Lễ ăn hỏi, thông gia hai nhà đại chiến vì cái thủ lợn
Lễ cưới hỏi là chuyện vui của cả đời người nhưng đôi khi vì sự tính toán chi li của người lớn khiến đôi trẻ khó mà nên duyên chồng vợ. Cùng chia sẻ những cảm xúc của một bạn gái dưới đây:
ảnh minh họa
“Em chào chuyên mục! Năm nay em 27 tuổi, tháng 6 vừa rồi là lễ ăn hỏi của em. Chúng em quen nhau đã 5 năm.
Theo kế hoạch, tháng 8 tới chúng em làm đám cưới ở quê và báo hỷ với hai cơ quan tại Hà Nội. Tuy nhiên bây giờ mọi thứ đã tan tành hết. Lễ ăn hỏi bị hủy và hai bên thông gia không thèm nhìn mặt nhau. Chúng em ở giữa, không biết phải xử lý thế nào.
Chuyện là trước hôm ăn hỏi, bố mẹ bạn trai em có đến nhà em để bàn bạc. Bố mẹ em nói, theo truyền thống của địa phương, trong lễ ăn hỏi, gia đình nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Lễ vật bao gồm: một thủ lợn, một mâm xôi, một mâm trầu cau, một mâm rượu, chè, thuốc lá, một mâm quả, một mâm bánh nướng, một mâm bánh dẻo và một phong bì tiền để lễ tổ tiên.
Sau một hồi kỳ kèo đòi giảm lễ vật không được, bố mẹ của bạn trai em đã phải đồng ý. Đến ngày ăn hỏi, gia đình em có mời đầy đủ các thành phần ban bệ trong trong gia đình họ tộc đến để chứng kiến ngày vui của chúng em.
Khi nhà trai đến, họ cũng mang đầy đủ lễ vật như yêu cầu nên bố mẹ em và họ hàng nhà gái đều gật gù hài lòng. Tuy nhiên, khi mọi việc gần kết thúc thì sự cố lại xảy ra.Mẹ em, sau khi mở lễ vật và phong bì trước sự chứng kiến của họ hàng 4 bên thì cho người mang vào phòng trong để “lại quả”. Theo phong tục địa phương em, mỗi thứ, họ nhà gái chỉ phải “lại quả” một chút ít để họ nhà trai mang về “chia lộc” cho gia đình.
Mẹ em cũng làm lần lượt thủ tục như vậy, lấy một ít bánh, một ít quả, một ít xôi, một ít chè thuốc, rượu để gửi lại nhà trai. Duy chỉ có cái thủ lợn, mẹ em không biết phải cắt như nào nên đã bỏ qua mà không gửi lại nhà trai.
Video đang HOT
Họ nhà trai, sau khi kiểm tra thấy mỗi thứ chỉ được “lại quả” chút ít và đặc biệt là không thấy thủ lợn đâu, bố chồng tương lai của em đã nhanh mồm nhanh miệng hỏi lại thông gia. Tuy nhiên, ông không hỏi tế nhị mà dùng giọng bực bội. Mẹ em đã nhẹ nhàng giải thích nhưng ông không nghe.
Ông to tiếng với bố mẹ em và bảo, theo phong tục ở quê ông, nhà gái phải trả lại một nửa lễ vật chứ không phải chỉ gửi lại một phần thế này. Ngay cả cái thủ lợn, nhà gái cũng phải chia đôi chứ không thể nhận hết như vậy.
Bố em thấy ông thông gia hung hăng trước mặt họ hàng của mình thì nóng mặt. Thế là hai bên cãi nhau. Bố em mang tất lễ vật của nhà trai ra trả và tuyên bố chấm dứt lễ cưới của con gái. Em và bạn trai ra sức khuyên can nhưng vì nóng nảy, không ông nào chịu nhịn ông nào.
Bây giờ, mọi việc đã trôi qua gần một tháng nhưng bố em vẫn kiên quyết không gả em cho gia đình kia. Gia đình bạn trai em cũng một mực không chịu xin lỗi và làm hòa. Thế nên chúng em cảm thấy rất khó xử, không biết phải làm thế nào. Mong mọi người hãy tư vấn giúp em.”
Theo Cachsong.info
Cuộc dàn xếp ổn thỏa ngay trước lễ ăn hỏi của 2 bên thông gia
Đến bây giờ, khi biết được cuộc điện thoại thỏa thuận ngầm trước lễ ăn hỏi của mẹ đẻ và mẹ chồng, tôi thầm thấy mình thật hạnh phúc khi có được hai người mẹ tuyệt vời như vậy.
Hóa ra, mẹ đẻ và mẹ chồng tôi đã có cuộc trao đổi bí mật trước khi có màn trao lễ nạp tài (tiền thách cưới) vui vẻ như vậy. Ảnh minh họa.
Chào các độc giả mục Gia đình,
Tôi năm nay 32 tuổi, đã có một tổ ấm hạnh phúc bên chồng và hai con nhỏ. Chồng hơn tôi 4 tuổi, từng là giảng viên một trường đại học lớn. Nhưng sau đó, anh đã xin nghỉ làm và ra ngoài kinh doanh.
Hiện chúng tôi đang sở hữu một chuỗi salon làm tóc ở Hà Nội và đang làm ăn khá thuận lợi. Tôi có hai con trai, một cháu 5 tuổi đang học mẫu giáo lớn, còn cháu bé 2 tuổi đang được ông bà nội từ quê ra trông.
Thú thực, sau khi theo dõi chủ đề thách cưới được bàn luận sôi nổi trong chuyên mục mấy ngày nay, tôi nhận thấy mọi người đang quá quan trọng vấn đề tiền nong trong cái phong bao nạp tài.
Tôi xin kể câu chuyện thực của mình ra để mọi người thấy rằng, cái phong bao ấy hoàn toàn có thể được giải quyết ổn thỏa nếu như hai gia đình chịu lắng nghe nhau và đặc biệt, các cô dâu chú rể chịu bàn bạc kỹ lưỡng với nhau trước khi tổ chức lễ ăn hỏi.
Cách đây 8 năm, tôi và ông xã quyết định làm đám cưới sau gần 3 năm tìm hiểu. Chồng tôi ở Thanh Hóa, còn tôi ở Bắc Giang. Trước khi làm đám cưới, tôi có trao đổi trước với ông xã rằng, ở quê tôi, tiền thách cưới thường được nhà gái thông báo trước và rất cao. Tuy nhiên, vì biết gia đình anh không khá giả gì nên tôi bảo mẹ sẽ "liệu cơm gắp mắm".
Sau khi nghe tôi thông báo con số 40 triệu, chồng tôi quá bất ngờ đến mức hét lên với tôi rằng: "Ở quê anh đàn ông không cần bỏ tiền ra cũng lấy được vợ. Sao quê em lại thách cưới ghê gớm vậy?". Sau khi anh về trao đổi lại với gia đình, mẹ anh phản đối kịch liệt và còn đòi hủy cưới luôn. Tôi đau khổ chẳng biết phải làm sao đành phải về thông báo với bố mẹ.
Cuối cùng, chẳng rõ hai bên gia đình trao đổi với nhau như thế nào mà lễ ăn hỏi vẫn diễn ra suôn sẻ. Hai bên gia đình vẫn cười nói với nhau. Cả buổi lễ và đặc biệt, mẹ chồng tôi còn chẳng cần để phong bao phong bì gì.
Bà rải hẳn 5 cọc tiền trị giá 50 triệu trong cái tráp lớn. Sau khi mở 5 cái tráp ra, mẹ chồng tôi còn tuyên bố: "Bố mẹ chỉ mong hai con sống hạnh phúc chứ mấy cái lễ vật này chỉ là tượng trưng thôi".
Tôi khá bất ngờ với lời của mẹ chồng. Rõ ràng hôm trước, chồng tôi còn bảo mẹ nghe thấy nhà gái thách cưới 40 triệu đã la ầm ĩ lên, còn bảo anh không biết chọn vợ. Vậy mà sao hôm nay bà lại thay đổi thái độ hoàn toàn như vậy?
Thế nhưng, vì lễ cưới diễn ra ngay sau đó 1 tuần, công việc chuẩn bị nhiều nên tôi cũng quên bẵng đi mà không hỏi lại bố mẹ.
Về nhà chồng làm dâu đúng 1 tuần thì vợ chồng chúng tôi tiếp tục ra Hà Nội làm việc. 1 tuần đó, mẹ chồng tôi vẫn cười nói và tỏ ra khá dễ chịu. Tôi còn ngạc nhiên là sau khi cưới, mình lại được mẹ chồng quan tâm, yêu thương như vậy. Trước khi ra Hà Nội, mẹ chồng còn cho chúng tôi 20 triệu để lo liệu cuộc sống mới.
Bẵng đi một thời gian, khi vợ chồng tôi nghỉ việc và mở salon làm tóc. Mẹ chồng từ Thanh Hóa ra trông cháu cho tôi đi làm và có hỏi về vấn đề tiền nong. Bà bảo có thiếu vốn không? Sao không lấy tiền thách cưới hồi trước ra gom vào.
Tôi ngạc nhiên hỏi bà: "Sao mẹ lại biết bọn con còn tiền thách cưới?". Mẹ chồng cười xòa rồi bảo, con cứ hỏi mẹ đẻ con sẽ biết.
Hóa ra, trước đây, khi tôi khóc lóc kể rằng, nhà trai đòi hủy cưới vì nhà mình thách cưới cao quá, mẹ tôi đã chủ động gọi điện cho bà thông gia. Mẹ tôi thẳng thắn bảo, tiền thách cưới chỉ là tượng trưng cho đẹp mặt quan khách hai họ và đúng với phong tục ở quê thôi, chứ lễ xong bố mẹ cũng để lại cho chúng tôi hết.
Thậm chí, mẹ tôi còn bảo: "Tôi hiểu cái khó của ông bà bây giờ. Nhà trai phải chuẩn bị nhiều cũng tốn kém. Nếu bên nhà thông gia đang khó khăn thì chúng tôi hoàn toàn có thể gửi vào. Sau đó, chúng tôi sẽ cho thêm hai đứa nữa để chúng còn có cái vốn mà làm ăn".
Tôi cho rằng, phong tục trao tiền nạp tài trong lễ ăn hỏi vẫn nên giữ lại, chỉ cần hai gia đình thống nhất với nhau từ trước. Ảnh minh họa.
Vậy mà mẹ tôi không hề kể cho tôi biết điều này. Đến bây giờ, khi biết được cuộc điện thoại thỏa thuận ngầm trước lễ ăn hỏi của mẹ đẻ và mẹ chồng, tôi thầm thấy mình thật hạnh phúc khi có được hai người mẹ tuyệt vời như vậy.
Qua câu chuyện của mình, tôi cho rằng, thách cưới hoàn toàn có thể nếu như hai gia đình biết trao đổi, dàn xếp ổn thỏa với nhau trước. Nhà gái, nhà trai nên chủ động trao đổi thẳng thắn để có thể giúp hai con sống vui vẻ, hạnh phúc thay vì có thể khiến con trẻ phải khổ sở cả đời.
Theo Người Đưa Tin
Thông gia 'đại chiến' vì bộ ảnh cưới 70 triệu Ngày cưới anh trai phải là ngày vui của gia đình nhưng nhà em thì như ngồi trên đống lửa. Nhìn gương mặt bố mẹ tươi cười với khách nhưng không che giấu nổi nét mệt mỏi, buồn rầu khiến em không khỏi bực mình. Anh trai em năm nay đã 35 tuổi, cao ráo, có công việc ổn định cũng trải qua...