Lê Cát Trọng Lý lúng túng hát quên lời
Nhiều lần trong buổi biểu diễn tối 12/9, cô ca sĩ “ Chênh vênh” hát nhầm, quên nhạc, phải “thế” bằng những tiếng ậm ừ.
Không có sân khấu hoành tráng, cũng chẳng có những bộ trang phục lộng lẫy, Lý xuất hiện với quần jeans đen và áo sơ mi trắng rộng thùng thình. “Tài sản” của cô là ban nhạc và đôi ba nhạc cụ, phong trần và giản đơn đúng với phong thái của một kẻ du ca.
Khán phòng Nhạc viện TP.HCM tưởng nhỏ, hóa ra vẫn là khá lớn đối với Lý. Mà hễ đứng trước đám đông khán giả Lý lại run. Mỗi khi run cô lại quên lời, dù đó là bài hát mình viết ra. Bằng chứng là với bài hát mở màn quen thuộc Trời ơi, cô “tự dưng lại quên mất tiêu khúc cuối”. Những bài hát sau có đôi chỗ “tái phạm”, có khi phải dạo nhạc khá lâu vì bối rối. Nhưng khán giả không hề “trách” mà còn tỏ ra thích thú với những lời “thú tội” dễ thương, những câu chuyện, những lời lý giải chỉ có thể là Lý.
Với hơn 20 bài hát có bài đã khá quen thuộc với khán giả yêu thích âm nhạc mộc mạc và trầm lắng của cô như Chênh vênh, Ghen, Mùa yêu, Nghe tôi kể này, Cơn bão nghiêng đêm, Lúng ta lúng túng,… hay có những bài đã lâu cô không hát như Con đường lạ, viết năm 19 tuổi, tới bài Bình minh mà cô chia sẻ là được đặt tên vì cảm giác giống bình minh, chứ không hề ăn nhập với nội dung; hay bài Không tên mà bạn bè vẫn gọi vui là Kiếp đỏ đen 2. Đặc biệt, Lý đã giới thiệu ca khúc Bài ca Tây Tạng, với ca từ hoàn toàn không có tiếng Việt, nhịp điệu khá rộn rã so với phong cách thường thấy ở cô.
Âm thanh da diết của dương cầm, trầm trầm của bass, réo rắc của violon hay sôi nổi, ngẫu hứng của trống hòa quyện vào lời ca trong trẻo, du dương của Lý mang đến cho khán giả một đêm nhạc đầy màu sắc và nhiều cảm xúc. Các bản nhạc được trình diễn dưới lớp áo mới, sống động, trẻ trung hơn.
Người nghe như “trôi” vào câu chuyện ngẫu hứng, chứ không phải bất cứ sự sắp đặt hoàn hảo nào: tự sự với Nghèo , Nghe tôi kể này , Độc đạo ,; da diết và thiền với Cười Adam , Ghen, hay “bạo liệt” Chuyến xe , Cơn bão nghiêng đêm , Như là,… , bị thu hút bởi thứ âm nhạc ngọt ngào, kì diệu, đôi khi lại huyền hoặc, ma mị.
Khán phòng có lúc lặng thinh đến nghẹt thở, lúc lại ồ lên vì trò đùa, nét mặt tinh nghịch của Lý. Lý chia sẻ cô chỉ làm tốt việc hát, và cô sẽ tiếp tục làm cái việc mà cô cảm thấy “mình giỏi nhất”, bởi xong Giấc mộng này cô sẽ “không ngừng chơi”.
Video đang HOT
Sau những màn trình diễn là những tràn vỗ tay không ngớt. Cô ca sĩ trẻ sung sướng, hát mà cứ ngỡ chưa bắt đầu.
Không chỉ chinh phục khán giả bằng giọng ca trong trẻo, du dương, Lý còn khiến người nghe thích mê bởi lối trình diễn tự nhiên như không.
Món quà cuối cùng cô gửi đến khán giả cũng chính là tác phẩm đã mang đến thành công và gắn với tên tuổi của cô, Chênh vênh.
Đôi lúc cô cao trào, thử tài làm chỉ huy dàn nhạc.
Đêm nhạc Vui tiếp theo tại TP. HCM sẽ được tổ chức vào ngày 14/9. Sau đó, cô sẽ biểu diễn tại Quy Nhơn ngày 17/9 và Đà Nẵng ngày 24/9.
Ảnh: Lê Cát Phương Nam – Vi Khánh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thiếu kinh phí, Lê Cát Trọng Lý không làm show ở Hà Nội
Chuyến du ca xuyên Việt từ TP.HCM của giọng ca "Chênh vênh" không thể thực hiện đầy đủ như dự kiến ban đầu, mà chỉ dừng chân ở Đà Nẵng.
Thay vì dừng chân tại 6 tỉnh thành (TP.HCM, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Hà Nội) với 8 buổi diễn, Lê Cát Trọng Lý sẽ chỉ còn 2 đêm diễn tại TP.HCM và hai đêm ở Quy Nhơn, Đà Nẵng từ ngày 10 đến 24/9. Tiếc nuối, Lý cho biết cô mong muốn sẽ sớm có cơ hội biểu diễn tại những nơi cô lỗi hẹn trong tour Vui lần này, bởi cô tự tin về tình cảm của khán giả cả ba miền dành cho mình.
Phải quyết định bỏ show tại ba tỉnh thành chỉ một tuần trước khi chuyến lưu diễn bắt đầu, nhưng Lê Cát Trọng Lý vẫn rất hồ hởi, bởi cô ca sĩ nhỏ bé sinh năm 1987 này cho rằng, dù chỉ được hát cho một khán giả thôi cũng đủ hạnh phúc rồi. Chính vì vậy, các sân khấu trong buổi biểu diễn của cô không hoành tráng, mà khán phòng chỉ có vài trăm người. Tại TP.HCM, cô lựa chọn khán phòng nhỏ của Nhạc viện, nơi cô theo học khoa viola. Hai buổi biểu diễn tại đây vào ngày 10 và 11/9 bán vé với nhiều mức giá, từ 200 ngàn tới 1 triệu đồng.
Lê Cát Trọng Lý đã tập miệt mài với ban nhạc suốt tháng bảy để có những bản phối mới cho 29 ca khúc đã rất quen thuộc với khán giả yêu thích âm nhạc mộc mạc và trầm lắng của cô như Chênh vênh, Ghen, Mùa yêu, Nghe tôi kể này, Cơn bão nghiêng đêm (Nhạc sĩ Thanh Tùng), Lúng ta lúng túng (nhạc sĩ Sa Huỳnh)... Phát huy nhiều hơn hiệu quả của trống, đàn piano, violin, guitar bass, các bản nhạc này sẽ được Lý trình diễn dưới lớp áo mới, sống động, trẻ trung hơn. Sự thay đổi và sáng tạo này là cần thiết, bởi chính Lý cũng có nhiều lần "chán muốn chết bài hát của chính mình".
Tour Vui chưa bắt đầu, nhưng Lý đã thành công khi "dụ" được nhạc sĩ kỳ cựu Nguyễn Tiến Chỉnh tham gia với cô. Nghệ sĩ guitar này đã ngưng hoạt động âm nhạc từ năm 1988. Sau nhiều năm từ chối lời mời của Lê Cát Trọng Lý, lần này anh đã gật đầu khi nghe cô nói "chơi cho vui thôi".
Lê Cát Trọng Lý từng được giải nhất Bài hát Việt năm 2008. Cô được mời hát trong chương trình của ca sĩ Francis Cabrel (Pháp) tại Hà Nội một năm sau đó. Ngoài ra, Lý còn nhận được giải Nghệ sĩ của năm của giải Cống hiến 2010. Năm nay, cô đã đoạt giải Album ấn tượng tại chương trình Album vàng cho đĩa nhạc đầu tay mang tên cô.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lê Cát Trọng Lý du ca xuyên Việt Đầu tháng 9, nữ ca sĩ - nhạc sĩ người Đà Nẵng thực hiện chuyến lưu diễn xuyên Việt đầu tiên qua nhiều thành phố trong cả nước. Với kinh phí đầu tư 6 tỷ đồng, cô dành ba đêm nhạc không bán vé cho khán giả. Lê Cát Trọng Lý cho biết, cô và ban nhạc đang tích cực luyện tập để...