Lấy ý kiến dự thảo hướng dẫn giao dịch ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành thông tư thay thế Thông tư số 02/2012/TT-NHNN là cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý hướng dẫn đối với hoạt động giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự thảo áp dụng cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước giao dịch mua, bán VND và USD với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước.
Video đang HOT
Trường hợp thực hiện giao dịch VND và loại ngoại tệ khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ. Tỷ giá mua, bán của từng loại hình giao dịch, giá mua quyền chọn mua, bán ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo cho tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng bằng các loại hình giao dịch như: giao dịch ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn và các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn tối đa là 365 ngày kể từ ngày giao dịch.
Dự thảo cũng nêu rõ, thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, bên thanh toán chậm phải chịu phạt. Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng, trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả. Nếu bằng VND, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm, tính trên số tiền và số ngày chậm trả.
Trước đó, Thông tư số 02/2012/TT-NHNN đã được ban hành, triển khai trong 8 năm và được sửa đổi bổ sung một số lần. Đến nay, nhiều nội dung tại thông tư cần được sửa đổi bổ sung để phù hợp với các văn bản liên quan được ban hành, hoặc sửa đổi sau khi thông tư trên có hiệu lực để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
Dự thảo quy định mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí
Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, dự thảo quy định Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ, bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.
Cụ thể, là phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Hiện nay, Thông tư 03/2021 đang quy định thời điểm là trước ngày 10/6/2020.
Bên cạnh đó, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Ngoài ra, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp gồm số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành (thay vì ngày 17/5/2021).
Dự thảo Thông tư cũng quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/06/2022, thay vì 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Sẽ hạn chế tín dụng nếu ngân hàng không giảm lãi suất thực chất Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế tín dụng với những ngân hàng không giảm lãi suất, phí dịch vụ thực chất như cam kết. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Công văn số 5901/NHNN-TD về thực hiện giảm lãi suất và miễn phí dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ khách hàng chịu...