Lấy vợ hơn 12 tuổi, tôi không chịu nổi tình yêu quá “nhiệt” của cô ấy
Tôi năm nay 32 tuổi, đã gặp người phụ nữ quan trọng nhất đời mình cách đây 2 năm.
Tôi biết vợ từng trải qua quá khứ bị tổn thương, nhưng không biết phải làm sao để cho cô ấy hiểu là tôi thật lòng yêu cô ấy (Ảnh minh họa: Sohu).
“Khi trò chuyện, tôi có thể cảm nhận được rằng cô ấy là một người phụ nữ vui vẻ, lạc quan. Sau khi quen nhau, tôi càng đánh giá cao sự nữ tính và hoàn thiện bản thân của cô ấy.
Cô ấy từng bị chồng cũ phản bội và ly hôn cách đây 5 năm. Sau khi ly hôn, cô ấy bắt đầu kinh doanh với phần lớn tài sản của chồng cũ.
Bằng nỗ lực của bản thân, cô ấy mở được một chuỗi thẩm mỹ viện. Tôi ngưỡng mộ sự độc lập và tự hoàn thiện của cô ấy, có một tình cảm không thể giải thích được dành cho cô ấy.
Khi chúng tôi bắt đầu liên lạc nhiều hơn, cô ấy dần trở nên cởi mở. Cô ấy nói mình chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé, khi màn đêm buông xuống cũng mong sẽ có một người đàn ông để dựa vào. Tôi đã tỏ tình, cô ấy nhìn tôi dịu dàng rồi đồng ý. Tôi vui lắm, tự hứa với lòng sẽ đối xử tốt với cô ấy sau này.
Khi chúng tôi kết hôn, bố mẹ tôi phản đối kịch liệt. Bố mẹ bảo vợ hơn tôi đến 12 tuổi thì cùng nhau đi hết cuộc đời làm sao được. Vượt qua nhiều trở ngại chúng tôi mới có được giấy đăng ký kết hôn.
Sau khi cưới, tôi dọn về nhà vợ ở, vợ mua cho tôi xe hơi và lo cho tôi mọi cách có thể. Đôi khi tôi cảm thấy cuộc hôn nhân của mình rất ngược đời. Người ta là chồng lo cho vợ, tôi thì cái gì cũng được vợ lo cho.
Cô ấy chuẩn bị bữa sáng, bữa trưa và bữa tối cho tôi mỗi ngày, chỉnh trang quần áo cho tôi vào hôm trước, nhắc nhở tôi bảo vệ sức khỏe hàng ngày, và cho tôi biết về thời tiết hôm nay nắng mưa thế nào, ngoài đường có kẹt xe không, cập nhật cho tôi đủ loại tin tức. Lúc đầu tôi rất thích, nhưng theo thời gian, tôi cảm thấy cuộc sống quá gò bó.
Video đang HOT
Những ngày cuối tuần, nghỉ lễ, vợ đeo bám tôi 24/24, không rời một li. Dù tôi có làm gì cô ấy cũng tham gia, điều đó khiến tôi cảm thấy mất không gian riêng, đôi khi tôi muốn đi uống với bạn bè nhưng rồi buộc phải hủy bỏ.
Tôi nghĩ cô ấy giống mẹ tôi hơn là vợ. Tôi cứ như một thằng con to xác của cô ấy, được nuông chiều và chăm sóc, nhưng tôi rất chán nản và khó có thể chịu đựng được sự nhiệt tình quá mức của vợ dành cho tôi.
Mấy lần bạn rủ đi nhậu mà tôi từ chối, tôi đã bị chúng nó nói rằng “không thể sống thiếu bà vợ giàu có”. Trong khi tôi bây giờ lại cảm thấy ghen tị với cuộc sống tự do dù không có cơm ăn áo mặc.
Để cân bằng tâm trí, tôi xin làm thêm giờ. Tôi chăm chỉ tham gia nhiều dự án hơn để có thu nhập cao hơn và có nhiều thời gian hơn cho riêng mình. Nhưng lần này, rắc rối của tôi đã đến. Vợ luôn phàn nàn khi tôi không thể đi cùng cô ấy, và thậm chí mỗi khi tôi làm thêm về, cô ấy ngửi quần áo của tôi, kiểm tra điện thoại di động của tôi…
Tôi biết vợ mình từng bị phản bội, và trong tim cô ấy ghim một nỗi đau nên không tin tưởng tôi là điều dễ hiểu. Nhưng cô ấy càng ngày càng quá đáng. Một lần, tôi nhận được cuộc gọi từ một nữ đồng nghiệp. Cô ấy nghe thấy tiếng phụ nữ nói chuyện với tôi thì liền giật lấy điện thoại, chửi đồng nghiệp của tôi khiến tôi rất xấu hổ.
Tôi đã giải thích nhưng vợ không chịu nghe, thay vào đó, cô ấy phàn nàn rằng tôi không thể cho cô ấy cảm giác an toàn, còn nói rất thất vọng về tôi. Tôi biết cô ấy lén cài định vị vào điện thoại của tôi, cài cả máy nghe lén trong xe tôi nữa.
Tôi rất muốn phản ứng, nhưng thật lòng không nỡ từ bỏ cuộc hôn nhân này. Tôi vẫn yêu vợ, nhưng giá như cô ấy có thể cho tốt chút tự do, chút tin tưởng, để tôi chứng minh cho cô ấy thấy là tôi yêu cô ấy. Bây giờ hai người mới kết hôn được hai năm, nhưng tôi không thể chịu đựng nổi sự thái quá của vợ. Tôi biết làm sao bây giờ?”.
Có những người vì quá yêu mà sợ mất, vì từng tổn thương mà sợ bị mang ra làm trò cười một lần nữa, họ sống trong tình trạng cảnh giác cao độ và vô tình làm hỏng chính mối quan hệ lẽ ra sẽ trở nên rất tốt đẹp của mình.
Giữa vợ và chồng, dù là tình đầu hay chắp vá, khi đến với nhau cần có sự tin tưởng nhất định, dành không gian riêng thích hợp cho nhau, giữ khoảng cách phù hợp cho nhau, và đừng yêu quá hoặc hạn chế bản thân quá nhiều. Chỉ bằng cách này mới tạo ra được sự thoải mái cho nhau.
Ở hoàn cảnh của người chồng nói trên, nên mở lòng để trao đổi với vợ, chứng minh lòng chung thủy với cuộc hôn nhân bằng thái độ và cách cư xử thiết thực của mình, để vợ từ từ tin tưởng và thay đổi những tập quán cực đoan, như vậy hôn nhân sẽ được bền chặt và êm ái.
Dân mạng tranh cãi chuyện con gái đi lấy chồng còn lo toan cho nhà ngoại
Câu chuyện bắt nguồn từ sự phàn nàn về người vợ được cho là ích kỷ trong mắt một ông chồng.
Ảnh minh họa: Getty Images.
Ông chồng này cho biết mới lấy vợ được một năm, vợ trẻ hơn anh 4 tuổi và ngoài công việc chính, cô ấy còn nghề tay trái là bán hàng online.
Thu nhập cụ thể của vợ anh chồng không biết, nhưng hai vợ chồng có thỏa thuận là chồng lo tiền trả góp mua nhà, còn tiền ăn, tiền sinh hoạt, chi tiêu chung của hai vợ chồng và hai bên nội ngoại thì vợ lo.
Anh chồng lương tháng hơn 20 triệu, ngoài tiền trả góp mua nhà còn dư chút tiền xăng, ăn sáng, tuy nhiên anh thấy cuộc sống rất thoải mái, đầy đủ vì vợ thoáng tay. Hàng tháng vợ gửi về cho ông bà 2 bên mỗi bên 3 triệu. Anh chồng thấy thế là hợp lý.
Cho đến khi vợ chồng có kế hoạch sinh con, vợ bảo phải tiết kiệm lại, ăn sáng ở nhà, nhậu nhẹt ít thôi và sẽ giảm chi phí sinh hoạt chung của vợ chồng xuống, cắt giảm cả tiền gửi về hai bên ông bà thì bắt đầu có chuyện.
"Bố mẹ em thì em vẫn gửi một triệu về, còn một triệu sẽ cho em trai đang là sinh viên. Còn bố mẹ mình, em nói lý do là bố mẹ sức khỏe tốt, lại có lương công chức, hai ông bà sống ở quê thế là dư lắm rồi, thỉnh thoảng về sẽ mua quà cho ông bà, sau này có tiền thì biếu ông bà sau", - người chồng nói mình có hơi không vừa ý, nhưng đó là tiền của vợ nên anh cũng gật đầu với quyết định ấy.
Thế nhưng người chồng lại phát hiện vợ chuyển về cho bố 4 triệu tiền đi viện, cho mẹ tiền lắp điều hòa, những tháng trước vẫn cho em trai tiền mua này nọ, tiền đóng trọ, tiền ăn. Người chồng cảm thấy vợ không hề có hiếu với bố mẹ mình, đi lấy chồng nhưng tâm luôn hướng về nhà mẹ đẻ.
Rồi người chồng so sánh mỗi khi bố mẹ vợ hơi đau ốm là vợ nóng lòng đưa ông bà đi viện, thuốc bổ Hàn - Nhật đầy đủ, sốt sắng với cả việc học của em trai, cho tiền đi học mấy lớp kỹ năng, tiếng Anh... Trong khi bố mẹ chồng ốm cô ấy "chỉ hỏi han rồi mua thuốc bình thường, không thì cho bố mẹ ít tiền chứ chẳng hề sốt sắng".
Người chồng chụp lịch sử giao dịch hỏi vợ thì cô ấy nói chồng không có quyền tra hỏi. Điều này khiến chồng thêm bức xúc, anh hỏi cư dân mạng: "Em nói em không xin mình để cho bố mẹ đẻ, nhưng nhà em đang ở mình phải trả tiền?".
Sau khi chê trách vợ ích kỷ, anh chồng nhận được thái độ đòi bỏ ra ngoài của vợ. Cô ấy lúc đi còn nói một câu: "Lấy chồng không nhờ chồng được tý nào". Vợ bỏ đi đã 2 ngày nhưng chồng không muốn làm hòa, anh chàng cho biết mình chỉ muốn vợ đối xử công bằng giữa hai bên nội ngoại.
Ngay sau khi đọc về câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ, cư dân mạng lập tức phân thành hai luồng ý kiến trái chiều. Một số ý kiến chê trách người chồng mới là người ích kỷ khi khó chịu vì vợ nặng lòng lo cho nhà ngoại.
Số ý kiến này cho rằng con gái đi lấy chồng mang trong lòng nỗi niềm, nỗi niềm thương mẹ cha ở nhà là lớn nhất. Bố mẹ của người vợ đã già yếu, lại không có thu nhập, em trai còn đang đi học, cô ấy không lo toan cho bố mẹ thì họ sẽ thế nào?
Nếu là chồng tốt lẽ ra nên hiểu cho tâm tư của vợ, không thể cùng vợ lo cho nhà ngoại thì cũng nên để cô ấy tự lo cho em trai và bố mẹ bằng tiền riêng của mình, chuyện này chẳng có gì đáng để người chồng bức xúc cả.
"Chị ấy có phải so đo tính toán với nhà chồng đâu, chị ấy lao động thêm bằng cách bán hàng online, trong khi anh lo trả góp tiền cái nhà anh và cô ấy đang ở thì cô ấy cũng lo đủ chi phí sinh hoạt, chi tiêu chung của hai vợ chồng, lại còn biếu tiền hai bên bố mẹ đấy. Chính anh còn bảo vợ chi tiêu thoáng tay nên cuộc sống thoải mái, đâu phải chị ấy bo bo với chồng, bố mẹ chồng mà chỉ nghĩ cho nhà mình", "Một người vợ làm việc chăm chỉ và tự kiếm thêm được tiền để lo cho những người cô ấy thấy cần phải lo, đáng quý đấy" - cư dân mạng để lại lời bình luận, cảm thán.
Các ý kiến khác bênh vực người chồng cũng khá mạnh mẽ, và chỉ ra rằng người vợ chưa đúng:
"Mình là nữ nhưng thấy chị vợ có phần sai. Trước mẹ mình kể ông bà ngoại không bao giờ nhận tiền của mẹ, muốn cho tiền thì phải có cha mình ở đó hoặc là cha đưa. Mẹ nói ông ngoại bảo "vợ chồng đồng lòng, tiền là tiền chung nên vợ không có quyền quyết định một mình". Hơn nữa từ đầu cũng thống nhất rõ nhà vợ 3 triệu nhà chồng 3 triệu, chứng tỏ công bằng đôi bên. Nếu tiền cá nhân thì cũng nên thông báo với chồng. Nhà thì nhà chung, sinh hoạt phí chung, cha mẹ cũng cha mẹ chung nhưng lại không rõ ràng với nhau. Cha mẹ nào cũng cần báo hiếu", một cư dân mạng là nữ lên tiếng.
"Vấn đề là bạn vợ ngay từ đầu cũng không trao đổi cụ thể thẳng thắn mà giấu giếm còn gì? Nếu bạn nữ không kiếm ra tiền đã đành, nhưng đây cả 2 cùng kiếm ra tiền thì phải cùng có trách nhiệm, minh bạch tài chính. Tiền bạn nam kiếm ra lo cho chung thì vợ cũng nên chi hai bên đều nhau. Nếu muốn cho bố mẹ nhiều hơn thì thẳng thắn với chồng...".
Ở điểm này, các kiến phản bác đưa ra phân tích rằng so với bên ngoại, bên nội ít cần hỗ trợ hơn vì ông bà đã có lương hưu, trong khi ông bà ngoại già yếu đi viện, không thu nhập lại còn đang nuôi con trai đi học, con gái họ không giúp thì ai giúp bây giờ.
Đồng ý là hai bên bố mẹ đều là bố mẹ, nhưng không nên cứng nhắc với chuyện "hai bên nội ngoại phải như nhau", hỗ trợ hai bên ông bà được đến đâu còn tùy thuộc vào tình hình thực tế các cụ cần hỗ trợ đến đâu và năng lực tài chính của vợ chồng.
Vì người chồng chưa rộng lòng nên đó cũng có thể là lý do người vợ phải giấu giếm chuyện âm thầm giúp bố mẹ và em trai. Câu nói của cô ấy trước khi bỏ đi: "Lấy chồng không nhờ chồng được tý nào" có thể thấy được sự thất vọng của cô ấy đối với chồng, khi không nhận được sự ủng hộ chia sẻ của chồng về nỗi lòng canh cánh của con gái với cha mẹ, tự xoay tài chính để lắng lo mà vẫn bị chồng ý kiến.
Lấy vợ góa của đồng nghiệp, tôi cay đắng phát hiện một bí mật sau đó Tâm sự của người đàn ông sau khi được đăng tải lên một diễn đàn để tìm kiếm lời khuyên, nhiều người cho rằng cuộc hôn nhân này của anh ấy tốt nhất không nên tồn tại. Người đàn ông 35 tuổi xuất thân từ gia đình nghèo khó, mãi chưa lấy được vợ tâm sự: "Tôi sinh ra ở vùng quê, nhà...