Lễ cúng thần núi rừng và vẻ đẹp của đỉnh Tà Tao
Người dân vừa tổ chức lễ cúng ở tảng đá thiêng trên đỉnh Tà Tao và một mùa leo núi, chinh phục những cung đường đẹp, hoang sơ mà không kém phần kỳ vĩ ở nơi đây đã được bắt đầu.
Lễ cúng Tà Tao
Theo truyền thống, lễ hội Tà Tao của người Mông ở bản Nậm Nghiệp được diễn ra vào sáng thứ 7 đầu tiên của tháng 10 hàng năm. Lễ hội Tà Tao gồm có hai phần: phần lễ cúng và phần hội.
Lễ cúng Tà Tao thể hiện sự tôn kính của bà con với thần rừng, thần núi, những vị thần đã ban cho bà con những nguồn lợi từ rừng. Từ năm nay, lễ cúng còn mang ý nghĩa mở đầu cho mùa du lịch leo núi năm 2024-2025, thu hút du khách và bảo tồn văn hóa.
Lễ cúng thần rừng, thần núi tại đỉnh Tà Tào vừa diễn ra vào ngày 5/10/2024.
Phần lễ gồm hai bước: lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần núi Tà Tao.
Phần hội là hội hái táo sơn tra và ngắm hoa chi phâu.
Lễ cúng thần rừng, thần núi không chỉ là nghi lễ tôn giáo mà còn là cách để người Mông duy trì mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên. Nó nhắc nhở bà con rằng, tất cả những gì họ có được đều đến từ núi rừng và họ phải biết tôn trọng, bảo vệ môi trường sống của mình. Đây cũng là dịp để tưởng nhớ con đường thiên di của người Mông ở Nậm Nghiệp để gắn kết cộng đồng.
Nghi lễ cúng thần rừng, thần núi là một hoạt động văn hóa ý nghĩa của người Mông ở Nậm Nghiệp.
Từ năm nay, lễ cúng còn mang ý nghĩa mở đầu cho mùa leo núi, thu hút du khách và bảo tồn văn hóa.
Anh Kháng A Sảy – trưởng bản Nậm Nghiệp cho biết: “Lễ hội Tà Tao để tưởng nhớ các ông bà, là lễ cúng thần rừng để xin mở cửa rừng, là lễ cúng thần núi Tà Tao để xin cho dân bản được bình yên”.
Từ tháng 8, quả sơn tra đã chín hồng ở các cung đường lên Tà Tao.
Video đang HOT
Thiếu nữ người Mông đi hái sơn tra.
Năm nay, tại lễ cúng, những món đồ ngon thơm độc đáo của núi rừng Tây Bắc được phối ngẫu với táo Sơn Tra tạo nên những hiệu ứng mùi, vị, thanh sắc khó quên đã hấp dẫn du khách đến với lễ hội.
Sơn tra trong món ăn tại lễ cúng Tà Tao,
Anh Nguyễn Cường, nhà báo bỏ phố lên Nậm Nghiệp sống và không ngừng nỗ lực để mang lại sự phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa ở nơi đây cho biết: “Lễ cúng thần núi Tà Tao đã hoàn thành tốt đẹp. bản đã làm xong công đoạn đầu tiên. Bây giờ sẽ là các công đoạn tiếp theo để quản lý, khai thác núi và rừng của bản một cách khoa học, hiệu quả, an toàn. Tránh tình trạng xả rác thải trên núi, trên rừng, mất an toàn khi đi rừng đi suối khi khai thác du lịch”.
Vẻ đẹp của cung đường leo đỉnh Tà Tao
Khi bước chân vào hành trình chinh phục Tà Tao, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đây không chỉ là một ngọn núi, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên. Những con đường mòn dẫn lối qua các khu rừng rêu phong như dẫn ta bước vào một thế giới cổ tích. Rừng hoa đỗ quyên nở rộ vào mùa xuân, biến những ngọn đồi thành một tấm thảm màu sắc rực rỡ, tựa như vườn địa đàng của nhân gian.
Trên hành trình, bạn sẽ bắt gặp 2 tảng đá lớn đứng cạnh nhau, được gọi là đá vợ, đá chồng – những dấu vết mà người dân Mông cho rằng đó là hóa thân của cặp vợ chồng đầu tiên đến lập bản.
Cùng với những câu chuyện truyền thuyết, không gian quanh Tà Tao trở nên không chỉ đẹp mà còn đầy bí ẩn, mời gọi du khách dừng lại để chiêm ngưỡng và suy ngẫm về hành trình của con người qua thời gian.
Bình minh trên hành trình chinh phục đỉnh Tà Tao.
Cung đường này mới và mọi thứ còn rất hoang sơ nên là điểm đến thú vị của nhiều du khách.
Và, phần thưởng dành cho những người vượt qua khó khăn sẽ là cảnh tượng ngoạn mục khi đứng trên đỉnh núi, nhìn xuống thung lũng xanh mướt bên dưới và những dãy núi trùng điệp xa xa.
Những khu rừng như cổ tích trong hành trình chinh phục đỉnh núi.
Dù là một ngọn núi dễ chinh phục hơn so với Tà Chì Nhù, Tà Tao vẫn đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ. Mỗi bước chân trên hành trình này không chỉ đưa bạn đến gần đỉnh núi hơn, mà còn giúp bạn vượt qua giới hạn của chính mình.
Đường lên Tà Tao không quá khó, nhưng cũng đủ thử thách để bạn cảm nhận sự trưởng thành và mạnh mẽ hơn sau mỗi bước đi. Mỗi lần nhìn lại những con dốc đã qua, bạn sẽ cảm thấy tự hào vì đã chinh phục được không chỉ ngọn núi mà còn cả những khó khăn của bản thân.
Du khách bên biểu tượng của đỉnh Tà Tao.
Từ tháng 10 là thời điểm lý tưởng để leo đỉnh Tà Tao. Bởi đây là mùa thời tiết, cảnh sắc thiên nhiên đang độ đẹp đẽ, yên bình nhất. Vào dịp Tết, nếu có thể bạn hãy trở lại nơi này để ngắm mùa hoa sơn trà nở.
Lên bản Mông ngắm hoa sơn tra nở trắng núi rừng
Ngay khi vừa đặt chân đến đầu bản Nậm Nghiệp, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những hàng cây sơn tra cổ thụ đang độ ra hoa đẹp nhất.
Sơn tra bung nở dọc hai bên đường dẫn vào bản - Ảnh: QUANG KIÊN
Sơn tra còn có tên gọi quen thuộc là táo mèo, đây là một loài cây đặc trưng, mang lại giá trị kinh tế cho bà con ở các tỉnh Tây Bắc. Trước đây, cây thường mọc tự nhiên ở rừng, sau được người dân đưa về trồng khắp nơi trong bản.
Cứ mỗi độ tháng 3 về, cả bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La lại được phủ trắng bởi thảm hoa sơn tra nở khắp núi rừng. Hiện, diện tích trồng sơn tra ở Nậm Nghiệp lên đến gần 13.000ha, cây sơn tra không chỉ giúp người dân ở đây cải thiện kinh tế mà còn giàu tiềm năng du lịch.
Ở Nậm Nghiệp, sơn tra được trồng thành rừng với diện tích gần 13.000ha - Ảnh: QUANG KIÊN
Để đến với rừng hoa sơn tra này, du khách sẽ trải qua hành trình dài 173km (tính từ trung tâm thị trấn Mộc Châu), cung đường không quá xa nhưng chứa đựng đầy thử thách với những ai thích trải nghiệm, khám phá. Đường đến bản Mông này chủ yếu là đường đèo quanh co, riêng 11km cuối khi gần tới Nậm Nghiệp, du khách sẽ đi đường núi, dốc đứng, ngoằn ngoèo.
Ngay khi vừa đặt chân đến đầu bản, du khách sẽ bắt gặp những hàng cây sơn tra đang đua nhau nở, được trồng từ lâu nên nhiều gốc sơn tra ở đây khá to, một người ôm không xuể. Hoa sơn tra có màu trắng muốt, nhụy vàng, hoa thường nở thành từng chùm. Mùa hoa kéo dài từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, giữa tháng 3 là thời điểm hoa nở đẹp nhất.
Hoa sơn tra có màu trắng, cánh tròn, hoa nở thành từng chùm xinh xắn - Ảnh: QUANG KIÊN
Đến với Nậm Nghiệp, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng thiên đường sơn tra bung nở, mà còn được khám phá văn hóa, ẩm thực của người dân bản địa. Cùng nhóm bạn lần đầu "săn" hoa sơn tra, chúng tôi đã có kỷ niệm đáng nhớ khi "xin ăn" của dân bản.
"Nhóm mình lên đến nơi đúng vào giữa trưa nên ai cũng đói, đồ ăn lại không chuẩn bị. Một người bạn của mình đã "đánh liều" vào nhà dân hỏi mua đồ ăn. Đúng lúc mọi người đang dùng bữa nên được chủ nhà mời ăn luôn. Chúng mình cũng may mắn khi được thưởng thức rượu táo mèo "xịn" cùng người dân, đây chính là đặc sản từ quả cây sơn tra.
Người dân ở đây rất thân thiện, mến khách và luôn sẵn sàng giúp đỡ khi mình cần. Bà con cũng chia sẻ trong thời gian tới, người dân trong bản sẽ làm dịch vụ ăn uống để phục vụ du khách khi đến đây tham quan", Quang Kiên chia sẻ.
Tại Nậm Nghiệp, nhà nào cũng trồng sơn tra tạo nên khung cảnh nên thơ, vừa nhìn đã muốn chụp ảnh ngay - Ảnh: QUANG KIÊN
Là một địa điểm mới trên bản đồ du lịch của tỉnh Sơn La, rừng sơn tra Nậm Nghiệp mới chỉ được ít người biết đến, các dịch vụ du lịch còn ít. Để nghỉ lại tại bản, du khách có thể liên hệ với nhà dân để nghỉ qua đêm với chi phí 100.000 đồng/người/đêm hoặc mang thêm lều để cắm trại. Bên cạnh đó, du khách nên chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm để tránh cảm lạnh vì nhiệt độ ở Nậm Nghiệp thường giảm mạnh vào đêm và sáng sớm.
Kết thúc mùa hoa, cây sơn tra sẽ kết quả và cho thu hoạch vào tháng 9, tháng 10. Quả sơn tra được bà con người Mông ngâm rượu, ngâm mật ong, đường. Quả loại to được người dân bán với giá 300.000 đồng/kg.
Ngoài vẻ đẹp của rừng hoa sơn tra, tại bản Nậm Nghiệp, du khách cũng có thể lưu trú dài ngày để ngắm bình minh, hoàng hôn và săn mây. Riêng với những du khách thích trekking, từ xã Ngọc Chiến có thể chinh phục Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái (có độ cao 2.979m so với mực nước biển) chỉ sau 1,5 giờ đồng hồ.
Sơn tra cũng trở thành chỗ trú nắng cho vật nuôi của dân bản - Ảnh: QUANG KIÊN
Bất cứ góc nhỏ nào ở Nậm Nghiệp cũng đều khiến du khách xao xuyến - Ảnh: QUANG KIÊN
Du lịch cộng đồng Pù Luông - Cơ hội và thách thức cho phát triển bền vững Nằm giữa núi rừng Thanh Hóa, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và tìm kiếm trải nghiệm du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, Pù Luông cũng đang đối mặt với những thách...