Lấy vợ Việt, chồng Nhật bỏ việc lương cao về làm nội trợ kiêm YouTuber: Tổng thu nhập 1 tỷ đồng/năm, “không cao nhưng hạnh phúc”!
Trường hợp của anh Kenta và chị Vân khá hiếm ở Nhật Bản, nơi phụ nữ thường ở nhà làm nội trợ sau khi sinh con.
Tư duy khác lạ của đôi vợ chồng Nhật – Việt
Chị Vân (hay còn gọi là Mây) và anh Kenta (Papaken) gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2012 khi hai người cùng làm chung trong một quán ăn ở tỉnh Chiba (Nhật Bản). Khi ấy, chị Vân còn đang du học tại Nhật, còn Kenta đã tốt nghiệp và đang chờ xin việc.
Có cảm tình với cô gái Việt ngay từ cái nhìn đầu tiên, anh Kenta quyết định tỏ tình với đối phương ngay trước lúc chuẩn bị sang Trung Quốc du học. Sau khi chàng trai trở về, cặp đôi kết hôn vào năm 2014. Đôi vợ chồng hiện có với nhau hai người con, một trai (SN 2014) và một gái (SN 2017).
Ban đầu, Kenta làm việc cho một công ty điện tử lớn, thường xuyên đi công tác, phải đi sớm về khuya. Dù lương khá cao nhưng người chồng Nhật không có nhiều thời gian cho gia đình.
Gia đình anh Kenta – chị Vân.
Sau nửa năm suy nghĩ, anh Kenta quyết định nghỉ việc và nhận được sự ủng hộ của vợ.
“Anh muốn được ở bên gia đình và chăm sóc các con nhiều hơn, anh ý lúc nào cũng tiếc nuối vì các con lớn nhanh quá mà anh thì lại quá bận rộn, không thể ở bên dõi theo từng bước trưởng thành của con, vì thế nên anh quyết định nghỉ việc ở công ty. Còn môi trường và tính chất công việc của mình thì thoải mái hơn một chút, không phải làm thêm hoặc đi công tác dài ngày“, chị Vân từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn.
Khoảng thời gian đầu gặp nhiều khó khăn khi Kenta chọn làm thêm vào ban đêm để có thời gian ở cùng gia đình vào ban ngày cũng như giúp đỡ vợ nhiều hơn. Tuy nhiên, cảnh thức đêm, ngủ ngày, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn vì phải chăm sóc con của chồng khiến chị Vân không khỏi lo lắng.
Một thời gian sau, đôi vợ chồng đưa ra quyết định quan trọng, đó là anh Kenta chuyển sang làm freelance, song song với công việc nội trợ “toàn thời gian”. Trong khi đó, chị Vân đi làm tại một công ty y tế với thu nhập khá tốt.
Tư duy và cách làm của đôi vợ chồng khá trái ngược với truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là tại đất nước Nhật Bản – nơi đa số phụ nữ Nhật ở nhà nội trợ sau khi sinh con.
“ Các bạn bè và hàng xóm của tôi đều nói đàn ông trong gia đình họ ít khi làm việc nhà. Cũng có những người tò mò về quyết định này của chúng tôi, song tất cả đều không ảnh hưởng, bởi đây là lựa chọn dẫn đến hạnh phúc cho cả tôi và vợ”, anh Kenta bày tỏ.
Nội trợ kiêm YouTuber toàn thời gian
Một ngày của anh Kenta bắt đầu từ khá sớm. Anh dậy nấu cơm cho vợ mang đi làm, sau đó đánh thức 2 con dậy. Mọi công việc chuẩn bị cho 2 bé đều do một tay ông bố đảm nhiệm, từ nấu bữa sáng, chuẩn bị quần áo, sách vở và đưa con đi học.
Các công việc nội trợ khác như giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, nấu cơm,… cũng được người chồng Nhật chăm lo tươm tất. Chị Vân thường trở về nhà lúc 19h30, sau đó ăn cơm, chơi với con và cho con đi ngủ.
“ Chồng mình dậy lúc 7h, cho các con ăn và chuẩn bị cho các con đi học. 9h đưa bé nhỏ đến trường. 9h30 đưa bé lớn ra xe bus đi học. Anh về làm việc nhà, sau đó sẽ làm việc tại nhà hoặc đi gặp khách hàng. 16h đón bé lớn từ xe bus rồi 2 ba con đi đón bé nhỏ. Khi về nhà, chồng mình sẽ chơi cùng rồi tắm rửa cho các con và sau đó thì chuẩn bị bữa tối. Ăn xong anh sẽ rửa bát và dọn dẹp nhà cửa. Sau đó là thời gian riêng, anh ấy sẽ làm việc hoặc xem tivi giải trí gì đó rồi đi ngủ”, cô gái Việt chia sẻ.
Để có thêm thu nhập cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp của gia đình, anh Kenta mở một kênh YouTube có tên “Papaken Family – Cuộc sống ở Nhật”. Các video xoay quanh cuộc sống, những hoạt động hằng ngày của gia đình Nhật – Việt. Anh cũng học thêm tiếng Việt từ vợ để tự làm phụ đề cho video của mình.
Theo tiết lộ của chị Vân khoảng 1 năm trước, thu nhập của hai vợ chồng rơi vào khoảng 500 vạn yên (xấp xỉ 1 tỷ đồng) mỗi năm, chi tiêu hàng tháng khoảng hơn 60 triệu đồng.
“Khoản thu nhập ấy có thể là số tiền lớn ở Việt Nam, nhưng so với ở Nhật thì cũng không phải là quá nhiều, đủ để lo cho cuộc sống gia đình không phải thiếu thốn thôi”, chị Vân cho biết.
Trước khi hoán đổi vị trí, một mình Kenta đi làm, thu nhập của gia đình vào khoảng 600 vạn yên (hơn 1 tỷ đồng). Tuy thu nhập ít hơn trước nhưng cả hai vẫn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Đôi vợ chồng hiếm khi xảy ra mâu thuẫn, nếu có cũng chỉ là bất đồng quan điểm nho nhỏ rồi nhanh chóng làm lành với nhau.
Kênh YouTube của anh Kenta hiện đã có hơn 83.000 người đăng ký và nhận được sự quan tâm lớn của khán giả Việt Nam và người Việt tại xứ hoa anh đào. Chị Vân gần đây cũng kinh doanh thêm bằng việc bán hàng hiệu secondhand, vận chuyển từ Nhật về Việt Nam.
Phẫn nộ: Nhóm thanh niên đem trống đến đánh trước các cổng trường để "lừa" học sinh nghỉ sớm
Video ghi lại cảnh các thanh niên chở trống đến trước các trường lớn rồi đánh trống báo hiệu giờ ra về như thật, trong khi còn 15-30 phút nữa học sinh mới tan lớp. Sự việc này đang bị lên án dữ dội.
Ảnh minh họa
Ngày nay, internet phát triển, trào lưu sử dụng mạng xã hội nở rộ, trong đó Youtube được xem là mạng chia sẻ video lớn nhất hành tinh. Không chỉ còn là công cụ giải trí thông thường, Youtube của năm 2020 còn trở thành một công cụ kiếm tiền dành cho những ai ưa thích sự nổi tiếng. Người thuộc nhiều tầng lớp. nhiều độ tuổi bắt đầu đổ xô vào địa hạt này và nghĩ ra nhiều nội dung độc - lạ nhằm thu hút khán giả. Dần dà, youtuber như một thuật ngữ để chỉ một nghề nghiệp dành cho họ.
Nhưng chính sự bùng nổ này khiến kênh chia sẻ video hàng đầu này trở thành một nồi lẩu thập cẩm chứa đựng nhiều clip phản cảm, vô bổ khiến người xem nhức mắt. Mới đây, 1 video cũng đang gây tranh cãi không kém vì có nội dung chẳng ai hiểu nổi. Theo đó, video này do kênh Youtube Thành Đức Official ghi lại cảnh thanh niên này cùng những người bạn của mình đang thực hiện một màn "troll" các học sinh gần nhà bằng cách... đem trống đến tận nơi, giả báo hiệu giờ ra về.
Trong video, ngoài Thành Đức, còn có 2 người bạn trợ sức trong đó có 1 người lái xe máy sẵn để "vọt" đi sau khi đồng đội đánh trống hòng tránh sự để ý của nhà trường. Trước giờ ra về của các học sinh trường THCS Trực Cát tầm 30 phút, các thanh niên này đã đứng đợi sẵn, chuẩn bị tư thế sẵn sàng để gõ trống troll rồi lập tức bỏ chạy sau khi thấy bảo vệ.
Màn "troll" giờ ra về đang bị lên án dữ dội
Chưa thỏa mãn được trò lố của mình, 3 thanh niên lại tìm đến trường THPT Lê Quý Đôn. Theo lời chia sẻ của chính chủ nhân video, cậu bạn giới thiệu: "Trường này hơn nghìn học sinh, gõ ra về một cái không biết học sinh có về hay không, hôm nay cho các bạn về sớm nhé!" Sau đó, Thành Đức là người gõ trống và còn nán lại xem học sinh có ra về thật hay không và quả nhiên chỉ sau vài phút, một số học sinh đã rời lớp để ra về.
Cuối clip nhóm bạn này tỏ ra khá hả hê với trò troll mà cả 3 tự xem là vui và hài hước. Nhưng có thể thấy, nội dung này khi được chia sẻ lên mạng xã hội lớn như Youtube quả là không thể chấp nhận được. Môi trường giáo dục là nơi công cộng, có rất đông số lượng học sinh và giáo viên, với nhiệm vụ là học tập. Mỗi tiết học đều được căn chỉnh sao cho phù hợp để các giáo viên hoàn thành việc truyền đạt kiến thức bài học cho các học trò một cách tốt nhất. Mỗi phút đến lớp đều quý giá và đáng trân trọng thế nhưng chỉ vì trò tiêu khiển nhạt nhẽo của mình mà những youtuber này đã gây ảnh hưởng cho hàng nghìn học sinh trên địa bàn.
Video này đang nhận được phản ứng phê phán gay gắt từ cộng đồng, đặc biệt là học sinh và phụ huynh.
Chưa thảo mãn, nhóm thanh niên tiếp tục đến trường khác để "troll"
Ngoài việc tự sản xuất clip có nội dung khó hiểu, 3 thanh niên còn gây bức xúc khi điều khiển xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ theo luật An toàn giao thông đường bộ. Mỗi video được đăng tải lên Youtube nếu thực sự là của những Vlogger, youtuber chuyên nghiệp đều cần có tính giáo dục và định hướng những chi tiết nhỏ như thế này cũng đủ để cho thấy chính những người làm ra nội dung trên cũng chưa nắm được những vấn đề sẽ xảy ra nếu có khán giả nhỏ tuổi xem clip của mình.
Một thực tế cho thấy, những kênh Youtube trở nên nổi tiếng nhanh chóng nếu không có bước đi đúng đắn cũng sẽ dần trở nên tàn lụi và chết yểu. Mà một trong những nguyên nhân chính đó là việc những nội dung họ mang đến chỉ là hài nhảm, trò troll nhạt nhẽo, vô bổ, không mang tính thông điệp.
Hiện video trên đang nhận được gần 1,2 triệu view, riêng kênh Thành Đức Official đã có hơn 10 nghìn lượt đăng ký theo dõi. Nếu thực sự nghiêm túc và xem Youtube là công cụ kiếm tiền thì thiết nghĩ chủ nhân của channel trên nên xem xét lại cách khai thác nội dung của mình sao cho văn minh hơn.
Chăm chỉ khoe ảnh "có làm thì mới có ăn", nàng hot girl gợi cảm khiến người xem tấm tắc khen ngon miệng, yêu đời mỗi ngày Phải công nhận rằng nhìn vào bức ảnh nào của cô nàng hot girl cũng đều cảm thấy ngon miệng thật. Đối với nhiều người, đặc biệt là với cộng đồng mạng, trào lưu các Youtuber, streamer thực hiện những clip Mukbang, hay các món ăn siêu to khổng lồ như bà Tân Vlog đã không còn là điều quá xa lạ. Nhưng...