Lấy vợ để cho tròn nghĩa vụ đối với gia đình
Tôi là người đồng tính nhưng cô gái ấy vẫn yêu. Tôi có nên lấy làm vợ hay không?
Tôi là người đồng tính nhưng cô gái ấy vẫn yêu. Tôi có nên lấy làm vợ hay không?Ở cái tuổi 32, với nhiều người đàn ông, chuyện vợ con đều huề, sự nghiệp ổn định là một điều mơ ước lớn nhất. Nhưng có lẽ với tôi, chỉ cần được sống đúng với giới tính của mình đã là một điều quá khó khăn, đừng nói đến chuyện mơ một gia đìnha như bao người khác. Tất cả chỉ vì: Tôi là người đồng tính!
Tôi biết mình đồng tính từ năm học cấp 3. Trong khi đám con gái ở láớp chết mê, chết mệt vẻ ngoài điển trai của tôi thì lòng tôi lại chỉ hướng về cậu bạn ngồi kế bên mình. Tôi thích cậu ấy nhưng không dám nói ra. Bạn bè bảo tôi là kẻ lạnh lùng, kiêu căng bởi vì tôi không hề đáp lại tình cảm của bạn gái nào trong lớp. Tôi ôm ấp mối tình câm với cậu bạn mà không thể nói ra, bị mọi người cách ly vì tôi không chịu gần gũi , chia sẻ với ai.
Năm đầu tiên tôi trượt đại học vì gần đến ngày thi tôi đã thú nhận tình cảm của mình với bạn ấy. Bạn ấy không những không đáp lại mà còn ghê sợ tôi. Tôi bị sốc và không còn tập trung được vào việc thi cử. Năm sau, tôi đau khổ khi bạn bè đi học gần hết, chỉ còn mình tôi ở lại. Tôi đã cố gắng học và thi đỗ vào một trường đại học hàng đầu Việt Nam. Có thể nói, tôi là niềm tự hào của cả gia đình, dòng họ. Không tự hào sao được khi tôi có ngoại hình tương đối ổn, tính tôi hiền lành, ít nói, lại học hành tử tế… Nhưng bố mẹ đâu biết rằng, nếu sự thật về con người tôi được hé lộ, e rằng những gì còn lại trong bố mẹ chỉ là sự xấu hổ, thật vọng.
Tôi tìm được tình yêu đích thực của mình khi bắt đầu đi làm. Đó là một người tốt, yêu tôi thật lòng. Cậu ấy là con thứ 4 trong một gia đình đông con. Mọi người đều đã vào Sài Gòn sinh sống và công tác, chỉ còn mình cậu ấy ở lại ngoài bắc này. Có lẽ cậu ấy cũng muốn tách mình ra khỏi gia đình vì giới tính thật của mình. Chúng tôi yêu nhau, sống hạnh phúc bên nhau được 3 năm nay rồi.
Chúng tôi đã tính tới chuyện sống với nhau trọn đời như thế nhưng hoàn cảnh thực tế không cho phép. Cậu ấy thì không sao chứ tôi còn trách nhiệm với gia đình. Người yêu của tôi động viên tôi hãy lấy vợ, làm tròn trách nhiệm với gia đình và cậu ấy vẫn đợi tôi. Nhưng tôi cảm thấy như thế quá bất công và tàn nhẫn với người phụ nữ sẽ lấy tôi làm chồng.
Tôi cố gắng trì hoãn và gia đình càng lúc càng sốt ruột. Bố mẹ tôi không cho phép tôi ở trên thành phố nữa nếu tôi không chịu lấy vợ. Bố mẹ bắt tôi lấy một cô gái gần nhà, làm ở trạm xá xã, hiền lành ngoan ngoãn. Nhìn cô ấy tôi thấy rất có thiện cảm và yêu quý. Đó là tình cảm quý mến đơn thuần chứ không phải là tình yêu. Nhưng càng trân trọng cô ấy bao nhiêu thì tôi lại càng không lỡ vì không muốn làm cô ấy khổ.
Video đang HOT
Tôi có nên lấy vợ để làm tròn trách nhiệm với gia đình không? (Ảnh minh họa)
Bố mẹ tôi càng lúc càng làm căng. Còn cô ấy, có vẻ như cô ấy yêu tôi nhiều lắm nên thường sang nhà tôi để giúp đỡ gia đình tôi. Tôi khó khăn không biết phải đối diện với cô ấy như thế nào. Cô ấy còn nói dù tôi không yêu nhưng cô ấy vẫn muốn làm vợ tôi. Người yêu tôi cũng động viên tôi cứ lấy cô ấy đi, sinh 2 đứa con rồi ly hôn.
Tôi suy nghĩ rất nhiều mà chưa tìm được cách giải quyết cho cuộc tình của mình. Sao cuộc đời lại đặt tôi vào tình huống oái oăm như thế này đây? Tôi nên làm gì? Có nên tàn nhẫn lấy vợ dù không yêu hay không?
Theo Eva
Nghĩa vụ "bảo vệ chủ quyền quốc gia" với Hồng Kông - Macau - Đài Loan
Quốc hội Trung Quốc ngày 1/7 thông qua đạo luật An ninh quốc gia, bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn như: an ninh mạng, an ninh tài chính các vấn đề tư tưởng, tôn giáo. Luật cũng yêu cầu Hồng Kông, Macau và Đài Loan "có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia".
Quốc hội Trung Quốc thông qua luật An ninh quốc gia (Ảnh: CNS)
Theo Tân Hoa Xã, dự luật đã được Thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua, với 144 phiếu thuận, 1 phiếu trắng và 10 phiếu phản đối.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau đó, đại diện Ủy ban Các vấn đề pháp luật của Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Zheng Shu'na nói, đạo luật có tầm quan trọng thích đáng đối với "các thách thức an ninh đang ngày một tăng".
Theo đạo luật mới này, an ninh quốc gia là "một điều kiện trong đó chính phủ, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hạnh phúc của người dân, sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội, cùng các lợi ích chủ chốt khác của một quốc gia tương đối an toàn và không phải chịu các mối đe dọa bên trong và bên ngoài".
Đạo luật nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tạo ra "một hệ thống lãnh đạo an ninh quốc gia tập trung, hiệu quả và đầy đủ thẩm quyền". Tuy vậy, đạo luật không đề cập tới Ủy ban An ninh quốc gia vừa được Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
Chủ tịch Tập Cận Bình, người lãnh đạo ủy ban này, trước đây từng khẳng định an ninh quốc gia cần phải toàn diện, dẫn dắt chính trị, quân đội, kinh tế, công nghệ, môi trường và văn hóa.
Đạo luật cũng khiến người Hồng Kông chú ý, khi lần đầu tiên nêu"nghĩa vụ" của đặc khu hành chính này. Tại Điều 11, đạo luật nêu rõ: người dân Hồng Kông, Macau và Đài Loan có nghĩa vụ phải gìn giữ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, cùng với người dân đại lục.
Điều 36 cũng kêu gọi Hồng Kông và Macau thực hiện trách nhiệm của hai đặc khu hành chính này trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
Đạo luật nêu: các cơ quan chức năng nên thiết lập các cơ chế giúp ngăn ngừa những rủi ro tài chính trong khu vực và quốc tế, bảo vệ an ninh của công dân Trung Quốc và các tổ chức ở nước ngoài, bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.
Bình luận về đạo luật vừa được thông qua, giáo sư luật Fu Hualing, đến từ đại học Hồng Kông cho biết, ông không rõ vì sao Ủy ban An ninh quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc không được đề cập trong luật này? Cũng như không rõ địa vị pháp lý cũng như quyền lực của cơ quan này sẽ được luật điều chỉnh ra sao?
Tiến sỹ Eva Pils, chuyên gia luật Trung Quốc tại đại học London thì cho rằng, luật không trực tiếp đề cập tới ủy ban trên sẽ để ngỏ việc cơ quan nào trong Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phụ trách an ninh quốc gia.
Bà Pils cũng bày tỏ lo ngại, việc định nghĩa an ninh quốc gia như vậy có nghĩa là "hầu như mọi mặt của đời sống xã hội hoặc kinh tế đều có thể được xem là vấn đề an ninh quốc gia, và do đó cho phép các tổ chức được luật trao quyền can thiệp".
Thanh Tùng
Theo SCMP, Xinhua
Có trình độ ĐH,CĐ được kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Chiều 19-6, Quốc hội đã thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) (sửa...