” của công ty này
Không chỉ bị chỉ trích vì khâu chuẩn bị, Gayo Daejun 2010 còn bị “ném đá” vì lí do “quá thiên vị các nghệ sĩ YG.” Tổng kết từ chương trình phát sóng cho thấy sân khấu chung của GD&TOP – Se7en kéo dài 12 phút, và màn biểu diễn của 2NE1 cùng Kim Gunmo diễn ra trong vòng 18 phút 22 giây. Trong khi đó, 2PM và Park Jinyoung chỉ được cho 9 phút 31 giây để thể hiện tiết mục, còn thời gian xuất hiện trên sân khấu BoA và SNSD lần lượt là 7 phút và 6 phút.
Đội ngũ sản xuất “Gayo Daejun 2010″ đã phải đứng ra giải thích cho sự chênh lệch giữa thời lượng diễn của các nghệ sĩ
Đội ngũ sản xuất Gayo Daejun 2010 đã giải thích cho sự chênh lệch này với trang Newsen vào ngày 30/12 vừa qua: “Thời lượng biểu diễn của các nghệ sĩ đã được quyết định trước khi chương trình lên sóng. Tiết mục của 2PM hay của GD&TOP – Se7en đều cân bằng với các tiết mục khác. Theo chúng tôi nghĩ thì có lẽ thời lượng phát sóng tiết mục của 2NE1 và Kim Gunmo chính là lí do dẫn đến việc khán giả cho rằng chúng tôi thiên vị. Mọi người cần hiểu là 2NE1 chỉ hát 2 ca khúc của mình. &’It Hurts’ là một ca khúc chậm, lẽ dĩ nhiên nó sẽ dài hơn các ca khúc khác. Kim Gunmo là nghệ sĩ gạo cội nhất trong chương trình, thế nên sân khấu của Kim Gunmo sẽ phải hoành tráng hơn. Kim Gunmo đã đề nghị chúng tôi điều chỉnh thời lượng sao cho phù hợp, tuy nhiên có thể khán giả đã hiểu nhầm chuyện này. Sau cùng thì chúng tôi không hề thiên vị các nghệ sĩ của YG. “
Theo VCTV
Vì sao người trẻ "xấu xí"?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người trẻ "xấu xí". "Xấu xí" ở đây là chỉ sự thiếu sót, kém vẹn toàn trong suy nghĩ cũng như cách hành xử, nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến nguyên nhân cơ bản nhất, gia đình.
John Bradshaw, nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ, định nghĩa rằng: gia đình là một hệ thống mà các thành viên gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Và bậc cha mẹ chính là trụ cột trong hệ thống gia đình đó. Người cha, người mẹ vừa phải đáp ứng đủ nhu cầu vật chất của gia đình vừa có nghĩa vụ chăm sóc về mặt tinh thần cho nhau và cho con cái. Những nhu cầu cơ bản của một gia đình là cảm giác được an toàn về mặt vật chất và tinh thần, cảm giác thân mật, cảm giác có trách nhiệm, cảm giác được thử thách và được khuyến khích.
Đó là lý do tại sao có những bạn trẻ phải tạo ra các vấn đề, họ muốn thu hút sự quan tâm, trách nhiệm của cha mẹ. Ví dụ như có những bạn trẻ tự ý bỏ học hay lơ là việc học, nhiều lúc không phải vì ham chơi mà vì sự khát khao thầm kín, mong được bố mẹ dỗ dành, khuyến khích, quan tâm hơn đến việc học của mình. Lại có những bạn trẻ đột nhiên trở nên khó chịu, cáu kỉnh thậm chí hỗn láo, đó chỉ là một dấu hiệu mong muốn nhận được sự tôn trọng từ cha mẹ. Dù đây là những cách hành xử còn vụng dại, non nớt nhưng nó đã phản ánh được phần nào sự mất mát, thiếu thốn đáng thương từ bên trong tâm hồn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tuy nhiên, tại sao có những bạn trẻ trở nên siêng năng, chăm chỉ, học hành giỏi giang dù gia đình còn nhiều khó khăn, trắc trở? Đó cũng là một hành động tự nhiên nhằm duy trì hệ thống gia đình. Vì tự bản thân họ cảm nhận, ý thức được nếu không cố gắng, nỗ lực thì họ sẽ phải gánh chịu một mất mát, một hậu quả nặng nề từ việc gia đình họ sụp đổ hay tan vỡ.
Nhìn chung, để tiến triển theo chiều hướng tích cực thì cần lắm sự quan tâm ,tình yêu thương của người làm cha, làm mẹ .Như bài viết về anh thủ khoa đại học Ngoại Thương Lê Hồng Nam của tác giả Nguyên Phong (Báo Phụ Nữ, 22/11/2010) đã nhấn mạnh rằng "Cậu (Hồng Nam) luôn tự hào về bố mẹ, vì tuy nghèo khó nhưng luôn chú trọng đến việc học của các con." .Nhờ tình thương và sự quan tâm của cha mẹ mà "cái nghèo không chỉ là áp lực mà còn là động lực của bản thân." Nếu chúng ta lật lại những gương mặt vượt khó trong học tập, vươn lên trong cuộc sống đều nhận thấy điểm chung rằng tình yêu thương của cha mẹ, gia đình chính là hành trang quý giá và quan trọng nhất để giúp con người ta phát triển toàn diện, bất chấp thử thách, khó khăn trên đường đời .
Khi còn bé, tôi được nghe kể một câu chuyện như sau. Một đứa con trước khi nhận án tử hình, quan toà hỏi nó có cần trăn trối điều gì không. Đứa con đã xin được gặp mẹ nó lần cuối. Khi bà mẹ tiến đến gần nó và áp sát tai lại để nghe lời nó nói thì nó đã cắn vào tai người mẹ và thốt lên "Vì bà mà tôi đã trở nên thế này".
Dù hư, thực chưa rõ nhưng chắc chắn trong xã hội đã xảy ra nhiều trường hợp thương tâm như thế. Những trang báo thấm đẫm nước mắt vì tình trạng bạo hành gia đình, những lời tâm sự buồn bã, đầy thất vọng của các bạn trẻ khi bị bậc phụ huynh "lồng kiếng" hay "thả rông" .Thật đau đớn biết bao!
Có những người trẻ "xấu xí" thật đáng thương hơn đáng trách. Họ chỉ là nạn nhân, là kết quả của sự lơ là hay thiếu kỹ năng của bậc phụ huynh. Chúng ta hãy đừng vội lên án những người trẻ qua đánh giá bề nổi mà xin hãy xét từ bên trong, từ cội nguồn, từ cái nôi sinh ra con người, đó chính là gia đình.
Theo Mực tím
Tình yêu của bạn còn có điểm gì không bằng lòng? Nhiều lúc bạn thấy tình yêu của mình quá nhàm nhưng bạn không hề biết nó chán ở đâu. Bạn biết tình yêu không hề hoàn hảo nhưng cũng chẳng biết nó thiếu sót ở đâu. Thử bài trắc nghiệm dưới đây sẽ biết ngay thôi. Câu hỏi: Bạn lúc này đang rất tức giận và muốn tìm một cái gì đấy để...