Lệ đắng của cô bé lớp 8 làm gái bán hoa
Những hồi ức quá khứ luôn là nỗi ám ảnh với cô (Hình minh họa)
Nhìn dáng vẻ bề ngoài có lẽ không mấy ai nghĩ rằng Ngụy Thị Thanh vẫn chưa tròn mười lăm tuổi. Thân hình to lớn và khuôn mặt đầy vẻ từng trải khiến em trông già hơn nhiều so với tuổi thật của mình. Tuổi thơ bất hạnh và cuộc gặp gỡ định mệnh với những người bạn ngoài xã hội đã đẩy em từ một học sinh lớp tám trở thành một cô gái bán hoa. Chỉ mới chưa đầy mười lăm tuổi mà niềm tin vào con người, vào cuộc sống của em đã không còn nữa.
Tuổi thơ bất hạnh
Em đã khóc thật nhiều khi hồi tưởng lại quãng đời tuổi thơ không may mắn của mình. Em chưa từng được biết mặt bố cho tới khi em tròn 12 tuổi. Bởi bố em bị bắt vì tội buôn bán hàng quốc cấm từ khi em còn là cái thai nằm trong bụng mẹ. Thế nên suốt tuổi thơ em chỉ có mẹ và anh trai bên cạnh. Vì thiếu vắng trụ cột trong gia đình nên mẹ luôn phải gồng mình để lo lắng cho cuộc sống của hai anh em. Mẹ gần như không còn thời gian nào để quan tâm xem em và anh trai em sống như thế nào. Ngày nào cũng vậy, mẹ ra đi từ tờ mờ sáng cho đến tận khuya mới về. Sau mỗi ngày như thế mẹ đều để lại tiền cho hai anh em tự chăm lo cuộc sống. Hai đứa trẻ cô độc không được cha dạy dỗ nay lại hụt luôn cả sự quan tâm chăm sóc của mẹ khiến chúng chỉ biết dựa vào nhau mà tồn tại. Cuộc sống của em thực sự trở thành địa ngục khi người cha mà bấy lâu em trông ngóng trở về.
Thanh còn nhớ như in buổi trưa hôm đó khi Thanh đi học về, bước vào nhà em thấy một người đàn ông đầu tóc, râu ria rậm rạp đang ở trong ngôi nhà của mình. Đang ngơ ngác chưa biết người đàn ông lạ ấy là ai thì mẹ em vội chạy ra nói nhỏ: “Bố về đấy. Chào bố đi!”. Thanh đứng chôn chân tại chỗ và mãi mới thốt ra được một câu chào với một người đàn ông lạ hoắc. Những tưởng cuộc đời của em từ đây sẽ thay đổi. Những tưởng người cha sau khi lầm lỗi trở về sẽ dành chọn tình yêu thương cho hai đứa con của mình để bù đắp cho những tháng ngày xa cách. Nhưng mọi chuyện lại không diễn ra như thế. Chỉ vài ngày sau đó, người mà Thanh gọi bằng bố đã dở chứng với ba mẹ con em. Nghe những người xấu xúi bẩy, họ nói rằng mẹ Thanh ở nhà quan hệ linh tinh nên chưa chắc gì Thanh đã là con của ông ấy. Vậy là ông ta nghi ngờ về điều đó. Ông ta đánh mẹ Thanh những trận đòn thừa sống thiếu chết. Ông ta cũng không tiếc những lời lẽ thô thiển và tục tĩu để chửi rủa người vợ của mình. Không còn biết làm gì hơn, mẹ Thanh chỉ biết khóc. Thanh thấy thương mẹ nhiều lắm. Có lần Thanh bênh mẹ nên đã cự lại ông ta và bị ông ta đánh cho một trận nhừ tử. Kể từ hôm ấy, ông ta luôn kiếm đủ mọi cớ để hành hạ hai mẹ con Thanh. Thanh hận ông ta nhiều lắm. Ông ta đã chẳng nuôi dưỡng Thanh được một ngày nào, nay trở về lại trút lên Thanh và mẹ những trận đòn thù ghê gớm. Mẹ Thanh sợ ông ta đến mức đã phải bỏ nhà đi làm tận một nơi xa. Dù thương con nhưng mẹ Thanh cũng không thể cho con cùng đi bởi Thanh còn phải học. Mẹ biết Thanh cần phải học mới có cuộc sống tốt đẹp.
Kể từ khi mẹ ra đi, Thanh như cái bóng trong nhà của mình. Dật dờ và lặng lẽ chịu đựng sự độc ác đến nghiệt ngã của người cha thú tính. Hè năm 2009, nhận dịp được nghỉ hè, Thanh đã trốn ra nhà bác và xin được ở đó mấy tháng hè. Nhưng cuộc sống của người Hà Nội bộn bề bận rộn, các bác của Thanh đi làm suốt ngày. Thanh ở nhà một mình cảm thấy thật buồn. Một hôm, trong lúc hai bác đi làm vắng, Thanh đã tự mình trốn đi chơi. Thanh bắt xe bus rồi đi khắp các tuyến phố Hà Nội. Thanh thích thú với tour du lịch quanh thành phố. Điểm dừng chân cuối cùng trước khi cô gái này định trở lại nhà bác là hồ Hoàn Kiếm. Và tại đây Thanh đã có một cuộc gặp gỡ đầy duyên phận với những kẻ bụi đời.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Thanh nhớ là mình đã ngồi trên một chiếc ghế đá rất lâu để ngắm làn nước trong xanh và khung cảnh thơ mộng của hồ Hoàn Kiếm. Chưa khi nào Thanh cảm thấy tâm hồn mình được thảnh thơi và thanh thản đến thế. Đang phiêu với dòng cảm xúc của mình, chợt Thanh thấy có hai bạn nữ cùng chạc tuổi như Thanh tiến đến xin được ngồi chung ghế. Chỉ sau một cuộc trò chuyện ngắn ngủi mà Thanh và hai người đó tưởng như đã thân thiết từ lâu. Họ kể cho nhau nghe những tâm tư tình cảm của mình. Thanh nói Thanh chán phải sống với người đàn ông cục súc mà Thanh phải gọi bằng bố. Thanh sợ những trận đòn ông ta dành cho Thanh mỗi ngày. Và hai người bạn kia cũng nói rằng vì chán cảnh gia đình không hòa thuận nên họ đã bỏ nhà đi bụi. Nếu Thanh muốn có thể đến sống cùng họ, cùng chia sẻ ngọt bùi, đắng cay với họ. Dường như chẳng mất một giây suy nghĩ, đắn đó, Thanh lập tức gật đầu. Kể từ giây phút ấy Thanh bước vào cuộc sống không nhà, không người thân. Hai người bạn mới ấy tỏ ra rất tử tế với Thanh. Ban ngày họ chơi cùng Thanh, chỉ đến khi đêm xuống họ mới đi làm. Ban đầu Thanh tưởng hai người bạn của mình đi làm theo ca. Duy chỉ có một điều rất lạ là khi đi làm họ ăn mặc rất đẹp và rất hở hang. Đã nhiều lần Thanh hỏi họ đang làm nghề gì, họ chỉ cười và bảo nếu Thanh thích thì có thể đi làm cùng họ. Đương nhiên là Thanh thích rồi. Bởi Thanh hiểu mình không thể cứ mãi ăn bám họ được. Họ có tốt đến mấy cũng không thể cưu mang Thanh mãi. Và Thanh được đi làm. Nơi họ dẫn Thanh đến là dốc Bác Cổ. Tư duy của một cô bé chưa tròn 15 tuổi lại từ quê mới ra nên cho đến tận giờ phút đó Thanh vẫn không thể hiểu nổi công việc mình sẽ làm là gì. Chỉ đến khi có mấy thanh niên đỗ xịch xe máy trước Thanh và hai người bạn hỏi giá và mặc cả thì Thanh mới vỡ lẽ. Thanh thật sự rất sốc. Thanh muốn bỏ chạy nhưng hai người bạn ấy giữ Thanh lại. Họ bảo nếu Thanh muốn tồn tại ở đất Hà Nội này thì chỉ có làm nghề đó mà thôi. Chả hiểu sao trong thời khắc ấy, Thanh chợt nghĩ đến mẹ. Thanh ước giá như mẹ đừng bỏ đi và giá như ông ấy – bố của Thanh đừng đi tù về thì có lẽ giờ này Thanh đã không phải ở đây và Thanh đã không phải nhắm mắt làm cái nghề nhơ nhuốc này.
Video đang HOT
Hôm đó là lần đầu tiên Thanh tiếp khách. Bước chân vào nhà nghỉ với một người đàn ông xa lạ lại đáng tuổi bố mình, Thanh đã rất sợ hãi. Và nỗi sợ hãi thực sự đạt tới đỉnh điểm khi Thanh tận mắt nhìn thấy người đàn ông ấy khỏa thân. Cô bé mười lăm tuổi đã rất hốt hoảng, mắt nhắm nghiền, sau đó lấy cớ vào nhà vệ sinh rồi chuồn thẳng.
Thanh chạy như điên ra khỏi nhà nghỉ. Cả đêm hôm đó, Thang lang thang và khóc. Thanh không biết rồi cuộc đời mình sẽ về đâu. Và Thanh cũng không biết mình sẽ phải làm gì? Thanh không thể trở về quê và sống cùng một mái nhà với một người đàn ông luôn nghĩ cách hành hạ mình. Nhưng nếu ở đây Thanh sẽ phải dấn thân vào cái nghề mà người đời khinh bỉ. Bước chân đi trong đêm ngỡ như vô định. Vậy mà rồi đôi chân ấy vẫn dẫn Thanh trở về ngôi nhà trọ của hai người bạn mới quen. Khi ấy thì Thanh đã hiểu rằng có lẽ đây chính là con đường mà Thanh sẽ đi. Và Thanh chấp nhận bước chân vào nghề bán phấn buôn hương kể từ giây phút ấy.
Vì Thanh có thân hình của một người con gái mới lớn căng tràn sức sống nên khách chọn đi với Thanh rất đông và với giá khá cao. Việc kiếm tiền quá đơn giản đã khiến Thanh sa ngã vào những thú vui chết người. Không chỉ bay, chơi ke, chơi đá… Tiền kiếm được bao nhiêu Thanh đều đốt hết cho những thú chơi xa xỉ ấy.
Thanh đốt đời mình trong các thú vui và bán thân xác mình để nuôi những trò tiêu khiển ấy. Không giống như các bậc đàn chị tranh thủ kiếm tiền để có cái vốn làm ăn sau này, Thanh kiếm tiền chỉ để thỏa mãn những thú vui của mình. Cô gái này đã thực sự bị cuốn vào một thế giới ảo và quên mất mình là ai. Nhưng hành nghề chưa được bao lâu. Thanh đã bị bắt và bị đưa vào trung tâm giáo dục cải tạo lao động Ba Vì, Hà Nội. Những ngày tháng sống ở trung tâm, có những giây phút tĩnh lặng mà suy nghĩ, Thanh mới thấy tiếc những tháng ngày cắp sách tới trường. Thanh thấy thương mẹ của mình biết bao nhiêu. Mẹ Thanh đã cố gắng hết sức mình để gắng nuôi con ăn học. Vậy mà giờ này Thanh đã phụ công của mẹ. Thanh đã lạc chân vào một con đường u tối, không tương lai.
Thanh đoán giờ này chắc mẹ vẫn đang mải miết đi tìm em. Vừa sợ phải đối diện với mẹ những em lại mong bao giờ hết được mẹ lên thăm. Em đã quá sợ cái cảm giác không có người thân bên cạnh. Dù gì em cũng chỉ là một cô gái chưa đầy 15 tuổi, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Em còn quá trẻ để làm lại từ đầu nếu em thực sự muốn thế.
Theo Cảnh sát toàn cầu
Bi kịch của một thiếu nữ bị cưỡng dâm
Cô đã hi vọng một điều gì đó mà người ta gọi là lương thiện và bình an (Hình minh họa)
Gió bụi thị thành, nhịp guồng quay điên cuồng của nơi phồn hoa đã biến Duyên thành con người khác. Chẳng ai nhận ra nét mộc mạc, chân chất, bình dị nhưng vô cùng đáng yêu của Duyên ngày xưa nữa rồi. Mái tóc vàng pha màu hung đỏ thời thượng, đôi mày xăm đanh đá, càng tăng thêm vẻ lì lợm vốn của người thiếu nữ.
Điều lạ, mới đầu trò truyện với tôi, Duyên liên tục đảo mắt khắp chốn và dừn lại ở tốp học viên nam đang lững thững đi đến. Có thể hệ quả của thói quen "làm việc" bắt khách ngoài xã hội khiến Duyên chưa từ bỏ triệt để ngay cả khi được đưa vào trung tâm giáo dục lao động xã hội. Tôi bỗng thấy tiếc cho Duyên, tiếc cho một tuổi xanh lầm đường lạc lối và gục ngã trước cám dỗ của cuộc đời...
"Bông hoa rừng" bị giẫm đạp không thương tiếc
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Chiêm Hóa - Tuyên Quang, Ma Thị Duyên - cô gái mang trong mình dòng máu của dân tộc Tày thuần khiết, được bố mẹ yêu chiều từ nhỏ nên bản tính vốn đã ương bướng lại thêm phần đanh đá, Duyên tự nhận về bản thân mình như thế. Dù gia đình thuần nông, công việc bận rộn, đầu tắt mặt tối quanh năm nhưng bố mẹ không nỡ để "bông hoa rừng" phải động tay, động chân vào bất cứ công việc đồng áng nào. Duyên không ý thức được mình là một người may mắn, có được sự nâng niu, chiều chuộng của hai bậc sinh thành, được thể lại càng lấn lướt.
Lớn lên, đúng như cái tên cha mẹ ban tặng, Duyên xinh đẹp và yểu điệu, thướt tha khiến không ít trai làng thầm thương mến. Duyên đẹp và cô được quyền tự kiêu một chút trước mắt bạn bè, đó là đặc quyền của những người có nhan sắc. Thế nhưng, đêm tối kinh hoàng ập xuống vào một đêm tối trời, trên đường Duyên từ nhà người bạn trở về nhà. Duyên một mình băng qua con đường hẹp giữa cánh đồng, bỗng một bàn tay thô bạo đẩy Duyên ngã xuống vệ cỏ ven đường. Ở quê Duyên vào lúc 10 giờ đêm là nhà nhà đã tắt đèn đi ngủ, lại ở giữa chốn đồng ruộng mênh mông, tiếng kêu cứu của Duyên như lọt thỏm vào không trung bao la, chỉ có tiếng côn trùng rền rĩ đáp trả. Buổi đêm nghiệt ngã đó, một kẻ tên Khứu, từng mê muội duyên đến điên cuồng, bị Duyên khước từ đã giở trò đồi bại với cô. Duyên chống trả dữ dội, miệng không ngừng kêu la, van xin và khẩn thiết hắn buông tha. Nhưng trong cơn cuồng loạn thú tính, Khứu đã cướp đi cái ngàn vàng quý giá nhất của đời người con gái. Sau khi thỏa mãn cơn nhục dục, Khứu bỏ đi, còn trơ lại mình Duyên với nỗi đau xâm lấn toàn thân thể. Duyên lê lết trở về ngôi nhà quen thuộc, bố mẹ đã ngủ cả, chui vào chiếc chăn bông to sụ, Duyên khóc ướt đẫm gối. Vậy là hết thật rồi, thứ quí giá nhất đã bị cướp đoạt bởi một tên vô lại. Bông hoa rừng rạng rỡ, ngạt ngào, giờ chỉ là bông hoa tàn tạ, nhị rữa hẩm hiu mà thôi. Cả đêm ấy Duyên không ngủ được.
Chuyện Duyên bị cưỡng dâm, cô đâu dám hé răng nửa lời với bố mẹ. Nỗi nhục ấy đau đớn quá, xấu hổ quá, Duyên không đủ can đảm để chia sẻ với những người thân của mình, càng không dám tố cáo lên cơ quan pháp luật. Vết nhơ đó Duyên cố gắng tẩy xóa bằng cách cố gạt bỏ ra khỏi đầu, nhưng dường như càng cố quên, hình ảnh man dại của đêm đen ấy lại càng ám ảnh, sợ hãi.
Duyên vờ như chưa từng có chuyện tồi tệ ấy xảy ra với mình, nhưng ra đường, những chàng trai ngày trước từng mê muội Duyên bỗng quay ngoắt 180 độ. Họ rù rì, bàn tán sau lưng Duyên, nào thì: "Con này chả còn gì", "Con này mất tất rồi, còn duyên với ai nữa". Cái kim trong bọc Duyên muốn giấu đi thì chính kẻ đốn mạt kia đã thêu dệt và nói cho đám thanh niên biết sự thật về buổi tối ở cánh đồng không đó. Xấu hổ, nhục nhã, Duyên nghỉ học trên lớp và ru rú ở nhà. Duyên bắt đầu khổ hơn khi bố mẹ biết chuyện, mẹ đã khóc rất nhiều, hỏi con sao không nói cho bố mẹ biết chuyện tày đình xảy ra, tại sao bố mẹ là người biết cuối cùng qua những lời dị nghị, đàm tiếu của thiên hạ. Và trong đêm đó, Duyên bỏ nhà xuống Vĩnh Phúc để làm gái trả thù đời, kèm theo một lời nhắn gửi: "Bố mẹ hãy coi như con đã chết, coi như không có đứa con này trên đời. Con chỉ mang lại nhục nhã, bi kịch cho gia đình".
Gió thị thành và những chuyến mưa đêm
Duyên trở thành gái bán hoa cho một nhà nghỉ ở Mê Linh - Vĩnh Phúc. Duyên căm thù đàn ông, căm thù những kẻ đốn mạt như tên Khứu nọ và Duyên muốn trả thù đời, trả thù những kẻ đã giậm đạp lên Duyên không thương tiếc.
Ngày mới xuống, vừa mới trút bỏ chiếc áo học sinh, Duyên vẫn còn nét chân chất của gái quê thật thà. Nhưng các chị "đồng nghiệp" bảo gái quê mộc quá, chẳng gây chú ý được với khách làng chơi, vì thế cần phải chải chuốt điệu đàng, ăn vận nổi bật mới hòng kiếm được miếng cơm, manh áo. Duyên gật đầu đồng ý, lòng nhủ thầm chẳng còn gì để mất nữa rồi, hãy cứ dấn thân để xem bộ mặt thật của cuộc đời khốc liệt, trơ trụi thế nào.Duyên bắt đầu cuộc tân trang nhan sắc, bắt đầu từ mái tóc suôn mềm, đen bóng ngày xưa, chỉ cần biến hóa một chút là ra lò một mái tóc mới, màu vàng chát sành điệu, dặm thêm phấn hồng, đôi môi đỏ đậm, chiếc váy khêu gợi, Duyên như một con người khác. Đến chính Duyên, đứng trước gương cũng chẳng nhận ra gương mặt mình, Duyên nhếch mép cười chua chát cho sự kệch cỡm chua chát cho sự kệch cỡm của chính mình, cho sự trớ trêu của số phận.
Duyên kể, đã từng "tiếp" những cậu học trò chỉ đáng tuổi em duyên. Chúng xem đâu đó những băng khiêu dâm và tìm tới Duyên để tập sự. Cái vẻ trẻ con lúng túng học đòi làm người lớn của chúng vừa khiến Duyên buồn cười lại vừa thương hại. Duyên thầm nghĩ, nếu cứ đà này, có lẽ cuộc đời chúng sẽ xuống dốc như chính cuộc đời của Duyên mất thôi. Nghĩ tới đây, cô rùng mình và cố vượt khỏi cảm giác ê chề, chua xót cho bản thân.
Sau mỗi lần mây mưa với khách, bất kể khách trả bao nhiêu, Duyên cũng chỉ được cầm trong tay 50 nghìn đồng, còn lại "cống nạp" cho chủ. Lần đầu cầm tiền, Duyên cười man trá, hóa ra kiếm tiền chẳng khó như người ta vẫn nói. Chỉ cần bán rẻ một chút lòng tự trọng, một chút sĩ diện thì kiếm tiền cũng đơn giản như cái gật đầu thả trôi số phận nổi nênh như cái phút bước chân ra khỏi nhà ngày nào của cô mà thôi. Từ một cô gái mộc mạc, lớn lên bên nương rẫy, đồng cỏ bước chân Duyên lạc vào quán bar vũ trường với những cuộc chơi thâu đêm, chiều chuộng khách làng chơi "tới bến". Duyên thề với lòng sẽ không nghĩ ngợi, không đau khổ, không dằn vặt bởi có đày đọa tinh thần cũng chẳng để làm gì. Duyên khác xưa rồi, khóc cười cũng khác xưa. Duyên nghĩ như vậy.
Niềm tin hé mở, cuộc đời lấp lánh hi vọng
2 năm bạc mặt đứng đường, nét xinh đẹp của cô thôn nữ vùng sơn cước đã biến mất theo năm tháng chơi bời trác táng. Duyên đôi lần tiếc nuối, tiếc cho cái xuân xanh của mình. Duyên bảo, bước chân và trung tâm giáo dục lao động xã hội, quãng đời đứng đường của Duyên đã chấm dứt. Suốt 2 năm qua, Duyên quên mất mình có một gia đình để nhớ về, quên mình có hai đấng sinh thành tóc bạc vì thương nhớ con, quên mảnh đất hồn hậu, mướt xanh nằm lưng chừng núi. Vào trung tâm nghĩa là cuộc đời vẫn dành cho Duyên chút phúc phận, để có cơ hội được lắng lòng nhớ và nghĩ về những tháng ngày vừa qua.
Duyên nhớ về lễ hội tung còn của người dân tộc Tày quê mình, nhớ những ngày trai gái xum vầy nơi bãi cỏ, tung quả còn để tìm bạn tình,tìm bạn tâm giao. Đã 3 cái tết tung còn Duyên bỏ lỡ vì những mặc cảm và sự hèn nhát của Duyên không đủ sức vượt qua. Đã lâu rồi Duyên mới có thời gian để nghĩ nhiều đến thế và mỗi đêm, từng giây từng phút nhích chậm chạp, cô vò võ nằm thao thức nhớ về cha mẹ, nhớ mảnh đất Chiêm Hóa gợi nhớ, gợi thương.
Điều bất ngờ, Duyên khinh miệt, mất niềm tin vào đàn ông thì chính lúc này niềm hi vọng mới chiếu soi vào cô, là khi Duyên nhận được những cuộc điện thoại bất ngờ của một chàng trai đặc biệt. Anh nói sẽ chờ đợi Duyên trở về, cho dù phải xa cách bao lâu đi nữa. Duyên giữ tên của chàng sinh viên đó cho riêng mình và đếm ngược từng ngày được trở về để tìm gặp lại người yêu.
Duyên không dám nhìn mặt bố mẹ những người phải gánh chịu quá nhiều nỗi đau, tai tiếng từ đứa con gái mải chơi, lạc lối, thế nhưng ngày bố mẹ xuống thăm, cô bất ngờ và òa khóc nức nở. Bố mẹ cô gầy đi nhiều và tóc cũng thêm nhiều sợi bạc, bàn tay gầy guộc của mẹ nắm chặt tay Duyên, nghẹn ngào dò dặn con gái, dù người đời đồn thổi gì chăng nữa, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, con vẫn là con gái bố mẹ. Mạnh mẽ lên con gái, bố mẹ không bao giờ xấu hổ về chuyện ngày xưa, chỉ cần con cố gắng cải tạo để trở về, bố mẹ luôn chờ đợi và mong ngóng con. Duyên sà vào vòng tay của bố mẹ, cô không thể tin vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời, bố mẹ người Duyên gây cho nhiều đau khổ nhất, vẫn luôn ở bên cô, động viên cô bằng tình yêu thương chân thành, cao cả nhất. Từng tiếng nói bật ra từ cuống họng, "con sai rồi, con sai thật rồi bố mẹ ơi" như một lời xin lỗi, một lời sám hối thành kính nhất của đứa con gái lầm lạc gửi tới bố mẹ.
Có thể trước mặt tôi, những biểu hiện ban đầu của Duyên khiến tôi còn ngập ngừng e ngại, còn lo lắng cho đường trở về của cô. Nhưng khi những giọt nước mắt của Duyên bắt đầu rơi khi nghĩ về cha mẹ, về người thương, tôi tin Duyên đủ nghị lực và niềm tin để làm lại cuộc đời. Vì Duyên còn rất trẻ và hi vọng niềm tin mới chỉ là bước đầu cho hành khúc tìm lại Duyên của ngày xưa.
Theo Pháp luật cuộc sống
Phận người đàn bà "bán thân" nuôi con Người đàn bà ấy đã quyết định lao vào cái nghề bán thân để nuôi con (Hình minh họa) Nhìn đôi mắt u buồn của Bạch Thị Vân Anh, người ta có dự cảm về nhưng điều trắc trở. Những gì mà người phụ nữ hai mươi sáu tuổi này đã từng trải qua chẳng khác nào một cuốn tiểu thuyết buồn với...