Lễ chẳng hậu, ‘thánh’ không… nghe!
Một cách “ bắt bệnh âm” khác của các thầy bói khiến nhiều khách hàng chột dạ, là phán họ “có căn đồng”.
Theo” thầy”, người đó có “ duyên âm”, dễ bị “ốp đồng” ( lên đồng), nếu chưa “hầu đồng” thì công việc trắc trở, gia đình lộn xộn… Muốn yên thân phải ra hầu thánh hoặc làm lễ tiễn căn đồng với mức tiền từ 15 – 40 triệu đồng.
“Chưa có chồng thì ngủ với… ma!”
“Cô” Hằng đang phán một phụ nữ có “số căn đồng”
Trong căn nhà gỗ 4 gian thấp lè tè nghi ngút khói hương của “cô” Hằng tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội, hàng chục người đứng ngồi chờ đến lượt mình. Một cô gái gần 30 tuổi vẫn chưa có chồng được mẹ đưa đến nhờ xem giúp sang năm có lập gia đình được không.
Không ngờ “cô” nói tỉnh queo: “Mẹ con bà định thử cô đấy à? Có chồng rồi còn hỏi thế làm gì?”. Cô gái ngạc nhiên: “Con chưa có gia đình mà”. Bà Hằng tưng tửng: “Chưa có thì cũng “chung đụng” rồi”.
Mẹ con cô gái đều đỏ mặt. Cô gái thì ngượng ngùng, còn người mẹ tỏ vẻ hoảng hốt, bực bội, không nói nên lời. Cô gái phản ứng gay gắt: “Cô nói cho chuẩn vào, chuyện này không đùa được. Cháu nói chưa có là chưa có”… “Cô” bắt đầu hạ giọng thay vì nói rất quả quyết như lúc trước: “Chắc cô có người âm theo rồi. Tôi thấy tối nào cũng có người nằm bên cạnh cô, quấn quýt không rời”.
Cô gái giọng run rẩy: “Thật thế ạ? Cô nói làm cháu nổi cả da gà”. “Thảo nào chuyện tình duyên của nó cứ lận đận”, bà mẹ gật gù tiếp lời. “Cô” hỉ hả phán tiếp: “Tôi có nói sai bao giờ đâu. Có phải cô yêu cậu nào cũng dở dang rồi bỏ nhau không có lý do gì đúng không?”.
Cô gái thú nhận: “Quả thực, cháu cũng đã có mấy mối tình nhưng rồi lại chia ly”. “Cô không chỉ có duyên âm mà còn có cả căn đồng nữa đấy. Phải cắt duyên âm, tiễn căn đồng ngay không là khổ lắm. Người ta sẽ không cho cô được sống yên ổn đâu, sẽ phá đám ngay nếu cô yêu người khác”, “cô” Hằng phán. “Làm lễ có tốn kém không ạ?”. “15 triệu thôi, tôi gộp cho cả hai lễ. Tôi lấy rẻ đấy, có thầy còn lấy đến 30- 40 triệu đồng/lễ ấy chứ. Chưa làm lễ giải căn thì sẽ bị cậu “bắt” trong một sớm một chiều và trong thời gian chưa giải căn thì đừng lui tới cửa đền, cửa phủ”.
Tất nhiên, khi hai mẹ con cô gái ra về, “cô” cũng không quên nói với theo: “Khi nào giải thì lên đây “cô” giải hộ cho”.
Nhìn mặt đặt… giá!
Video đang HOT
Cũng trong vai khách hàng, chúng tôi tìm đến nhà “cô” Thinh, khoảng 40 tuổi, ở đường Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội. Lúc này, một phụ nữ ngoài 30 tuổi cũng bị “cô” phán là “có căn đồng, có duyên âm”: “Cô hay khó ngủ, tối hay mộng mị đến người khác, hoặc mơ bay lượn, ngã sông, ngã suối. Cô là người có căn đồng khá nặng”.
Ngừng một chút, “cô” Thinh lại hỏi thân chủ: “Mình làm gì?”. “Làm nhân viên văn phòng thôi ạ”. “Cô” lại trở về với giọng đọc thơ: “Chưa có điều kiện ra trình đồng, mở phủ thì lập đàn để xin “tiễn căn khất đồng” vì chưa lo liệu được việc “thánh”. Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ “căn” vì người có “căn” trước sau gì cũng phải đến “hầu thánh” mới yên. Người có “căn đồng” không chống lại được số mệnh gắn bó với “thánh”. Quan trọng là phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự”.
Cô gái xanh mặt hỏi: “Có “căn đồng” nghĩa là sao cô?”. “Cô” phán tiếp: “Người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa tứ phủ công đồng. Các “thánh” đã chấm, không sớm thì muộn, tùy theo “căn số” của từng người sẽ được “thánh” bắt đi lính làm “đồng”. Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các “thánh” hành hạ. Lắm người “căn cao số nặng” ấy, vì không biết đến cửa “thánh” để kêu, để cầu nên bị hành. Nhưng nếu biết đến cửa “thánh”, thì mọi việc sẽ khác hẳn”.
Người tiếp theo là một phụ nữ khoảng 50 tuổi, được “cô” phán rằng: “Chị có “căn đồng” nhưng không nặng lắm, có thể làm lễ “tôn” lô nhang bản mệnh. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ “trình đồng”, mở “phủ” chính thức thành con dân hầu “thánh”, bắc ghế cha ngồi, bắc ngôi mẹ ngự. Nếu không, nếp nhà lúc nào cũng không yên. Chị đau ốm triền miên, chồng mắc bệnh trăng gió bên ngoài, vợ chồng dễ ly thân… Muốn làm lễ phải chọn một “đồng” thầy thật sự, thông thạo việc “thánh”. Nếu tin tưởng cứ đến đây tôi làm cho, trọn gói 20 triệu đồng thôi, chỗ khác còn đắt gấp đôi. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa “thánh”, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng”…
Ngồi gần người phụ nữ này, chúng tôi hỏi chuyện và biết chị tên là Nguyệt, nhân viên của một công ty may mặc. Chị Nguyệt ghé tai nói nhỏ: “Làm lễ ở đây đắt lắm. Tôi có mấy đứa em về quê, làm toàn 1,5- 2 triệu đồng lễ là cùng. Chẳng biết là thầy nào cao tay vì trong lĩnh vực này mình cũng có hiểu gì đâu. Nên cũng là lễ ấy, những 20 triệu đồng thì về quê cho kinh tế”.
Lễ phải hậu, “thánh” mới… nghe!
Theo “cô” Thinh, đồ cúng lễ phải hoành tráng. Để hộ lễ, có tới hơn chục người, “cô” cũng không làm mà chỉ nhận cho thầy mình làm. “Cô” bảo: “Thầy của tôi đã được nhiều người khen ngợi là cao tay lắm”. Thời gian làm cũng phải mất từ giữa sáng đến sẩm tối, nhiều phần nhiều việc được chạy như một chương trình nghệ thuật hẳn hoi.
Làm lễ thì chỉ có các thầy và đệ tử của các thầy mới vất vả, còn người được “tiễn căn đồng” chỉ việc ngồi lên chính giữa, đội khăn xếp, phủ một tấm choàng màu đỏ, chấp tay, đặt mâm cau nặng lên đầu để mời… “thánh”.
“Cô” Hằng than rằng: “Làm “lễ tiễn căn đồng” cho khách chẳng sung sướng gì đâu, hao tổn chân khí lắm, thậm chí tổn cả thọ nữa. Không phải thầy đồng nào cũng làm được mà phải là người cao tay, có điều kiện (có phủ đoàng hoàng). Nếu mọi người cần làm lễ mà cứ so bì bên này tiền đặt lễ nhiều bên kia ít thì không bao giờ tìm được thầy đồng thật sự”.
Nghe các “cô” nói, nhiều người đã hoang mang, chẳng biết “tiễn căn”, “cắt tiền duyên” có được như ý hay không, nhưng có một điều chắc chắn phải mất là tiền bạc, thời gian mà chẳng thể so đo, mặc cả.
Theo GiađinhNet
Châm cứu chữa bệnh theo lời... 'bề trên' chỉ bảo
"Thánh cô" thì lên đồng, xem bói, còn cô em gái thì mở dịch vụ châm cứu ngay tại đó cho dù mới chỉ học khóa châm cứu 2 tháng. "Thánh cô" bảo: "Đấy là người do bề trên phán về phải làm công việc phúc đức".
Xếp hàng lấy số báo danh để vào gặp "thánh cô"
Đúng như lời giới thiệu, khi chúng tôi vừa đặt chân tới xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, nhiều bà con trong làng đã kháo nhau về chuyện bà Oanh "hiển thánh" chữa bách bệnh cho khách thập phương.
Chị Nguyễn Thị An (Can Lộc) kể cho chúng tôi biết: "Hồi thánh cô mới hành nghề, hang ngày có đến hàng trăm người đến xem, vì thế, các tín đồ nhiều khi phải đợi cả tháng. Giờ có số báo danh nên đơn giản hơn. Nhưng một ngày, thánh cô chỉ giới hạn xem 15 người nên ai đến sớm đăng ký trước mới may mắn được gặp".
Cổng vào nhà &'thánh cô"
Trong vai đôi vợ chồng mới cưới đến xin "thánh cô" xem gia sự, nhưng để gọi tên, chúng tôi buộc phải nhờ đến người quen đặt vấn đề mong "thánh cô" ưu ái cho xem trước. Tuy nhiên, cũng phải mất năm lần, bảy lượt chúng tôi mới được chiếu cố đến.
Ngồi quan sát "thánh cô" phán cho một cô gái 18 tuổi: "Trong người con đang xuất hiện một con ma nữ, có phải 3 tháng trước con ăn phải quả ổi khu vực sau vườn nhà không? Giờ con ma này cứ lớn lên dần mà không chịu ra. Có phải con thường xuyên bị đau bụng quẳn quại không???".
Khi thấy cô gái vừa khóc, vừa gật đầu lia lịa, "thánh cô" nói tiếp: "Giờ ta cho con lá bùa về sắc lên uống mà đuổi nó ra...". Nhân được "lộc thánh" (thuốc), cả hai mẹ cô gái đều mừng rỡ ra mặt.
Một thanh niên khác, "thánh" Oanh vừa xem quẻ đã phán: "Đồ sát sinh, ta nhìn thấy tâm địa ngươi xấu lắm. Đã ăn thịt chó mà còn đến nhờ ta chữa bệnh? Về đi".
Được cái, các tín đồ đều tỏ ra sợ hãi và tin tưởng tuyệt đối. "Ngươi ra ngoài kia quỳ gối xuống đất mà sám hối đi. Nếu ngươi biết ăn năn hối cãi thì ta xin bề trên tha tội cho ngươi".
Các "tín đồ" ngồi chật cứng trước sân ngồi chờ từ sáng đến tối vẫn chưa được xem
"Thánh" Oanh không cần bắt mạch, không cần khám, chỉ nhìn, bấm bấm một hồi đầu các ngón tay rồi phái đệ tử ban thuốc cho khách đưa về uống. Khi tín đồ nhận thuốc, "thánh cô" không quên dặn các đệ tử nhớ bỏ tờ giấy (hay còn gọi là phép) vào thang thuốc "mầu nhiệm", còn nếu không làm như thế, thì không có công hiệu.
Không những thế, "thánh cô" còn đưa một cô em tên Quỳnh về mở dịch vụ châm cứu tại nhà. Được biết, cô em gái này của bà Oanh mới học xong khóa châm cứu 2 tháng nhưng đã "hiên ngang" hành nghề tự do. Bà Oanh còn nói thêm: Đây là người do bề trên phán về phải làm công việc phức đức".
Trước khi được vào để thánh cô phán các đệ tử phải thắp hương làm lễ khấn bái trước
"Thánh cô" từng là Cán bộ Hội phụ nữ
Trao đổi về hiện tượng này với chính quyền địa phương, ông Trần Ngọc Lý - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng cho biết: "Khi bắt đầu có thông tin, chúng tôi đã cử người điều tra kỹ càng, thậm chí đóng giả thành người đi xem bói xuống tận nhà bà Oanh để nắm bắt tình hình".
"Chuyện du khách hằng ngày đỗ xô về nhà "thánh cô" chữa bệnh ngày càng đông thêm đang là vấn đề khó giải quyết đối với chính quyền địa phương. Có hay không chuyện "lên đồng, lên bóng" thì chưa có cơ quan chức năng nào xác định được", ông Lý vẫn khẳng định.
Chân dung &'thánh cô" bà Dương Thị Oanh đang hành nghề.
Bà Dương Thị Oanh năm nay (42 tuổi), văn hoá 7/12, quê xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Từ khi về Thạch Bằng làm vợ anh Đỗ Văn Bình, gia cảnh khó khăn, hai vợ chồng sống bằng nghề thả câu trên sông nước. Sau đó, hai người dựng lều, sinh con đẻ cái ở hẳn trên một bãi tha ma (nay là nhà bà Oanh). Chị Oanh đã tham gia công tác đoàn thể, từng là một phụ nữ gương mẫu, đi đầu trong phòng trào bài trừ mê tín, dị đoan vùng này.
Theo ông Lý, đối tượng khách đến xem thánh cô phán đại đa số là bà con nông dân có "niềm tin tuyệt đối" vào "thánh cô". Sự việc này gây mất trật tự an ninh, xã đã báo cáo lên cấp trên để tìm phương hướng xử lý triệt để.
Ông Lý nói: "Chị Oanh là một cán bộ của Hội Phụ nữ xã nhưng hành nghề xem bói, vì thế chúng tôi đã mời lên Uỷ ban giải thích nhiều lần, nhưng không hiểu vì lợi nhuận hay tín ngưỡng mà chị Oanh vẫn không nghe và bỏ bê việc đoàn thể, vì thế buộc chúng tôi phải tạm đình chỉ công tác của chị trong chi hội và chờ ý kiến cấp trên giải quyết".
Theo Bee
Tiến sĩ 'lên đồng' Chuẩn bị trong 12 năm, một thanh niên Mỹ có tên là Ali Sharip đã quyết định sang Việt Nam và bắt đầu nghiên cứu chương đầu tiên trong luận án tốt nghiệp của mình với khái niệm "Lên đồng". Luận văn tiến sĩ của Ali có cái tên tiếng Anh rất dài và rất khó dịch sang tiếng Việt Study of pratices...