Lê Hoàng khẳng định nhạc Việt không chỉ trông vào sự nổi lên của một vài cá nhân như Sơn Tùng, Đức Trí…
Đạo diễn Lê Hoàng và nhạc sĩ Nguyễn Quang đã có một cuộc bàn luận sôi nổi xoay quanh chủ đề “ Tại sao nhạc Việt không xuất ngoại ”.
Talkshow “ Chuyện cuối tuần ”, chủ đề “ Tại sao nhạc Việt không xuất ngoại ” sẽ được phát sóng lúc 21h35 thứ Bảy ngày 9/11/2019 trên kênh VTV9. Khách mời đặc biệt tham gia tập tuần này là Nhạc sĩ Nguyễn Quang .
Chuyện cuối tuần : Trailer nhạc sĩ Nguyễn Quang
Nhạc sĩ Nguyễn Quang là con trai cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ông từng “làm mưa làm gió” âm nhạc Việt thập niên 90 của thế kỷ trước với những bản phối đỉnh cao. Đặc biệt, Nguyễn Quang từng đệm đàn cho các ca sĩ nổi tiếng như: Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Phi Nhung… Khi Nguyễn Ánh 9 còn sống, Nguyễn Quang từng có 3 lần đệm đàn cùng cha trong các chương trình ở Mỹ và trong liveshow năm 2015.
Tham gia “Chuyện cuối tuần”, nhạc sĩ Nguyễn Quang cho biết, nhạc Việt từng được thế giới biết đến từ những năm 1940 với ca khúc “Nắng chiều” nổi tiếng, sau đó là các ca khúc “Không” của Nguyễn Ánh 9, rồi “Ướt mi” của Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, các ca khúc này đều do nghệ sĩ nước ngoài sang Việt Nam nghe thấy hay và hát chứ không phải là ca sĩ Việt chủ động mang ra thế giới .
Trong khoảng 20 năm gần đây, theo nhạc sĩ Nguyễn Quang, các nhạc sĩ trẻ viết bài thường mang hơi hướng ngoại quốc. Thời kì “Làn sóng xanh” diễn ra lúc phim Hồng Kong phát triển, các khúc của Việt Nam khi ấy cũng viết giống nhạc Hoa. Rồi gần đây khi phim ảnh Hàn phát triển, nhạc Việt Nam lại mang hơi hướng nhạc Hàn. Hoặc cũng có ca khúc mang hơi hướng phương Tây hay Mỹ. Chính bởi sự na ná thế giới như vậy nên không thể mang nhạc Việt ra nước ngoài được: “Các ca khúc dân gian của Việt Nam thì dễ mang ra nước ngoài vì nó mang đặc trưng, bản sắc của dân tộc mình, nhưng các ca khúc nhạc trẻ thì không. Bởi nó cũng giống như mang một cây củi na ná về rừng thì làm sao được người ta chấp nhận” – Nhạc sĩ Nguyễn Quang cho biết.
Chuyện cuối tuần: Nhạc sĩ Nguyễn Quang cho rằng nhạc Việt rất khó xuất ngoại
Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Quang, ở Việt Nam không có các công ty tổ chức chuyên nghiệp, vì thế không biết cách quảng bá ca khúc Việt Nam ra thế giới . Có thời kì, nhạc sĩ Nguyễn Quang từng ở Mỹ hơn 10 năm, ông nhận thấy, người Việt Nam làm sản xuất băng nhạc cho Mỹ nhiều, tuy nhiên, những người này lại chỉ làm nhạc theo phong cách người Mỹ chứ không liên quan gì đến nhạc Việt. Bên cạnh đó, các ca sĩ Việt Nam hiện nay đông, có nhiều ca khúc mới, tuy nhiên, do ảnh hưởng của phim ảnh và nhạc Hàn, họ thường “đặt hàng” các nhạc sĩ viết những ca khúc tương tự để chiều theo thị hướng khán giả trẻ. Và những ca khúc như vậy thì chắc chắn “không ai dám mang ra thế giới”.
Là một người yêu nhạc Việt, đạo diễn Lê Hoàng cho biết, anh từng nghe nhiều ca khúc nhạc ngoại quốc lời Việt do các ca sĩ trong nước hát, tuy nhiên, ca khúc nhạc Việt mà được các nhạc sĩ nước ngoài đặt lời ngoại quốc thì anh chưa từng nghe: “Nhiều bài tôi nghe thuộc lòng trong tiềm thức, cứ tưởng nhạc Việt nhưng hóa ra lại là nhạc ngoại. Có phải giới sáng tác của ta kém, các bài hát của ta giai điệu chán nên không chinh phục được nước ngoài?” – Lê Hoàng đặt câu hỏi.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Quang, thực chất ban đầu Việt Nam chỉ có những ca khúc dân gian, nhạc cổ truyền. Rồi sau này, khi Pháp vào Việt Nam, họ mở các trường nhạc, khi đó nhiều nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam lúc bấy giờ bắt đầu vào trường Pháp học, rồi sáng tác các ca khúc nhạc Việt dựa trên các nốt nhạc của Pháp, chính bởi thế nên nhạc Việt Nam “mấy chục năm nay đều không thể ra nước ngoài”.
Từng có thời gian dài ở Mỹ, nhạc sĩ Nguyễn Quang cũng cho biết, thậm chí ngay cả những trung tâm âm nhạc lớn của Việt Nam tại đây cũng không thu hút sự chú ý của các nhạc sĩ nước ngoài hay những người làm âm nhạc chuyên nghiệp tại đây: “Các trung tâm ca nhạc lớn ở hải ngoại cũng chỉ làm cho người Việt Nam coi thôi chứ người Mỹ họ không quan tâm. Nó thấy mình thuê rạp hát thì cho thuê chứ chẳng thèm biết mình làm gì. Rồi các chương trình ca nhạc lớn ở Mỹ mà toàn phải thuê đạo diễn của Mỹ, sử dụng âm thanh, ánh sáng của Mỹ thì chứng tỏ tư duy của mình chưa tốt, khó có thể phát triển”.
Nhắc đến Hàn Quốc, theo đạo diễn Lê Hoàng , ở Hàn có cả một nên công nghiệp giải trí, trong đó rất nhiều các nghệ sĩ trẻ được đi học ở nước ngoài từ nhỏ. Các ca sĩ trẻ từ bé đã vào trường chỉ học hát và nhảy một cách rất nghiêm túc. Trong quá trình đó, họ phải phải tránh xa điện thoại, internet, thậm chí còn học tập đến mức kiệt sức. Chính vì thế, Hàn Quốc có nền công nghiệp giải trí vô cùng phát triển và chuyên nghiệp. Trong khi đó, tại Việt Nam, cũng có nhiều nghệ sĩ sang nước ngoài học, tuy nhiên tất cả mới chỉ là nhỏ lẻ, tự túc chứ không tạo thành một ê-kíp, bộ máy chuyên nghiệp như ở Hàn:
“Mình chỉ trông vào sự nổi lên của Sơn Tùng M-TP, sự vươn lên của Đức Trí, Nguyễn Văn Chung thì không thể phát triển được. Rồi âm nhạc mà không kết hợp với vũ đạo, ánh sáng, điện ảnh…. thì làm sao mà sánh được thế giới” – Lê Hoàng nói.
Chuyện cuối tuần: Lê Hoàng khẳng định âm nhạc Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào 1 vài cá nhân
Cuối cùng, nhạc sĩ Nguyễn Quang cho biết, cái quan trọng ở Việt Nam đó là thiếu một người sản xuất âm nhạc giỏi bởi đó là người có tư duy, biết kết nối, tổ chức, đặc biệt có tầm nhìn xa để đưa nhạc Việt phát triển. Đạo diễn Lê Hoàng cũng đồng tình và thừa nhận: “Nhiều ca sĩ của mình giỏi nhưng không có người sản xuất giỏi, do đó khó đưa sản phẩm ra nước ngoài”.
Chuyện cuối tuần: Lê Hoàng khẳng định nhà sản xuất âm nhạc ở Việt Nam chưa giỏi
Theo trí thức trẻ
Đạo diễn Lê Hoàng và những trăn trở về đạo đức nghề y
Trong talkshow Chuyện cuối tuần chủ đề "Y đức thời hiện đại", đạo diễn Lê Hoàng cho biết hiện nay, trên báo chí, truyền thông phản ánh rất nhiều về tình trạng y đức đang đi xuống.
Đạo diễn Lê Hoàng ngán ngẩm trước tình trạng y đức ngày càng xuống thấp tại một số bệnh viện công
Tham gia Chuyện cuối tuần , chủ đề "Y đức thời hiện đại", Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết, nghề y là một nghề đặc biệt, việc điều trị của bác sĩ tới bệnh nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thậm chí cả sinh mạng người bệnh. Do đó, nghề y đòi hỏi rất cao về y đức và trình độ của các bác sĩ.
Đạo diễn Lê Hoàng nêu quan điểm, hiện nay, trên báo chí, truyền thông phản ánh rất nhiều về tình trạng y đức đang đi xuống. Theo đạo diễn Lê Hoàng, ác mộng của anh là đi vào các bệnh viện công vì: "Vào nhiều bệnh viện tôi thấy niềm tin vào y đức ngày càng ít".
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho rằng, hiện tại, tuổi thọ trung bình của con người đang lên, như vậy chứng tỏ nền y học đang đi lên, còn khái niệm y đức thật khó đong đếm. Trước đây, mỗi bác sĩ chỉ biết làm việc bằng cái tâm của mình, cố gắng mọi cách để chữa trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, giờ đây khi xã hội phát triển, nghề y coi như một nghề "hot", dễ kiếm tiền, tất nhiên các bác sĩ cũng cần tiền để sống, song không thể vì vậy mà khẳng định y đức đi xuống. Vẫn có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nhiều trường hợp nguy cấp được các bác sĩ hết lòng cứu chữa.
Đạo diễn Lê Hoàng và bác sĩ Nguyễn Hữu Trung
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết thêm, trước đây truyền thông không phát triển, những ca gặp tai biến y khoa ít người biết đến. Song hiện nay, chỉ cần một vụ sơ sót hoặc khi chưa có kết luận y khoa, người nhà bệnh nhân đã làm ầm lên, đưa lên mạng xã hội, cho rằng các bác sĩ thiếu y đức. Điều đó là không công bằng cho những người làm ngành y. Thực chất, trong y học, một quyết định chẩn đoán của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân, tuy nhiên, khó mà nói được rằng trong trường hợp đó bác sĩ sai hay đúng, bởi: "Trong y khoa không có chuyện đúng và sai. Mỗi trường hợp còn phụ thuộc vào sức khỏe từng người, có nhiều điều rất khó nói".
Talkshow Chuyện cuối tuần, chủ đề "Y đức thời hiện đại" với sự đối thoại thẳng thắn giữa đạo diễn Lê Hoàng và Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung sẽ được phát sóng lúc 21h35 ngày 26/10/2019 trên kênh VTV9.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Theo vtv
Thần đồng cải lương đình đám một thời: “Bố mẹ chết khiếp khi thấy tôi biết yêu năm 14-15 tuổi” Hài lòng với cuộc sống và công việc hiện tại, tuy nhiên, Linh Tý cho biết, ước mơ giản dị của anh chỉ là được ăn một bữa cơm vui vẻ bên bố mẹ, song điều này không thực hiện được vì bố mẹ anh đã ly dị. Trong talkshow Chuyện Cuối Tuần tuần này với chủ đề Thần đồng sân khấu -...