Lễ cầu siêu các nạn nhân vụ lật xe thảm khốc trên sông Sêrêpốk
Nhiều người dân và các nhà sư sáng nay, 21/5 đã cùng tham gia lễ cầu siêu, cùng cầu nguyện cho những nạn nhân vắn số trong vụ lật xe khách thảm khốc xảy ra vào đêm 17/5.
4 ngày đã trôi qua từ khi xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng trên cầu 14 thuộc địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, nhưng dường như mọi thứ vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Nhịp sống của người dân xung quanh cây cầu vẫn chưa thể trở lại bình thường vì nỗi ám ảnh trong tâm trí của họ quá lớn.
Đến sáng ngày 21/5, cầu Sêrêpốk vẫn có rất đông người dân hiếu kỳ đi đường biết tin vụ tai nạn dừng lại ngóng xem hiện trường. Một vài người thắp nén nhang vội, khói nhang vẫn nghi ngút bay lên như thể vụ tai nạn vừa mới xảy ra cách đó vài giờ.
Dãy lan can bị xé toang bởi cú va chạm cực mạnh của chiếc xe đã được hàn gắn lại nhưng phía dưới lan can ấy vẫn còn đó những bó hoa, khói hương, những mảnh vỡ từ chiếc xe vẫn còn rải rác nằm dưới chân cầu, xen lẫn là những hành lý của hành khách, hương đèn, vàng mã trải ra khắp nơi.
Đôi lúc lại xuất hiện những người thân của nạn nhân xấu số đến bên cây cầu kèm theo hương hoa, vàng mã thắp nén hương chắp tay cầu nguyện cho họ được siêu thoát.
Anh Minh, người bạn học phổ thông của một nạn nhân nghẹn lời: “Dù thi thể của bạn thân đã được đưa về nhà mai táng nhưng trong suy nghĩ của tôi, cậu ấy vẫn còn ở quanh quẩn bên cây cầu nên khi cầu nguyện, tôi mong vong hồn cậu ấy được siêu thoát”.
Những hình ảnh được ghi lại trong buổi sáng ngày 21/5:
Hình ảnh các nhà sư và người dân tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân xấu số trong vụ lật xe khách
Video đang HOT
Trên chân cầu, nơi chiếc xe va vào gờ của lan can sắt, những loa hương được đặt bên đường, lúc nào cũng nghi ngút khói
Bàn thờ cầu nguyện được dựng tạm bên dưới mép sông
Mỗi ngày có rất nhiều chuyến xe qua lại trên cầu và họ đều có chung tâm trạng là lo lắng, hồi hộp
Người dân cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số
Nhiều người dân khác mỗi khi qua lại trên cầu đều cố nán lại để xem hiện trường, nơi chiếc xe chở gần 60 người gặp nạn rơi xuống chân cầu
Những đồng tiền âm phủ, vàng mã được người dân ném xuống khu vực chiếc xe khách gặp nạn
Phía dưới chân cầu, những mảnh vỡ còn vương vãi sau vụ tai nạn
Phía lan can cầu, nơi chiếc xe lao xuống đã được hàn lại Sông Sêrêpốk, nơi xảy ra 40 người chết đuối trong 2 tháng trở lại đây Xen lẫn trong dòng người đứng xem, nhiều đôi mắt tò mò, hiếu kỳ và tỏ ra cảm thông sâu sắc với các nạn nhân vắn số
Giang Uyên
Theo Infonet
Dự định dở dang trên chuyến xe định mệnh
Anh Tưởng lên đường về quê để mời anh em họ hàng vào mừng nhà mới và đưa luôn bố mẹ già vào sống cùng, nào ngờ...
Có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn, chúng tôi được người nhà các nạn nhân kể cho nghe nhiều câu chuyện về dự định tương lai của những người xấu số. Những câu chuyện cảm động đầy nước mắt.
Buổi sáng 20/10, khách sạn Lam Kiều (Nghi Xuân), nơi tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tiếp đón thân nhân các gia đình có người bị nạn vẫn tấp nập người qua lại. Từ tờ mờ sáng, mọi người nhao nhác cả lên khi một người từ Hải Hậu (Nam Định) thông tin rằng, vợ của anh tên là Nguyễn Thị Huệ (36 tuổi), cùng con gái Phạm Thị Vi chính xác là đã có mặt trên chiếc xe gặp nạn. Như vậy, số nạn nhân bị chìm cùng chiếc xe đã lên tới con số 21.
Gặp một thanh niên đang thất thần ngồi ở gốc cây trước khách sạn, chúng tôi gặng hỏi thì được biết anh là Vũ Văn Cao, anh họ của Phạm Văn Tưởng sinh năm 1981, nạn nhân xấu số đang bị chìm cùng chiếc xe định mệnh ấy. Anh Cao cho biết, anh Tưởng cùng vợ và hai con vào Đắc Nông đã lâu. Cuộc sống vất vả, nhưng bởi chăm chỉ, nên họ vừa mới xây xong được một căn nhà kiên cố.
Lễ cầu siêu cho các nạn nhân
Anh Tưởng lên đường về quê để mời anh em họ hàng vào mừng nhà mới và đưa luôn bố mẹ già vào sống cùng, nào ngờ... Trước lúc đi, nghe đâu vợ anh Tưởng đã can ngăn, miền Trung đang mưa lũ, đi lúc này không an toàn. Tưởng vẫn nhất quyết mang tin vui về quê sớm và xảy ra chuyện. Vợ anh Tưởng khi nghe tin đã nhảy xe ra Hà Tĩnh, nhưng bởi mưa lũ, nên hiện giờ vẫn chưa thể có mặt ở nơi người chồng của mình gặp nạn.
Một nạn nhân khác cũng khá đặc biệt, đó là phụ xe Đinh Xuân Trường (20 tuổi). Nhiều người sống sót kể lại rằng, khi xe gặp nạn, anh Trường hét to, rồi dùng gậy đập kính cho mọi người thoát. Có thể do kiệt sức, anh Trường đã bị cuốn trôi cùng chiếc xe. Anh Đinh Xuân Dương, anh trai ruột của Trường nói trong nước mắt: "Hôm đi từ Đắc Nông ra, nó nửa đùa, nửa thật rằng, nên hoãn lại một chuyến. Nếu ra Miền Trung có chuyện gì, thì mọi người sẽ vất vả đó. Ai ngờ, lời nó nói là thật, thương và ân hận quá vì mình đã không can ngăn".
Anh Dương cho biết thêm: "Sau gần 2 năm phụ xe, thấy Trường cũng khá thạo nghề rồi, gia đình đang định bán đi một ít rẫy cà phê, rồi mua cho Trường một chiếc xe để nó tự quản lý. Nếu không có gì thay đổi thì cuối năm nay, chúng tôi sẽ lập gia đình cho nó luôn".
Người nhà của nạn nhân đang chia sẻ với PV
Bà Trần Thị Mừng (66 tuổi), người mẹ khổ đau phải chứng kiến cảnh mất con bị lũ cuốn trôi ngay trước mặt xót xa kể: "Mấy ngày trước bệnh cũ của tôi tái phát, tôi muốn về quê ở Xuân Thủy (Nam Định) chữa bệnh, vì còn có hàng xóm, anh em. Tôi định đi một mình, nhưng nó (nạn nhân Phạm Văn Tuyên, 20 tuổi) nhất quyết phải đưa tôi về. Khi xảy ra tai nạn, tôi ở gần cửa nên nó đẩy tôi ra trước. Tôi cầm tay để kéo con nhưng xe trượt nhanh quá. Tôi la hét, nhưng đành bất lực vì chiếc xe cứ chìm dần, chìm dần trong dòng nước".
Bà Mừng ân hận kể tiếp: "Tuyên đã yêu một cô gái cùng làng tên là Loan. Thứ thì tôi phản đối, thứ thì nó còn nhỏ tuổi nên chưa cho chúng cưới nhau. Sau một thời gian dài thuyết phục, gia đình cũng ưng thuận. Mới đây, hai bên đã gặp mặt và thống nhất, tháng 10 âm lịch này sẽ tổ chức đám cưới".
Tổng kinh phí khắc phục hậu quả lũ lụt lên tới 2.830 tỷ đồng Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão Trung ương: Đến thời điểm này, lũ lụt đã làm 46 người chết, nhiều địa phương thiệt hại nghiêm trọng, dự kiến kinh phí khắc phục sẽ lên đến khoảng 2.830 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trích 660 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2010, xuất cấp không thu tiền 11.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Theo Đời sống và Pháp luật