Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam: Tháo gỡ những vướng mắc trong thực thi nhiệm vụ
Nhằm xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao .
Chiều 23/9 tại Lào Cai, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tọa đàm, hội thảo Luật Biên phòng Việt Nam, lấy ý kiến góp ý làm rõ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), trách nhiệm của bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương nơi có biên giới, trách nhiệm của lực lượng chức năng ở biên giới, cửa khẩu …
Toàn cảnh buổi tọa đàm.
Quy định rõ quyền hạn, thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng
Tham dự tọa đàm, hội thảo có các đại biểu ở các tỉnh biên giới phía Bắc gồm Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bộ Tư lệnh Quân khu 2… Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị đã đề ra một số chủ trương mới liên quan đến vị trí, vai trò của các lực lượng trong bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG), đặt ra yêu cầu phải thể chế hóa đầy đủ để quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ BGQG.
Do đó, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh BĐBP đề nghị các đại biểu cho ý kiến làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP, cơ quan, lực lượng chức năng ở khu vực biên giới và mối quan hệ phối hợp giữa BĐBP và cơ quan, lực lượng chức năng trong quản lý, bảo vệ BGQG; đảm bảo an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, kiểm soát xuất nhập cảnh (XNC) tại cửa khẩu; trách nhiệm của bộ, ngành trung tương, chính quyền địa phương nơi có biên giới…
Sau 20 năm thực hiện Pháp lệnh BĐBP, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, trên thực tế, một số các quy định của các luật chuyên ngành liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng BĐBP còn có những vướng mắc.
Ông Lê Ngọc Quỳnh – Giám đốc Sở Tư pháp Lào Cai góp ý, về thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ: Khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống ma túy quy định: “Cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma túy thuộc BĐBP… trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát”.
Video đang HOT
Điều 11 Pháp lệnh Biên phòng quy định: “BĐBP… được trang bị và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ an ninh, các loại phương tiện, vũ khí, khí tài”. Do Luật Phòng, chống ma túy và Pháp lệnh Biên phòng mới chỉ dừng ở các quy định chung có tính nguyên tắc, vì vậy, việc áp dụng các biện pháp nghiệm vụ của BĐBP trên thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Theo ông Quỳnh, một số nội dung, thuật ngữ trong Pháp lệnh BĐBP không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành liên quan như: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Quốc phòng năm 2018…
Một số quy định về quyền hạn (thẩm quyền) của BĐBP quy định tại Pháp lệnh BĐBP đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật An ninh quốc gia, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017…
Về kiểm soát XNC, quá cảnh ở cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng, pháp luật hiện hành chưa có khái niệm về kiểm tra, kiểm soát, giám sát XNC, quá cảnh.
Theo quy định hiện hành, lực lượng BĐBP chỉ có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát XNC, quá cảnh đối với người ở cửa khẩu biên giới đất liền, cửa khẩu cảng, còn việc kiểm soát hàng hóa, phương tiện được giao cho lực lượng hải quan dẫn đến trên thực tế, một số trường hợp lợi dụng các phương tiện XNC, quá cảnh qua biên giới để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội như phương tiện chở tài liệu phản động, vũ khí, vật liệu nổ… nhưng lực lượng BĐBP lại không có quyền kiểm tra, kiểm soát đối với các phương tiện này. Điều này đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm đến an ninh quốc gia.
Điều chỉnh những vướng mắc khi điều tra hình sự
Theo ý kiến các đại biểu, về quyền hạn điều tra của Đồn trưởng Đồn Biên phòng (BP), theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, BĐBP được thực hiện điều tra đối với 112 tội danh ở 51 điều luật. Trong đó, Đồn trưởng Đồn BP không đóng ở vùng sâu, vùng xa có quyền hạn điều tra đối với các tội danh ở 42 điều luật.
Đồn trưởng Đồn BP đóng ở vùng sâu, vùng xa ngoài quyền hạn điều tra như đối với các Đồn trưởng khác quy định trong 42 điều luật kể trên còn được điều tra đối với các tội danh quy định tại 9 điều luật khác gồm các điều: 192, 195, 235, 236, 255, 256, 303, 306, 330.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, 9 điều luật với 16 tội danh nêu trên không chỉ thường xuyên xảy ra ở khu vực biên giới là vùng sâu, vùng xa, phức tạp về an ninh, trật tự. Do đó, khi xảy ra các vụ việc này, mặc dù đủ điều kiện để khởi tố nhưng BĐBP lại không có quyền hạn điều tra.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP là một trong 5 chủ thể của BĐBP có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự, tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có cơ chế để bảo đảm thực hiện thẩm quyền này của Đoàn Đặc nhiệm biên phòng.
Các Đoàn Đặc nhiệm này không gắn với địa giới hành chính của một địa phương nào mà thông thường, theo hoạt động, mỗi Đoàn Đặc nhiệm sẽ gắn với địa bàn của 14-15 tỉnh. Do đó, khi có vụ việc xảy ra, các Đoàn Đặc nhiệm không thể thực hiện được thẩm quyền tố tụng của mình vì không có cơ chế giám sát như gửi đến Viện KSND cấp nào để phê chuẩn các quyết định tố tụng của Đoàn Đặc nhiệm.
Trong khuôn khổ của chương trình, Bộ Quốc phòng tiến hành khảo sát thực tế phục vụ xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam tại Đồn Biên phòng Bát Xát và Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai (BĐBP Lào Cai).
Lam Hạnh
Theo PLVN
Việt Nam - Lào đẩy mạnh hợp tác giữ gìn an ninh, biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, nhận lời mời của Cục trưởng Cục Bộ đội Biên phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Lào, đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Biên phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam do đồng chí Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam làm trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Lào từ 11 - 13/9.
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến (thứ 5, từ trái sang), Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, trao tiền ủng hộ người dân bị thiệt hại tại các tỉnh Trung và Nam Lào cho Bộ Quốc phòng Lào. Ảnh: Xuân Tú/Pv TTXVN tại Lào
Sáng 12/9, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Lào ở thủ đô Viêng Chăn, đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Biên phòng Việt Nam đã hội đàm với đoàn đại biểu Cục Bộ đội Biên phòng Lào do Thiếu tướng Siphan Phutthavong, Cục trưởng Cục Bộ đội Biên phòng, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Lào làm trưởng đoàn.
Tại hội đàm, trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện, hai bên đã trao đổi, thống nhất đánh giá kết quả công tác phối hợp thời gian qua và một số nội dung trong công tác phối hợp, quản lý biên giới thời gian tới.
Theo đó, hai bên tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện nghiêm túc và hiệu quả thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai bên; tích cực tuyên truyền, giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới hai nước về Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa hai nước, về Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa hai nước, và về mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, để người dân nhận thức rõ phương thức, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, phản động cũng như các loại tội phạm. Qua đó, nâng cao ý thức cảnh giác và tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật; chỉ đạo lực lượng bảo vệ biên giới mỗi bên thường xuyên tổ chức tuần tra song phương để quản lý, bảo vệ mốc quốc giới và đường biên giới, giúp phát hiện và phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra trên biên giới; phối hợp tổ chức đấu tranh, ngăn chặn hoạt động di cư trái phép qua biên giới và các hoạt động tội phạm khác.
Ngoài ra, hai bên nhất trí tiếp tục tích cực phối hợp, tham gia tổ chức các chương trình giao lưu hữu nghị biên giới giữa hai nước ở các cấp; thúc đẩy hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ biên giới, phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy. Đồng thời, hỗ trợ nhau trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi pháp luật của lực lượng Bộ đội Biên phòng hai nước.
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Lào của đoàn đại biểu Bộ Tư lệnh Biên phòng Việt Nam lần này, khi nghe tin người dân nhiều tỉnh ở miền Trung và Nam Lào đang phải chịu nhiều tổn thất nặng nề do thiên tại, lũ lụt gây ra, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến đã thay mặt đoàn trao số tiền 90 triệu kíp (khoảng 10.000 USD) cho Bộ Quốc phòng Lào để hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả thiên tai và sớm ổn định cuộc sống.
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai nước Việt Nam và Lào, số tiền 90 triệu kíp mà đoàn trao tặng nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người dân các tỉnh Trung và Nam Lào bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt lần này. Đây là tấm lòng của tập thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, tấm lòng của các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ gửi tới người dân Lào vùng bị thiệt hại do thiên tai, với mong muốn được sẻ chia, động viên để người dân khắc phục mọi khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.
Cảm ơn về những tình cảm chân thành trên tinh thần đồng chí anh em, luôn đồng cam cộng khổ và luôn sẻ chia, vui buồn sướng khổ vẫn luôn bên nhau của mối quan hệ đặc biệt, của tình nghĩa thủy chung, sắt son giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Thay mặt Bộ Quốc phòng và người dân bị thiệt hại tại các tỉnh miền Trung và Nam Lào, Thiếu tướng Khammuon Luongvanla, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Lào hứa sẽ chuyển số tiền 90 triệu kíp, tấm lòng của tập thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Biên phòng Việt Nam đến tận tay người dân Lào vùng bị thiệt hại; nhấn mạnh đây là tấm lòng, tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Ông chúc cho quan hệ đặc biệt, thủy chung, son sắt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào mãi vững bền hơn núi, hơn sông.
Theo Xuân Tú - Thu Phương (TTXVN)
Đánh giá thực chất, toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Biên phòng Ngày 5-9, tại Hà Nội, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm kiểm tra toàn diện đồn Biên phòng đợt 1, năm 2019. Dự hội nghị có Thiếu tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP; các đồng chí lãnh đạo...