Lễ đính hôn gây chú ý nhất mạng xã hội: Cô dâu 12 tuổi, chú rể 14 tuổi?
Chỉ sau 15 phút xuất hiện trên mạng xã hội, những tấm hình chụp lễ đính hôn của cặp đôi trẻ tuổi đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Điều đặc biệt đồng thời cũng là điều gây tò mò nhất chính là độ tuổi thật của cô dâu, chú rể. Chủ đề này bắt nguồn từ bài chia sẻ trên một page có hàng nghìn lượt theo dõi: “Xôn xao trước đám cưới của cặp đôi trai 14, gái 12 ở Tây Ninh”, đi kèm với đó là những bức ảnh chụp 2 nhân vật chính cùng họ hàng 2 bên.
Theo dõi những bức ảnh này, có thể thấy cô dâu chú rể sở hữu ngoại hình khá trẻ, nhiều dân mạng cũng đồn đoán cả hai đều chưa đủ tuổi kết hôn.
Những bức hình khiến dân mạng không khỏi xôn xao, tò mò về độ tuổi thật của 2 nhân vật chính.
1 số page lan truyền thông tin cho rằng chú rể mới 14 tuổi còn cô dâu 12 tuổi.
Video đang HOT
Hiện dân mạng vẫn đang bàn tán rất nhiều về cặp đôi này. Được biết, đây là ảnh chụp lễ đính hôn diễn ra ở Tây Ninh vào ngày 14/10.
Chú rể Lê M.N cho hay bản thân sinh năm 1999, còn cô dâu sinh năm 2002. Lễ cưới của cả hai sẽ được tổ chức vào năm sau. Trước những lời đồn đoán trên mạng xã hội về độ tuổi của mình, chú rể tỏ ra bất ngờ và tỏ ý không hài lòng với những thông tin “câu like” từ một số trang mạng.
M.N cũng khẳng định cô dâu không hề có bầu như lời đồn. Cả hai biết nhau từ nhỏ, yêu và quyết định kết hôn trong sự chấp thuận của đôi bên gia đình.
Theo Thời đại
Nàng dâu mới tủi hờn vì đồ sinh lễ lèo tèo 'không bằng mớ rau ngoài chợ', lên mạng giãi bày nhiều người còn phẫn nộ hơn
'Đi ra chợ mua mớ rau con cá nó còn có giá, còn mình không có 1 xu. Mặc dù nhà mình không đòi hỏi phải bao nhiêu hay thế này thế kia vậy mà nhà trai... mình thấy rất tệ!", nàng dâu tủi hờn chia sẻ.
Người Việt thường có tục, trước khi đám cưới diễn ra là có ngày ăn hỏi. Khi ấy, nhà trai mang đồ lễ đến nhà gái thường kèm sính lễ và 1 khoản tiền gọi là lễ đen. Tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà cũng như phong tục mỗi địa phương mà số tiền này ít hay nhiều.
Lễ ăn hỏi này là một nghi thức khá quan trọng, chính là việc người lớn trước là để cho phép cho đôi trẻ qua lại thương yêu nhau, sau là để thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Về lễ đen cũng có ý nghĩa đặc biệt của nó. Đó là tiền "thách cưới" của nhà gái với nhà trai; là sự cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mà họ sắp rước về. Đây cũng được coi là tiền nhà trai góp công sức, tiền của để cô dâu sắm sanh trước khi về nhà chồng.
Mới đây, câu chuyện của một nàng dâu mới về nhà chồng có tên A.N. đã đăng tải câu chuyện trong lễ ăn hỏi của mình khiến nhiều chị em không khỏi xôn xao.
Cô bộc bạch: ' 'Đã có ai cưới chồng mà như hoàn cảnh của mình không? Mình ở Sài Gòn còn chồng mình ở tỉnh khác. Do 2 gia đình quá xa nên khi nhà trai xin cưới nhà mình chấp nhận cho gộp chung ăn hỏi và xin cưới vào cùng 1 ngày.
Nhà ba mẹ mình cũng nói với nhà trai là nhà mình không thách cưới, không đòi hỏi nhiều nhưng phần lễ nghĩa phải đầy đủ. Hôm ăn hỏi cũng là hôm xin cưới, nhà trai vào và chỉ có 5 hộp lễ gồm 1 hộp trầu cau, rượu, thuốc trà, bánh kẹo, trái cây. Và lúc trao 5 lễ xong thì nhà trai đưa thêm 1 phong bì (500k) nói đây là lễ lại mặt vì hoàn cảnh xa xôi khi đám cưới xong không thể vào lại mặt được nên xin phép hôm nay làm luôn nhà mình cũng chịu.
Rồi phần lễ ngoài 5 hộp quả đó ra thì lễ đen (tiền cưới) hay vàng 1 ít cũng không. 5 hộp quả thì rất sơ sài. Mình nói thật mình nghĩ 5 hộp đó tầm 1 - 2 triệu là nhiều.
Mọi người thế nào mình không biết nhưng của mình như vậy mình thấy rất buồn và tủi thân, cứ như mình không có giá gì. Đi ra chợ mua mớ rau con cá nó còn có giá. Còn mình không có 1 xu. Mặc dù nhà mình không đòi hỏi phải bao nhiêu hay thế này thế kia vậy mà nhà trai... Mình thấy rất tệ!
Lúc đám hỏi xong mấy đứa bưng quả nó hỏi và nói mình thấy rất buồn. Ba mẹ mình không nói gì nhưng mình biết ba mẹ buồn lắm".
Ảnh minh họa.
Khỏi phải nói, câu chuyện này thu hút sự chú của hội chị em như thế nào. Trong khi cô gái này vô cùng buồn tủi cho phận mình và cả cha mẹ thì dân mạng cũng rào rào cho rằng, nhà trai đã quá keo kiệt. Một số ý kiến còn nhận xét nhà trai khá ích kỉ từ đó lo sợ rằng cô gái sau này về làm dâu sẽ khổ.
"Nuôi con hai mấy năm ròng mà nhận được phần lễ này thì ai chẳng buồn, không nghĩ về kinh tế, chỉ nghĩ là con mình có lẽ không được coi trọng", chị Thu Phạm thở dài.
Facebook Liên Nguyễn Ngọc gay gắt: "Một người sơ suất thì phải có người kia góp ý mà sửa. Chuyện lớn cả đời người mà coi con gái người ta chẳng quá cho không".
Âu thì sự cũng đã rồi, số khác chỉ biết dành lời khuyên cô nàng hãy để ý đến cách đối xử của chồng và nhà chồng khi về làm dâu thay vì nhớ mãi "thiếu sót" này.
Theo Saostar.vn
Cô gái than thở nhà trai chỉ bỏ 450k vào lễ ăn hỏi, hội chị em đồng loạt xúm vào khuyên nhủ điều này Theo quan niệm của người Việt, trong ngày ăn hỏi, họ nhà trai mang đồ lễ đến nhà gái thường kèm 1 khoản tiền nhỏ. Và tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà cũng như phong tục mỗi địa phương mà số tiền này sẽ khác nhau. Trước khi diễn ra đám cưới, hai gia đình sẽ thường tổ chức lễ ăn...