Lễ cưới của những cô dâu 7 tuổi ở Ấn Độ
Việc tổ chức hôn lễ khi cô dâu – chú rể chưa đủ tuổi vị thành niên từ lâu đã bị cấm ở Ấn Độ, tuy vậy, ở nhiều nơi, “phép vua thua lệ làng”, người dân vẫn tiếp tục duy trì hủ tục lâu đời này.
Những lễ cưới của các cô dâu nhí vốn không có gì xa lạ đối với người dân Ấn Độ, Mới đây, một phóng viên ảnh có tên Shankar Puri, sống ở ngôi làng Kishangarh, bang Rajasthan, Ấn Độ, đã ghi lại được những hình ảnh của một lễ cưới tập thể, trong đó cô dâu là những cô bé còn rất nhỏ tuổi, mới chỉ lên 7.
Lễ cưới của những cô dâu – chú rể chưa đủ tuổi vị thành niên. Có nhiều cô dâu mới chỉ lên 7, chú rể nhiều tuổi nhất cũng mới 16.
Các em buộc phải bước vào những cuộc hôn nhân đã được gia đình sắp xếp trước. Cô dâu – chú rể trong lễ cưới tập thể này đều là những thiếu niên chưa đủ tuổi vị thành niên.
Trong lễ cưới có sự tham gia của hơn 20 trẻ em, các cô dâu – chú rể có độ tuổi dao động từ 7-16. Lễ cưới của các em có sự chứng kiến của dân làng và diễn ra chính thức tại một ngôi đền.
Video đang HOT
Đoàn rước đang trên đường tới một ngôi đền.
Việc tổ chức hôn lễ khi cô dâu – chú rể chưa đủ tuổi vị thành niên từ lâu đã bị cấm ở Ấn Độ, tuy vậy, ở nhiều nơi, “phép vua thua lệ làng”, người dân vẫn tiếp tục duy trì hủ tục lâu đời này. Các bậc cha mẹ hứa gả con cái cho nhau từ khi các con còn rất nhỏ, sau đó, họ lại sớm tổ chức hôn lễ cho “đôi trẻ”.
Kết hôn khi tuổi đời còn quá nhỏ khiến tương lai của những đứa trẻ này trở nên bấp bênh. Việc học gần như sẽ chấm dứt đối với cô dâu ngay sau khi kết hôn.
Những hôn lễ như vậy được người dân chấp nhận một cách thản nhiên bởi đối với họ, đó là một tục lệ lâu đời. Họ nô nức tới dự lễ cưới như ngày hội làng.
Dù kết hôn khi chưa đủ tuổi vị thành niên là bất hợp pháp nhưng ở Ấn Độ, việc này vẫn thường xuyên diễn ra. Đây là một hủ tục lâu đời chưa có cách gì xóa bỏ triệt để.
Thực tế để cảnh sát có thể can thiệp vào những hôn lễ như thế này rất khó khăn. Họ chỉ được báo cho biết khi hôn lễ đã diễn ra. Khi đến nơi, có thể mọi việc đã xong xuôi cả rồi. Việc can thiệp mạnh tay, nhất là trong một hôn lễ tập thể, rất có thể sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía người dân. Sự xuất hiện của cảnh sát trong nhiều trường hợp không thể giúp gì cho những đứa trẻ.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ NY Daily News
Cô gái Pakistan bị cưỡng hiếp tập thể và treo xác trên cây
Một cô gái 20 tuổi đã bị cưỡng hiếp tập thể, giết chết và treo xác trên cây tại tỉnh đông dân Punjab của Pakistan.
Cảnh sát Pakistan cho biết cô Muzammil Bibi, 20 tuổi, đã bị 3 người đàn ông tấn công trên một cánh đồng thuộc tỉnh Punjab, một vùng đất nghèo khó nhưng đông dân của Pakistan.
Cha mẹ Muzammil tìm thấy cô bị chết treo trên cây vào sáng sớm ngày 20-6. Kết quả giám định pháp y cho thấy Muzammil đã chống cự và bị những kẻ cưỡng hiếp mình bóp cổ đến chết.
Phụ nữ tại Pakistan. Ảnh minh họa: AP
Trao đổi với hãng tin Reuters, sĩ quan cảnh sát cấp cao Sadaqat Ali Chohan cho biết: "Đây là lần đầu tiên trong suốt 22 năm phục vụ trong ngành, tôi chứng kiến một cô gái bị cưỡng hiếp tập thể và giết chết kiểu này. Tôi có nghe nói về các vụ án ở Ấn Độ nhưng ở Pakistan thì chưa nghe".
Cảnh sát đã bắt giữ 3 hung thủ của vụ án ngay sau đó và chúng đã nhận tội.
Tại Ấn Độ hồi tháng 5 cũng xảy ra vụ án cưỡng hiếp - giết người tương tự. Ảnh: AP
Hồi tháng 5, tại miền Bắc Ấn Độ cũng đã xảy ra vụ hai cô bé chị em họ mới 14-15 tuổi bị cưỡng hiếp rồi giết chết treo trên cây, gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ đối với nạn tấn công tình dục và bạo lực với phụ nữ tại quốc gia Nam Á này.
Người dân trong ngôi làng của hai cô bé nạn nhân cũng tổ chức biểu tình phản đối vì cảnh sát địa phương thờ ơ, không có ý định truy tìm thủ phạm.
Theo VNE
Chính phủ Nhật Bản hoãn thông qua quyền phòng vệ tập thể Trong cuộc gặp tại Văn phòng thủ tướng, lãnh đạo của hai đảng cầm quyền đã nhất trí rằng đảng Dân chủ Tự do (LDP) và NKP, đối tác trong liên minh, sẽ tiếp tục bàn về việc thực thi quyền phòng vệ tập thể cho phép Lực lượng phòng vệ (SDF) bảo vệ các đồng minh của Nhật Bản trước một cuộc...