Lê Hoàng mượn Việt Trinh, Chương Tử Di định nghĩa ‘cái đẹp’
Trong bài viết Cái đẹp là gì, đạo diễn Lê Hoàng đã thể hiện 1 cách nhìn rất sâu sắc và hóm hỉnh về phạm trù Cái đẹp. Bài viết được rút từ tập Phỏng vấn một con bò.
Cái đẹp là gì? Câu hỏi ấy tưởng rằng đơn giản, nhưng thực ra đâu dễ trả lời. Bởi vì làm gì có cái đẹp chung chung. Đẹp với ai, đẹp trong hoàn cảnh nào, đẹp trong thời đại nào, đẹp lúc đói hay lúc no là những tiêu chuẩn rất riêng.
Với ông thợ cày thì con bò to hay đồng lúa xanh là đẹp. Với ông xích lô đạp thì chiếc xích lô máy đẹp tuyệt vời, với ông đạo diễn thì Chương Tử Di là nhất, còn với Chí Phèo thì Thị Nở là tiên.
Tôi còn nhớ như in, cách đây mấy chục năm, hồi đất nước đang chiến tranh, tôi nhìn chiếc xe đạp Mifa của Cộng hòa Dân chủ Đức sản xuất với lòng ngưỡng mộ tràn ngập. Trong tâm trí tôi và các bạn tôi hồi ấy, đó là 1 vật thể tuyệt mỹ không thể nào hơn. Bây giờ, nếu nhìn lại nó, tôi chắc chắn sẽ bật cười.
Cho nên chuyện đẹp với người này và không đẹp với người kia là chuyện thường trong xã hội. Tất nhiên, thiên hạ đều muốn đấu tranh hướng đến vẻ đẹp chung, hoặc đấu tranh để cái đẹp của riêng mình được công nhận là chung (trong đấu tranh như thế, chả từ thủ đoạn nào).
Tuy nhiên, xét cho cùng, sự phong phú, khác nhau, thậm chí xung đột nhau của cái đẹp là 1 ưu điểm. Nó khiến cho đẹp đa dạng, đẹp nhiều màu sắc và… ai cũng có thể sắm được đẹp cho mình. Ai cũng có khả năng đẹp trên phim, đẹp trong lao động, đẹp lúc tắm hoặc đẹp lúc ra tòa!
Còn đẹp trong chụp ảnh thì sao?
Nhiếp ảnh là một trong những phương tiện lâu đời nhất và thông dụng nhất để lưu giữ cái đẹp. Trước khi nhiếp ảnh ra đời, ai muốn khoe mình đẹp ra sao phải thuê họa sĩ vẽ. Vẽ thì phải ngồi lâu (có khi lâu tới mấy năm).
Họa sĩ thì cũng có nhiều loại (chưa kể nhiều giá tiền). Và khiếp sợ nhất là họa sĩ càng nổi tiếng, vẽ ta càng… xấu. Vì họa sĩ nổi tiếng không vẽ theo ta, mà vẽ theo ông ấy. Cho nên, nếu bạn là tỷ phú, bạn thuê Picatso vẽ chân dung của mình thì phải liệu hồn. Tranh ấy để bán thì không sao (chắc chắn có lãi) nhưng để nhận ra bạn thì đừng hi vọng! Bạn sẽ thành những hình tam giác, hình tròn, hoặc không ra tam giác lẫn tròn, hay bạn sẽ biến thành những mảng đen mảng đỏ được nối với nhau bằng những mảng màu xanh xanh.
Cho nên nhiếp ảnh ra đời thực là tiện quá. Chỉ cần đến tiệm là ai cũng má hồng, ai cũng đứng bên biệt thự hoặc đứng bên xe hơi, nếu là nhiếp ảnh phố huyện. Còn bây giờ, ai cũng như người mẫu, như tài tử nếu là nhiếp ảnh… Sài Gòn kèm theo “phô tô sốp”.
Video đang HOT
Chả có gì ví dụ hùng hồn hơn về sự lôi thôi của đẹp khi các cô đi chụp ảnh. Yêu cầu đầu tiên khi chụp là phải giống mình. Nếu mặt cô Tèo mà nhìn như mặt cô Tý là không thể được, không chịu trả tiền. Điều đó cũng hợp lý thôi, và nhiếp ảnh đầu tiên phải trung thực.
Đạo diễn Lê Hoàng
Nhưng mà giống quá cũng “toi”. Ông thợ ảnh nào chụp giống 100%, ông ấy chắc chắn phải đóng cửa tiệm sớm. Phải là em, nhưng phải đẹp hơn em cơ!
Thế là sao? Thế là thế nào? Điên lên mất. Nhưng vậy đó, các cô cứ khăng khăng như vậy. Dù má em cao hoặc đen hoặc vừa đen vừa cao thì má trong hình cứ phải bầu bĩnh. Dù răng em có chĩa ra ngoài mấy thước thì răng của chính em trong hình phải đều tăm tắp như hạt bắp non. Còn nếu mắt em có nhỏ như sợi chỉ thì mắt trong hình cũng phải tròn và to như mắt bồ câu.
Tóm lại là dù em đấy, nhưng anh phải chụp thế nào để em khác hoàn toàn, nhìn em cả nhân loại thấy Chương Tử Di, thấy Việt Trinh… Nhưng trên các nền tổng hợp đó, vẫn lại thấy em.
Ngày xưa điều ấy khó và khổ vô cùng. Các ông thợ ảnh, muốn trở nên giàu khi chụp chân dung đều biến thành ông thợ… cạo. Nghĩa là chụp xong, gò lưng cạo ảnh, cạo phim. Chính vì thế, có những tiệm không cho phép khách đến lấy phim về nhà, vì nếu dùng phim ấy in ra, thì bức ảnh đó với bức tiệm giao sẽ khác một trời một…vực sâu thăm thẳm.
Từ hiện tượng vừa bực mình, vừa khôi hài lại vừa dễ thương đó, ra rút ra cái gì, hỡi các bạn tội nghiệp của tôi: Rút ra chân lý “Cái đẹp là cái của mình nhưng lại mang trộn với người ta!”.
Theo Tiin
Giật mình showbiz Việt ngày nay
Showbiz là gì? Câu hỏi với muôn vàn câu trả lời phụ thuộc từng cá nhân, từng quan điểm. Với đạo diễn Lê Hoàng, nhà văn Nguyễn Quang Thiều và nhạc sĩ Dương Thụ - 3 người của 3 lĩnh vực khác nhau, họ cũng có những suy nghĩ riêng về danh từ mang tính quốc tế hóa này.
Đạo diễn Lê Hoàng tự luận về "sô bít" Việt
Với Lê Hoàng - một đạo diễn nổi tiếng chanh chua - ông có hẳn một bài tự luận về showbiz mà ông viết lái có chủ đích là "sô bít" Việt.
Theo đạo diễn của Gái nhảy, "sô bít" cũng khó mà biết được là trai hay gái. Ông phân tích, "Nếu là đàn ông thì anh ấy quá mềm yếu. Nếu là con gái thì chị ấy quá ghét kín đáo." Và như một lẽ tự nhiên của thời hiện đại bây giờ, "Sô hàng là chuyện cũ rồi, bây giờ không phải hàng cũng lộ thế mới cao siêu."
"Sô bít" Việt - Trai thì quá mềm yếu, gái thì quá ghét kín đáo (ảnh minh họa)
Đúng như cách lấy cây bút để chọc ngoáy thế gian, Lê Hoàng sử dụng miệng lưỡi sắc sảo để kể về showbiz, từ xe của "sô bít", món "sô bít" ăn đến nhà của "sô bít", tất cả đều phải sang và luôn luôn bí mật. Một ngày của "sô bít" nữ khác với một ngày của "sô bít" nam nhưng đều có điểm chung về "sô bít" của hai giới là "dễ tổn thương, cứ năm phút lại thấy ai đó định kiện ai đó, thề tới cùng sau năm phút nữa lại thôi".
Theo cách ví von của Lê Hoàng: "Nếu "Sô bít" là cá thì xã hội chắc chắn phải là dòng sông. Tuy nhiên, có sự khác nhau, cá bơi tung tăng khắp sông còn "Sô bít" chỉ bơi chỗ nào có giới trẻ. Dù làm ở ngành nghệ thuật nào thì "Sô bít" cũng muốn hướng về tuổi teen, vì hôm nay, chỉ có bọn teen là dễ thương, dễ có tiền và dễ tôn ai đó làm thần tượng. Cho nên nói không ngoa, "Sô bít" Việt Nam thuộc loại trẻ nhất thế giới."
Showbiz dưới cái nhìn của nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Khác với cách nói "chửi đổng" của đạo diễn Lê Hoàng, nhà văn Nguyễn Quang Thiều hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam lại có cách nhìn nhận showbiz theo chiều hướng khái quát hóa về mặt văn hóa - xã hội.
Trong một buổi trò chuyện đầu năm nay, ông có chia sẻ khi được hỏi về vấn đề của showbiz. Ông nói: "Showbiz là nơi mà công việc dễ bộc lộ sự phi văn hóa nhất, nếu nghệ sĩ không có một nền tảng văn hóa cơ bản bên trong".
"Showbiz là một phần đời sống mà bất cứ xã hội nào cũng có. Nếu nó tốt, nó tác động xã hội rất nhanh. Nhưng nếu dở, tác động cũng nhanh vô cùng.
Đôi khi người làm nghệ thuật nghiêm túc vẫn nhìn các sao showbiz như một điều lạc ra khỏi đời sống chung của cộng đồng. Từ cách ăn mặc, lối sống đến chuyện ái tình. Họ cho rằng đây là giới sống phi kỉ luật nhất, ngạo mạn nhất, không ý thức về mình và ít hiểu biết về bản thân nhất. Chính họ là người đang làm một cái gì đó như là những hoạt động của văn hóa - nhưng đôi khi lại trở thành những nhân tố phi văn hóa nhất.
Các sao showbiz - Chính họ là người đang làm một cái gì đó như là những hoạt động của văn hóa nhưng đôi khi lại trở thành những nhân tố phi văn hóa nhất.
Càng ngày truyền thông càng phát triển, người ta tiếp xúc với showbiz nhiều hơn (sân khấu trực tiếp, truyền hình, báo chí, blog, video, mạng xã hội...). Từ đó showbiz lộ ra ngày càng nhiều những điều phản cảm, khiến xã hội cảm thấy lo sợ rằng chúng sẽ ảnh hưởng đến con cái, đến thế hệ trẻ.
Với con mắt của một nhà văn hóa học, ông phân tích: "Giới showbiz là một trong vài nhóm lạm dụng danh xưng nhiều nhất. Sau đó đến truyền thông tung hô. Và thứ 3 là những fan hâm mộ quá mức".
Điều ông muốn nhắn nhủ, đó là việc định danh lại khái niệm nghệ sĩ (artist) và người làm giải trí (entertainer). Ai cũng muốn trở thành nghệ sĩ, kể cả một người mẫu mới vào nghề, nhưng không phải ai cũng có thể là nghệ sĩ. Họ phải xưng danh đúng họ như một việc khẳng định tính cao quý và tôn trọng nghề nghiệp của mình.
Nhạc sĩ Dương Thụ: Sợ!
Trong tháng 10 năm 2012, nhạc sĩ Dương Thụ trở thành diễn giả của buổi tọa đàm mang tên Showbiz: Vấn đề nghệ thuật và văn hóa cho đại chúng.
Với tư cách là một người có thâm niên tham gia sáng tác nghệ thuật tại Tp HCM - nơi có hoạt động showbiz nhiều nhất của nước ta, nhạc sĩ Dương Thụ buồn cho một thực trạng: Thê giới ây giờ đây là đât của những trò lô này, hở kia, phát ngôn môt phát tới trời, những scandal tưởng chừng tự dưng xuât hiên, hàng loạt bản nhạc vô bô, những giọng ca tâm karaoke được tung hê, vài cá nhân được săn đón chỉ vì lý do duy nhất là có vòng 1 "khác thường"...
Buồn cho thực trạng của showbiz Việt
Nhạc sĩ Dương Thụ phân tích, showbiz khác với nghệ thuật, một bên là những trò diễn để giải trí còn bên kia là những sáng tạo thực sự, nhưng nay ranh giới đang bị xòa nhòa, "Sợ nhât là chúng đang được tung hô như đó là văn hóa của quôc gia".
Quỳnh_An
Theo 24h
Khánh Thi lại nói cười và thì thầm bên Chí Anh Trong buổi Liên hoan tài năng cùng bước nhảy, Khánh Thi và Chí Anh vô cùng thoải mái trao đổi và bàn luận về các phần thi của các thí sinh. Trên cương vị giám khảo, Khánh Thi duyên dáng với cách bình luận rõ ràng, rành mạch và cô gây ấn tượng với trang phục vàng chóe Nụ cười thả ga của...