Lễ chào cờ Tổ quốc thiêng liêng ở Hoàng Sa sáng 19/5
Cứ vào 5 giờ 30 sáng thứ Hai hằng tuần, các cán bộ chiến sỹ tàu Cảnh sát biển 8003 trên vùng biển Hoàng Sa lại trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ. Tại vùng biển Hoàng Sa, nghi thức chào cờ Tổ quốc càng trở nên đặc biệt thiêng liêng.
Dưới lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trên vùng biển chủ quyền, mỗi chiến sỹ Cảnh sát biển Việt Nam đều trào dâng niềm kiêu hãnh, tự hào và càng nỗ lực quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh để thực hiện nghĩa vụ cao cả đó là bảo vệ vững chắc và toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Đối tượng đấu tranh của các cán bộ chiến sỹ Cảnh sát biển hiện không chỉ hung hãn, thô bạo mà còn sẵn sàng vu cáo và bịa đặt một cách trắng trợn để đạt được mục tiêu. Bởi vậy, mọi cán bộ chiến sỹ đều luôn đoàn kết một lòng, hiệp đồng chặt chẽ, tỉnh táo và mưu trí để không mắc mưu kẻ địch.
Cán bộ chiến sỹ tàu Cảnh sát biển 8003 thực hiện nghi thức chào cờ Tổ quốc đầu tuần.
Video đang HOT
Đại úy Phạm Văn Thái, Tàu Cảnh sát biển 8003, Hải đội 101, Vùng Cảnh sát biển 1 Cảnh Sát Biển Việt Nam cho biết: “Nghi thức chào cờ Tổ quốc đối với chúng tôi có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Những giây phút thiêng liêng này giúp cho mọi cán bộ chiến sỹ càng nâng cao ý chí quyết tâm, nâng cao nhận thức, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.”
Đại tá Lưu Tiến Thắng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, cũng xúc động chia sẻ: “Nghi thức chào cờ thiêng liêng là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị, nhưng lần này, được tham gia chào cờ cùng với cán bộ chiến sỹ tàu Cảnh sát biển 8003 tại vùng biển Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ quốc là một niềm vinh dự lớn đối với tôi.”
Lời hát Quốc ca hùng tráng đã, đang và sẽ tiếp tục vang vọng trên vùng biển Hoàng Sa – vùng biển mà nhiều thế kỷ qua, bao thế hệ cha anh đã đổ máu gìn giữ. Xương máu của của các thế hệ trước đã vun thành cột mốc chủ quyền linh thiêng cho đất nước Việt Nam./.
Theo VietNamPlus
Kiểm ngư, Cảnh Sát biển Việt Nam bảo vệ ngư dân bám biển
Trung Quốc tăng cường tàu hộ tống tên lửa, tàu cá vỏ sắt dùng nhiều thủ đoạn đâm thẳng, áp sát vào các tàu Kiểm ngư, Cảnh Sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ nhưng các cán bộ chiến sĩ Việt Nam vẫn bình tỉnh kiên quyết xử lý và bảo vệ ngư dân bám biển khai thác ngư trường.
Tàu kiểm ngư Việt Nam đang bảo vệ ngư dân khai thác biển
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển (Bộ Quốc phòng), tính đến 14h50' ngày 14/5/2014, xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương - 981, các tàu quân sự Trung Quốc (02 hộ vệ tên lửa, 02 tàu vận tải đổ bộ mang các số hiệu 998, 999 trang bị tên lửa, pháo) và các lực lượng bảo vệ giàn khoan cơ bản như ngày 13/5. Đặc biệt, tại hiện trường, số lượng tàu cá vỏ sắt Trung Quốc tăng từ 15 chiếc lên 40 chiếc.
Tàu Trung Quốc đâm thẳng, máy bay quần đảo trên trời
Trong khi liên tục cơ động tiếp cận từ phía Tây - Tây Bắc giàn khoan để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, yêu cầu giàn khoan Hải Dương - 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam, các tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đã bị các tàu Hải cảnh Trung Quốc bám sát, ngăn cản, chủ động đâm va (4 tàu Hải cảnh số hiệu 45014, 3411, 46102, 2112 tiếp cận cách tàu Cảnh sát biển 8003 gần nhất 100 mét; tàu Hải cảnh 46102 chủ động đâm thẳng chính diện vào mạn phải tàu Cảnh sát biển 2016. Do tàu Cảnh sát biển 2016 chủ động dừng và lùi máy kịp thời, nên tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã lao qua trước mũi tàu của ta khoảng cách 5 mét).
Từ 08h55' - 09h05', máy bay tuần thám (số hiệu 8321) bay 2 vòng trên đội hình biên đội tàu Cảnh sát biển 8003 và tàu Cảnh sát biển 4033 với độ cao khoảng 300-350 mét uy hiếp các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam. Trong khi đó, tính đến 12h30', các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc thường xuyên theo sát, ngăn cản, xua đuổi việc đánh bắt hải sản của các tàu cá Việt Nam ở khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương - 981. Tuy nhiên, các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam thường xuyên bám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho các tàu cá của ta.
Kiên cường bám trụ bảo vệ ngư dân
Cùng ngày, theo thông tin từ Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), phía Trung Quốc đã huy động 04 tàu quân sự và 02 máy bay chiến đấu ra khu vực giàn khoan; sử dụng các tàu gây va chạm và phun nước vào các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực xung quanh giàn khoan.
Cụ thể: tàu Hải cảnh mang số hiệu 46014 của Trung Quốc đã ném các vật cứng sang tàu Kiểm ngư mang số hiệu KN-764 của Việt Nam; tàu cá vỏ sắt 98008 của Trung Quốc chủ động đâm vào đuôi tàu Kiểm ngư KN 797 của Việt Nam; tàu Hải cảnh 35101 của Trung Quốc phun nước vào các tàu Kiểm ngư mang số hiệu KN 761 và KN 765 của Việt Nam.
Bằng các biện pháp tiếp cận, tuyên truyền, đồng thời chia thành nhóm nhỏ, các tàu Kiểm ngư của Việt Nam đã kiên trì bám trụ, dùng loa phóng thanh yêu cầu giàn khoan Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta cũng như bảo đảm an toàn cho các ngư dân đang hoạt động tại khu vực xung quanh giàn khoan.
Theo Báo Pháp Luật
Nghi thức tắm Phật, cầu siêu độc đáo của người Khmer Ngày 16/4, bà con dân tộc Khmer đã đổ đến các chùa để làm lễ tắm Phật, cầu siêu, kết thúc những ngày vui Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Ngày thứ ba của Tết Chol Chnam Thmay (hay gọi là Thngay Lơn-săk) cũng là ngày cuối cùng Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer. Trong ngày này, sau khi dâng...