Lễ đặt biệt danh ngẫu hứng của phi công chiến đấu Mỹ
Mỗi phi công quân sự Mỹ đều có một biệt danh, ra đời trong một buổi tụ tập của phi đội, khi mọi người đã ngà ngà say.
Phi công điều khiển chiến đấu cơ F-15 của Mỹ. Ảnh: USAF
Trong một bài viết gần đây, NYTimes đã kể câu chuyện về hai phi công Mỹ là đại úy hải quân Michael Smallwood, 28 tuổi, biệt danh “Bones” và đại úy hải quân Nick Smith, biệt danh “Yip Yip”, thực hiện nhiệm vụ ném bom Nhà nước Hồi giáo (IS), những trăn trở cùng hiểm nguy thường trực trong quá trình bay.
Giống như “Bones” và “Yip Yip”, tất cả phi công quân sự Mỹ đều được đặt biệt danh, và được trao trong một buổi lễ gọi là “lễ đặt tên”. Biệt danh sẽ theo họ suốt quãng đời binh nghiệp, theo trang Military.
Truyền thống đặt biệt danh
Truyền thống đặt biệt danh cho các phi công quân sự Mỹ đã có từ lâu, nhưng nó bắt đầu được dư luận chú ý sau bộ phim nổi tiếng “Top Gun”, trong đó các phi công tài ba gọi nhau bằng những cái tên rất kêu như “Maverick”, “Iceman” hay “Goose”, chỉ có điều trong thực tế, các phi công Mỹ sẽ không được gọi bằng những cái tên mỹ miều như vậy.
Một số người cho rằng truyền thống đặt biệt danh cho phi công bắt đầu từ trong Thế chiến I, thậm chí là từ trước đó. “Có nhiều truyền thuyết về chuyện này. Câu chuyện phổ biến nhất mà tôi biết là trong Thế chiến I, có nhiều phi công được phân về đơn vị mới, kết hợp với những phi công khác để thực hiện nhiệm vụ và họ không bao giờ trở về. Thế là họ được đặt biệt danh ngắn gọn để mọi người có thể nhớ tới”, thiếu tá Sean Canfield, trợ lý tham mưu trưởng phi đội 62 không quân Mỹ cho biết.
Phi công Mỹ thường được đặt biệt danh sau khi tốt nghiệp trường huấn luyện phi công quân sự và phân về các đơn vị chiến đấu để chờ đợi thực hiện nhiệm vụ đầu tiên trong vòng ba tháng. Sau khi được các đồng đội đặt lại tên, biệt danh sẽ được gắn lên trang phục của phi công và viết rõ trên thân chiếc chiến đấu cơ của họ.
“Có những người được đặt biệt danh trong quá trình huấn luyện, nhưng đó chỉ là những biệt danh tạm thời. Họ chỉ được trao biệt danh vĩnh viễn sau khi về đầu quân cho đơn vị chiến đấu”, ông Canfield tiết lộ.
Khi một phi công được chuyển về đơn vị mới, nếu anh ta là người dày dạn kinh nghiệm, đã từng qua nhiều đơn vị và đã từng ném bom trong chiến tranh, anh ta có quyền giữ biệt danh cũ của mình. Nhưng nếu anh ta là lính mới tò te, việc trải qua lễ đặt tên là điều đương nhiên.
Trong trường hợp hai người về một đơn vị mà có biệt danh giống nhau, người có cấp bậc cao hơn hoặc lớn tuổi hơn sẽ được ưu tiên giữ biệt danh cũ, còn người kia sẽ phải trải qua quá trình đặt lại biệt danh.
Video đang HOT
Truyền thống đặt biệt danh có những thay đổi nhỏ theo thời gian, và mỗi phi đội lại có cách thực hiện riêng. Các phi công lái những loại máy bay khác nhau, chẳng hạn như cường kích A-10, tiêm kích F-15 hay F-16 cũng trải qua những thủ tục đặt biệt danh khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là phải nghĩ ra cho phi công mới một biệt danh thật độc và lạ.
Phi công do Tom Cruise thủ vai trong phim “Top Gun” có biệt danh là “Maverick”. Ảnh: Vebidoo
Buổi lễ trong hơi men
Lễ đặt biệt danh bắt đầu khi trưởng ban văn thể của phi đội đứng dậy tuyên bố nhu cầu cần thiết phải tổ chức lễ đặt biệt danh, thường là sau khi phi đội tiếp nhận từ 6 đến 9 FNG (tân phi công).
Đối với các phi công già, biệt danh ở trường huấn luyện của các lính mới không được công nhận, và họ đều phải được đặt biệt danh mới. Những phi công mới đến phi đội mà tự giới thiệu mình bằng biệt danh cũ sẽ bị coi là “khệnh” và sẽ bị mọi người đặc biệt chú ý.
Trước khi lễ đặt biệt danh diễn ra, các FNG được khuyến khích “hối lộ” cho thành viên ủy ban đặt tên, hoặc là những người có tiếng nói quyết định cuối cùng trong buổi lễ. Ủy ban đặt tên thường gồm một vài phi công kỳ cựu nhất trong phi đội, hoặc là toàn bộ các phi công cũ.
Thiếu tá Canfield cho biết việc “hối lộ” này là cả một nghệ thuật, bởi quà hối lộ của FNG phải thể hiện được sự tôn trọng, phải thật hào phóng nhưng không được “vung tay quá trán”. Thông thường quà sẽ là đồ uống hoặc thực phẩm, và nó cũng thay đổi từng năm tùy theo sở thích của phi đội. Dù vậy, quà không thể đảm bảo bất cứ điều gì cho biệt danh tương lai của tân phi công.
Thông thường lễ đặt biệt danh sẽ được giữ bí mật với các FNG. Đó là thời điểm các phi công được vui chơi xả láng. Khi mọi người đã ngà ngà say, ủy ban đặt tên bắt đầu ra phán quyết về biệt danh mới của các tân phi công. Theo truyền thống, biệt danh của họ không được phép quá “ngầu” như “Dagger” hay “Iceman”, cũng không được quá “tử tế”, cũng không phải là cái tên mà phi công mới muốn có.
Những cái tên này sẽ được lựa chọn bằng phép chơi chữ, ẩn dụ, hoặc chế giễu những hành động ngớ ngẩn của tân phi công trong thời kỳ huấn luyện hay thời kỳ đầu ở phi đội. Nhưng chúng không được phép quá thô tục, để các phi công có thể công khai gọi biệt danh của nhau mà không phải xấu hổ.
“Trong buổi lễ, mọi người thi nhau kể những câu chuyện không lấy gì làm hay ho cho lắm về bạn. Những cái tên đề xuất được viết ra giấy, và các phi công cũ ngồi lại để chế nhạo và đánh cược với nhau. Sau đó mọi người cùng biểu quyết chọn ra ba cái tên khả quan nhất để tân phi công chọn lựa”, thiếu tá Canfield kể.
Trong trường hợp phi công mới không hài lòng với biệt danh được các đồng đội đặt cho, anh ta có thể kiến nghị và yêu cầu ủy ban đặt tên đổi lại. Khi được chỉ huy thông qua, biệt danh sẽ gắn bó suốt quãng đời của phi công.
Những biệt danh lạ
Thiếu tá Canfield có biệt danh là “LOBO” ngay sau khi ông gia nhập phi đội ở căn cứ Aviano, Italy. Biệt danh này của ông có hai nghĩa, và gắn liền với hai sự kiện trong đời ông.
Một chiếc cường kích A-10 của không quân Mỹ. Ảnh: USAF
Sau khi về đơn vị mới được ba ngày, Canfield đưa hai chú chó becgie đi dạo, và quyết định tháo xích để chúng chơi đùa với nhau trong công viên. Thật không may, đúng lúc đó có một phi công đi ngang qua, và hai con chó xồ lên đuổi theo. Khi Canfield phải gọi điện cầu cứu chỉ huy từ đồn cảnh sát, thông tin về vụ việc lập tức lan ra khắp phi đội. Sau đó, Canfield bị gọi là “Lobo”, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “chó sói”.
Một thời gian sau, Canfield lái chiếc chiến đấu cơ F-16 tham gia một cuộc huấn luyện tập bắn cùng các thành viên của phi đội mới, và anh đã không thể hiện được tốt trong bài bắn kiểm tra này. Biệt danh “LOBO” gắn liền với anh từ đó, bởi đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “xạ thủ đáng quan ngại”.
Các phi công khác cũng được đặt biệt danh theo những sự kiện đáng nhớ tương tự. Chẳng hạn như phi công có biệt danh “Boomer” là người đã vô tình điều khiển chiếc chiến đấu cơ vượt vận tốc âm thanh trên đầu người dân trong thị trấn, khiến mọi người cảm thấy đinh tai nhức óc. “Smat” là biệt danh dành cho viên phi công “nhỏ con nhưng nói luôn mồm”, hay “Zeus” dành cho anh chàng “không chịu làm gì nếu không bị giám sát”.
Thậm chí có phi công bị gọi bằng biệt danh đầy nữ tính là “Betty”. Trong khi đó, phi công nữ có thể được gọi bằng biệt danh “Shock”, có nghĩa là “nữ sát thủ tóc đỏ”.
Đối với các phi công Mỹ, việc được đặt biệt danh trong buổi lễ như vậy là một sự kiện rất đáng nhớ trong đời, đại úy Marcus Landrum, phi công huấn luyện thuộc phi đội 62 cho biết.
“Nó khiến các phi công biết khiêm tốn và xây dựng tình đồng đội, tính gắn kết với nhau. Được đặt biệt danh đồng nghĩa với việc họ đã gia nhập vào một gia đình lớn, và nó cũng thể hiện rằng giờ đây anh đã là một phi công chiến đấu thực thụ”, ông Landrum nói.
Trí Dũng
Theo VNE
Phi công Nga 'chúc mừng' Quốc khánh Mỹ khi bị chặn trên biển
Một phi công Nga trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95 đã gửi lời chúc mừng tới các phi công Mỹ khi bị ngăn chặn vì bay chỉ cách bờ biển bang California hơn 60 km.
Hai chiếc Tu-95 của Nga xâm nhập gần bờ biển Mỹ đúng ngày Quốc khánh Mỹ. Ảnh minh họa: Military today
"Xin chào các phi công Mỹ, chúng tôi đến đây để chào mừng Quốc khánh của các bạn ngày 4/7", Washington Free Beacon dẫn lời một phi công Nga nói qua kênh liên lạc khẩn cấp.
Người này là một trong hai phi công trên máy bay ném bom hạt nhân của Nga bay gần bờ biển của thành phố San Francisco đúng vào ngày 4/7 và bị các máy bay F-15 của Mỹ chặn lại. Các quan chức quốc phòng không nêu tên của Mỹ cho biết khoảng cách từ Tu-95 đến bờ biển Mỹ chỉ khoảng 0 km. Tuy nhiên phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ không xác nhận thông tin về khoảng cách này.
Trong cùng ngày, các máy bay của Nga đã vào khu vực Nhận diện phòng không (ADIZ) của Mỹ gần Alaska.
Đây là lần thứ hai máy bay Nga bay vào địa phận Mỹ khi Washington đang kỷ niệm ngày Quốc khánh, lần đầu là năm 2012.
Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ cho rằng các chuyến bay của Nga hôm 4/7 vừa qua "tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn".
Quan hệ giữa Nga với Mỹ và các nước châu Âu căng thẳng suốt hơn một năm qua do bất đồng trong việc tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Khánh Lynh
Theo VNE
Phi công Mỹ liên tục bị Trung Quốc cảnh báo khi bay trên Biển Đông Phi công lái trực thăng trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ bị Trung Quốc chất vấn thường xuyên khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông. Hình ảnh cho thấy tàu thuyền Trung Quốc neo đậu trái phép quanh bãi đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam. (Ảnh: AFP) Hải quân Mỹ ngày 10/7...