Lấy tín nhiệm: “Quan chức nhạy cảm lắm”
“Cán bộ của ta nhạy cảm lắm, không cần nhắc trực tiếp họ có phiếu tín nhiệm thấp, họ cũng biết để nhìn lại mình”, ông Nguyễn Đình Hương – nguyên Phó ban Tổ chức TƯ Đảng nói với PV.
Có 3 loại cán bộ
Vừa qua, Quốc hội và một số địa phương đã hoàn thành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội hoặc HĐND bầu. Ông đánh giá như thế nào về sự kiện này?
Tôi cho rằng, Quốc hội lấy phiếu như vậy là một tiến bộ trong cơ chế kiểm soát quyền lực, đó là cơ chế dân chủ trong cơ quan dân cử. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, nhắc nhở và tỏ thái độ của cử tri với những chức danh chủ chốt ở Trung ương và địa phương.
Riêng về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, nếu hỏi rằng, chính xác hay chưa? Có lẽ cần phải bàn thêm. Bởi có thể, người làm nhiều, hay phải “va chạm” với cơm áo, gạo tiền của nhân dân thường không “được phiếu” bằng ít va chạm…
Ví dụ, kết quả lấy phiếu tín nhiệm thường cho thấy, các chức danh phía cơ quan hành pháp mất phiếu nhiều hơn cơ quan lập pháp. Có thể công việc của các bộ trưởng thường phải “đụng chạm” đến cuộc sống người dân hơn nên bị giám sát chặt hơn, dễ mất phiếu hơn các chủ nhiệm UB của Quốc hội.
Nhưng cần nói thêm rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và một số địa phương vừa qua, tôi cho rằng khá chính xác ở những vị trí có tín nhiệm thấp. Ví dụ, có những giám đốc sở, phó chủ tịch tỉnh… có kết quả tín nhiệm thấp nhất là hoàn toàn chính xác.
Những chức danh tín nhiệm thấp, nên có biện pháp nhắc nhở họ không, thưa ông?
Cần gì phải ai bảo! Công bố công khai kết quả trên báo chí như vậy cũng là cách nhắc nhở các cán bộ rồi. Bên cạnh đó, cán bộ của ta nhạy cảm lắm, khi công bố công khai, dư luận bàn tán, nên không cần nhắc trực tiếp, họ cũng biết để nhìn lại mình.
Lâu nay, quan chức của ta, ai vào thì vào, ai ra thì ra, chẳng biết tín nhiệm cao hay thấp. Giờ làm vậy, giống một cách răn đe người có khuyết điểm.
Video đang HOT
Nhưng qua việc này, quan chức sẽ cẩn trọng hơn, không loại trừ khả năng có những vị không dám nói dám làm, mà ngồi im cho an toàn?
Tất nhiên các chức danh sẽ cẩn trọng hơn và kín đáo hơn. Nhưng cũng không phải lo cái tốt khoe khoang, cái xấu “ỉm” đi. Bởi trong điều hành công việc, ai kém, ai tốt sẽ bộc lộ qua hiệu quả công việc và tác động đến xã hội. Nếu không làm, không được việc gì, con mắt của nhân dân cũng sẽ biết qua hiệu quả công việc.
Hiện nay có ba loại cán bộ, thứ nhất là làm tốt, nhân dân tôn vinh; thứ hai làm đâu hỏng đó và cuối cùng là chả làm được gì, sáng vác ô đi, tối vác về.
Ông Nguyễn Đình Hương – nguyên Phó ban Tổ chức TƯ Đảng
Chỉ nên tín nhiệm hoặc không tín nhiệm?
Có ý kiến cho rằng, quy định 3 mức tín nhiệm như hiện nay tạo sự an toàn cho các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Quan điểm của ông thế nào?
Không nên để 3 mức tín nhiệm như hiện nay gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Bởi vì làm sao đo được tín nhiệm cao – tín nhiệm thấp? Thước nào có thể đo được như vậy? Các nước khác cũng vậy, chỉ có hai mức, tín nhiệm và không tín nhiệm. Theo tôi, nước ta cũng nên chỉ có hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm.
Vậy theo ông qua đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, cần rút ra kinh nghiệm gì?
Qua đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi, tôi thấy rằng kết quả có công khai, nhưng tiêu chí đánh giá chức danh tín nhiệm thấp, cao… thì không ai biết. Tôi cho rằng, cần phải công khai các tiêu chí đánh giá cho dân biết.
Ngoài ra, cần định lượng hóa tiêu chuẩn đánh giá, cụ thể cán bộ tín nhiệm cao cần phải có các tiêu chí: dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; lối sống gương mẫu; biết nghe ý kiến người dân.
Qua đây cũng nói thêm về ý kiến cho rằng, chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh bên cơ quan hành pháp. Tôi cho rằng, không cần phân biệt hành pháp hay lập pháp, mà cứ theo ba tiêu chí như tôi vừa nói mà lấy phiếu.
Ở các địa phương mới chỉ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Theo tôi, cần bổ sung thêm các chức danh đứng đầu ngành, các giám đốc sở đều phải làm tất để dân có cơ hội đánh giá.
Theo Khampha
Hôm nay, HN lấy phiếu tín nhiệm 18 lãnh đạo
Hôm nay (4/7), HĐND Thành phố Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm đối với 18 chức danh lãnh đạo chủ chốt do HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Theo lịch ngày làm việc thứ 4 trong khuôn khổ kỳ họp HĐND Thành phố Hà Nội đang diễn ra, HĐND lấy phiếu tín nhiệm 18 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hà Nội. Cũng trong buổi sáng nay, các đại biểu bàn về công tác nhân sự của HĐND Thành phố.
Buổi chiều, công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm và thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
Ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ có 18 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm kỳ này. Đây là lần đầu tiên Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm.
Tại buổi họp báo ngay trước khi kỳ họp HĐND thứ 7 khai mạc (1/7), ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban pháp chế HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ làm theo đúng quy định lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết của Quốc hội. Trước khi bỏ phiếu, HĐND Thành phố sẽ thảo luận tổ về từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm.
Kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa XIV
Trước khi kỳ họp diễn ra, 18 vị lãnh đạo chủ chốt đã có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố Hà Nội (1/7), phát biểu trước HĐND, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị coi đây là công việc quan trọng.
"Người được đánh giá coi đây là thử thách phải trải qua, đồng thời là cơ hội để hiểu rõ hơn về uy tín và trách nhiệm của mình trước công việc và lĩnh vực được giao phụ trách", ông Phạm Quang Nghị nói.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ là kênh thông tin quan trọng để Thành ủy xem xét, đánh giá, quy hoạch bố trí và sử dụng cán bộ.
Ông Phạm Quang Nghị đề nghị các đại biểu xem xét, đánh giá các chức danh phải thận trọng, công tâm, khách quan; căn cứ năng lực lãnh đạo, điều hành gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cá nhân...
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, lần đầu tiên Quốc hội thực hiện các thủ tục để đánh giá tín nhiệm đối với 47 chức danh lãnh đạo cấp cao.
Trao đổi bên lề kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Chu Sơn Hà cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đều quá bán, đạt trên 50%.
Tuy nhiên, theo đại biểu Chu Sơn Hà, một số vị có tín nhiệm thấp đã tiếp thu và nhận thấy vấn đề của mình.
Danh sách 18 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thành phố Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp: 1. Bà Ngô Thị Doãn Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. 2. Ông Lê Văn Hoạt - Phó chủ tịch HĐND TP. 3. Ông Nguyễn Văn Nam - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP. 4. Ông Nguyễn Hoài Nam - Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. 5. Bà Nguyễn Thị Thùy - Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP. 6. Ông Nguyễn Thế Thảo - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. 7. Ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP. 8. Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND TP. 9. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP. 10. Ông Nguyễn Huy Tưởng - Phó Chủ tịch UBND TP. 11. Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP. 12. Ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND TP. 13. Ông Trần Huy Sáng - Giám đốc Sở Nội Vụ. 14. Ông Phí Quốc Tuấn - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô. 15. Ông Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP. 16. Ông Nguyễn Thịnh Thành - Chánh Văn phòng UBND TP. 17. Ông Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở Lao động thương binh và Xã hội. 18. Ông Ngô Văn Quý - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Theo 24h
"Các vị có tín nhiệm thấp cần cố gắng hơn" Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề xuất, lần lấy phiếu tín nhiệm sau, chỉ nên lấy phiếu đối với các thành viên Chính phủ chứ không nhất thiết phải lấy phiếu cả bên Quốc hội. Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp khi trao đổi với báo chí ngay sau khi Quốc hội công bố kết quả...