Lấy ý kiến của dân về công tác an ninh trật tự
Nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình ANTT ở từng khu dân cư được đầy đủ, chính xác, khách quan; xác định được ưu điểm, tồn tại, khó khăn, vướng mắc để có cơ sở chỉ đạo công tác lực lượng CSKV được tốt hơn, Giám đốc CATP Hà Nội đã yêu cầu Công an các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị CAP, thị trấn, đồn chủ động xây dựng kế hoạch, lịch thực hiện cụ thể, báo cáo Đảng ủy, UBND cùng cấp tổ chức họp khu dân cư để đại diện các chi bộ, tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể, nhân dân tham gia đợt kiểm điểm, đánh giá tình hình ANTT trong khu vực và góp ý cho CSKV về công tác giữ gìn ANTT (tính từ tháng 11-2012 đến tháng 10-2013).
Lực lượng CSKV luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân
Để đợt kiểm điểm, đánh giá tình hình ANTT trong khu vực và góp ý cho CSKV về công tác giữ gìn ANTT đạt kết quả tốt, đảm bảo tiến độ thời gian từ ngày 1 đến 20-11, CATP chỉ đạo các đơn vị tổ chức cho từng CSKV tổ chức cuộc họp khu dân cư với các thành phần gồm cấp ủy chi bộ, đội ngũ cán bộ cơ sở, đại diện các tổ chức đoàn thể, các hộ gia đình, cơ quan đơn vị trong khu vực phụ trách và trưởng CAP, đồn, thị trấn; trong đó chủ trì cuộc họp phải là một trong các đồng chí Bí thư chi bộ khu dân cư.
Nội dung đánh giá tình hình ANTT cho Công an các phường, thị trấn, đồn tập trung vào việc kiểm điểm vai trò, chức năng của các đơn vị Công an cơ sở trong việc tham mưu cho Đảng ủy, UBND cùng cấp về công tác đảm bảo ANTT, giải quyết những yêu cầu bức xúc của nhân dân về TTĐT, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phạm pháp hình sự; các điểm nóng về hình sự, ma túy và TNXH. Đối với lực lượng CSKV, việc kiểm điểm chất lượng công tác tập trung đánh giá về tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân (tư thế, tác phong, trang phục theo qui định ban hành của CATP), công tác thăm hỏi, nắm tình hình; giải quyết, xác nhận những vấn đề người dân cần gặp như hộ khẩu, cấp CMND; phối hợp tuần tra kiểm soát địa bàn…
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH – CATP Hà Nội, tính từ ngày 1 đến 5-11, đã có 60 đơn vị CAP, thị trấn, đồn tổ chức cho trên 200 CSKV họp khu dân cư để lấy ý kiến của nhân dân đóng góp cho đơn vị và CSKV trong công tác đảm bảo ANTT. Kết quả việc kiểm điểm tình hình ANTT, lấy ý kiến góp ý cho CSKV là căn cứ đánh giá chất lượng, phân loại CSKV năm 2013.
Trung Hiếu
Video đang HOT
Theo ANTD
Đề xuất họp Quốc hội ngắn ngày, nhiều kỳ/năm
Đây là ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội Huỳnh Ngọc Đáng, ông cho rằng mỗi kỳ họp chỉ nên kéo dài 10 ngày, và một năm họp nhiều hơn 2 kỳ, qua đó có thể mang lại hiệu quả tốt hơn trong công tác xây dựng pháp luật.
Mỗi kỳ kéo dài 10 ngày sẽ phù hợp hơn với đại biểu
Hôm nay (5-11), Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tập trung về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau nổi lên.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Huỳnh Ngọc Đáng
Đóng góp ý kiến, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nói: Dự thảo ghi Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ, trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường, Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
Ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã ghi Quốc hội họp mỗi năm 2 kỳ. Điều này trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó là phù hợp. Trong thời kỳ đó Quốc hội Khóa I họp mỗi năm cũng không đủ 2 kỳ do tình hình ác liệt của chiến tranh. Sau này các Hiến pháp kế tiếp cũng chưa có điều kiện sửa đổi nội dung này do nhiều lý do khác nhau.
Hiện nay theo tôi nội dung điều khoản này không còn phù hợp. Tại sao Quốc hội chỉ họp mỗi năm 2 kỳ, mỗi kỳ dài trên 30 ngày. Muốn họp thêm phải có các thủ tục quy định khá chặt chẽ. Nếu Quốc hội họp nhiều kỳ, mỗi kỳ khoảng 10 ngày thì có gì là khó khăn hay kém hiệu quả hay không? Tôi thấy ngược lại có khi tốt hơn vì hợp lý hơn với tâm sinh lý đại biểu và tác động tốt đến năng suất làm việc của đại biểu trong kỳ họp.
Sắp tới đây khi tòa nhà Quốc hội hoàn thành đưa vào sử dụng thì điều kiện họp nhiều kỳ càng thuận tiện hơn. Hơn nữa Quốc hội Khóa XIII và chắc là Quốc hội các khóa tới theo tôi sẽ luôn trong tinh thần đổi mới phương thức và nội dung hoạt động, họp nhiều kỳ ngắn ngày trong năm của Quốc hội là rất thích hợp.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, Vũ Tiến Lộc
Hiến định doanh nhân trong Hiến pháp
Với suy nghĩ "bản Hiến pháp không chỉ là khuôn khổ pháp lý nền tảng của quốc gia mà còn là lời hiệu triệu toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới mà ở đó nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm và doanh nghiệp, doanh nhân là đội quân xung kích", đại biểu Vũ Tiến Lộc (tỉnh Thái Bình) cho rằng việc bổ sung doanh nhân vào Hiến pháp, bên cạnh cách giai tầng khác xã hội khác như công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang là hợp lẽ.
Ông cho hay, cả nước hiện có hàng triệu doanh nhân đang "đứng mũi chịu sào", lãnh đạo điều hành gần 500.000 doanh nghiệp, 15.000 hợp tác xã, 4 triệu hộ kinh doanh. Họ đã có những đóng góp quan trọng cùng với toàn Đảng, toàn dân đưa đất nước vượt khỏi một nước nghèo để trở thành một nước có thu nhập trung bình, một thành tựu quan trọng bậc nhất của công cuộc đổi mới kinh tế những năm qua.
"Việc hiến định doanh nhân trong Hiến pháp sẽ góp phần xác nhận chắc chắn vị trí của doanh nhân, sẽ tạo niền tin và điểm tựa cho họ trong những nỗ lực trụ vững để vươn lên trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường, góp phần và sự nghiệp chấn hưng đất nước"- đại biểu Lộc kết thúc phần phát biểu của mình.
Ngoài ra, đáng chú ý các đại biểu Quốc hội đã đóng góp thêm ý kiến vào các nội dung như: vai trò, vị trí của các tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam trong Hiến pháp; quy định về Tòa án nhân dân tối cao và Ban hội thẩm; quy định về Hội đồng bảo hiến; quyền lực nhà nước...
Vào ngày 18-11 tới, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về việc chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
An Huy
Theo ANTD
Góp ý dự thảo phân công, phân cấp trong công tác hậu cần "Giám đốc CATP là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của CATP, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác Hậu cần trong CATP", đó là một trong những nguyên tắc của dự thảo Quy định phân công, phân cấp trong công tác Hậu cần CATP Hà Nội, được CATP lấy ý kiến đóng góp của chỉ huy các đơn vị tại...