Lấy tiền thi hành án tiêu xài, hai cán bộ ở Sóc Trăng lãnh án
Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự huyện Mỹ Tú cùng thuộc cấp tự ý lấy tiền thi hành án của người dân nộp thi hành án để tiêu xài cá nhân.
Ngày 22-8, TAND tỉnh Sóc Trăng đã tuyên phạt Văn Công Mới (56 tuổi, Chấp hành viên, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Mỹ Tú) 18 tháng tù; Nguyễn Văn Luận (53 tuổi, ngụ huyện Châu Thành) 9 tháng tù cùng về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Mới tại tòa
Theo cáo trạng, Mới là chấp hành viên trực tiếp thụ lý việc thi hành bản án ly hôn ngày 10-3-2006 giữa ông Trần Văn Mãi và bà Trương Thị Bông.
Cuối năm 2011, ông Mãi đến Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Mỹ Tú nộp gần 50 triệu đồng tiền thi hành án. Mới kêu Luận lập biên bản về việc thu tiền vì hết thời hiệu thi hành án mà không viết biên lai.
Sau đó Mới và Luận đã tự ý lấy số tiền trên tiêu xài cá nhân.
H.Dương-H.Đăng
Video đang HOT
Theo PLO
Cấp dưỡng nuôi con tiền tỉ để né nợ?
Nhiều bản án ly hôn, bên tự nguyện cấp dưỡng nuôi con với số tiền khủng thường là người đang có nghĩa vụ phải thi hành án.
Thời gian gần đây ở TP.HCM xuất hiện khá nhiều bản án ly hôn với số tiền yêu cầu cấp dưỡng một lần lên tới... hàng tỉ đồng . Theo các chi cục Thi hành án dân sự (THADS) thì các bản án ly hôn này chủ yếu nhằm mục đích giúp bên vợ hoặc chồng vay tiền của người khác né trách nhiệm trả nợ. Vì thế Cục THADS TP đã có lưu ý đặc biệt với những bản án này.
Tự nguyện cấp dưỡng 3 tỉ đồng
Chi cục THADS quận 5 TP.HCM vừa có công văn lần thứ hai gửi cho VKSND Cấp cao và TAND Cấp cao tại TP.HCM đề nghị giám đốc thẩm hủy bản án ly hôn của TAND quận Tân Bình. Nội dung của bản án này là người chồng tự nguyện cấp dưỡng nuôi con một lần nhưng số tiền lên tới 3 tỉ đồng.
Theo đó, khi mua nữ trang của bà Y., vợ chồng ông T. đã nợ bà Y. hơn 22.000 USD (tương đương hơn 460 triệu đồng). Bà Y. khởi kiện, năm 2014 TAND quận 8 buộc ông T. và vợ trả cho bà Y. số tiền trên. Ông T. kháng cáo. Năm 2015, xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã sửa bản án, tuyên chỉ buộc mình ông T. phải trả tiền cho bà Y.
Do ông T. có tài sản ở quận 5 nên Chi cục THADS quận 8 đã ủy thác về cho Chi cục THADS quận 5 thi hành. Đầu năm 2016, THADS quận 5 kê biên một quầy sạp bán hàng của ông T. Ngay lập tức chị của ông T. gửi đơn lên tòa tranh chấp quầy sạp nên THA phải tạm hoãn bán đấu giá để chờ phán quyết của tòa.
Cùng lúc đó, vợ ông T. gửi đơn ly hôn ra TAND quận Tân Bình (thực tế hai người chưa từng đăng ký kết hôn). Tháng 3-2017, TAND quận Tân Bình đã chấp nhận đơn khởi kiện, không công nhận quan hệ vợ chồng. Tòa ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng để vợ ông nuôi hai con (14 tuổi và chín tuổi), buộc ông T. phải cấp dưỡng nuôi con một lần 3 tỉ đồng.
Bà Y. cho rằng bản án hôn nhân dẫn đến bà khó đòi được nợ. Ảnh: NGÂN NGA
Khi bản án hôn nhân vừa có hiệu lực thì cũng là lúc chị ông T. rút đơn khởi kiện không tranh chấp quầy sạp nữa nên TAND quận 5 đã đình chỉ vụ án dân sự này. Do các bên không còn tranh chấp nên Chi cục THADS quận 5 đã bán đấu giá quầy sạp này được gần 600 triệu đồng. Thực tế số tiền này đủ để trả cho người được THA là bà Y. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 47 Luật THADS thì số tiền trên phải ưu tiên thanh toán cho bản án cấp dưỡng nuôi con 3 tỉ đồng trước.
Vụ khác, Chi cục THADS quận Bình Tân, TP.HCM cũng đang gặp trường hợp tương tự như trên và đã gửi công văn kiến nghị giám đốc thẩm yêu cầu hủy bản án hôn nhân cấp dưỡng nuôi con 5 tỉ đồng.
Theo đó, bản án có nhiều điểm bất thường như hai vợ chồng và đứa con mỗi người mang một dòng họ khác nhau vì đứa bé là con nuôi. Người vợ đồng ý giao cho chồng nuôi con nuôi và còn đồng ý cấp dưỡng nuôi con một lần tới 5 tỉ đồng. Nhưng trước khi ly hôn người này đang có nghĩa vụ trả nợ cho nhiều bản án lên tới gần 25 tỉ đồng. Trong khi đó tài sản của người vợ cũng chỉ khoảng 5 tỉ đồng, chỉ đủ ưu tiên cấp dưỡng nuôi con...
Thỏa thuận cấp dưỡng khủng để trốn trả nợ?
Theo các chi cục trưởng ở các chi cục THADS thì lãnh đạo Cục THADS TP.HCM từng chỉ đạo rằng khi phát hiện những bản án hôn nhân bất thường như trên thì phải báo cáo về cho Cục. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các đương sự, các chi cục cũng có công văn kiến nghị giám đốc thẩm hủy bản án hôn nhân.
Vì thế trước tình huống trên Chi cục THADS quận 5 đã hai lần có công văn đề nghị TAND Cấp cao và VKSND Cấp cao tại TP.HCM kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án hôn nhân nói trên để tránh hậu quả pháp lý xảy ra. Theo cơ quan này, bản án hôn nhân ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của bà Y. Bởi việc thỏa thuận ông T. tự nguyện cấp dưỡng nuôi con 3 tỉ đồng là số tiền rất lớn, bằng một khối tài sản của người có cuộc sống khá giả ở TP.HCM.
Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, bà Y. bất bình: "Tôi đi đòi nợ tới nay đã sáu năm trời mà vẫn chưa được. Hai vợ chồng tôi đã gần 70 tuổi, già yếu, chỉ biết nhờ cậy pháp luật nhưng cứ kéo dài thế này, tôi mệt mỏi lắm!".
Hủy bản án cấp dưỡng nuôi con 10 tỉ đồng
Năm 2012, TAND quận 2 tuyên buộc bà T. có nghĩa vụ phải trả cho hai người khác tổng cộng gần 10 tỉ đồng. Khi Chi cục THADS quận 2 kê biên hai căn nhà trị giá khoảng 10 tỉ đồng của bà T. thì có một người khởi kiện bà này tranh chấp tài sản. Bên cạnh đó người sống chung với bà T. cũng gửi đơn ra tòa xin ly hôn. Giữa năm 2016, TAND quận 2 đã xử tuyên buộc bà T. có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con một lần... 10 tỉ đồng.
Khi bản án hôn nhân có hiệu lực thì người khởi kiện tranh chấp tài sản với bà T. rút đơn. Với số tiền bán đấu giá căn nhà của bà T. để THA, do phát sinh bản án hôn nhân nên số tiền này cũng chỉ đủ để ưu tiên cấp dưỡng nuôi con, không đủ để trả nợ...
Năm 2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án hôn nhân nói trên, yêu cầu TAND quận 2 xử sơ thẩm lại từ đầu. Theo tòa giám đốc thẩm, TAND quận 2 đã không điều tra đầy đủ, tạo điều kiện cho đương sự trốn tránh nghĩa vụ thanh toán, gây thiệt hại cho các đương sự khác cũng như khoản thu nộp cho ngân sách nhà nước.
Theo Ngân Nga
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Nghệ An: Đất một đàng, tòa tuyên trả một nẻo, đương sự liên tục khiếu nại Mặc dù bản án của TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên và có hiệu lực cách đây 5 năm, nhưng khâu thi hành án vẫn bế tắc, người bị thi hành án liên tục khiếu nại. Bà Trương Thị Thơ trước ngôi nhà xây trên mảnh đất bị tòa kết luận đã lấn sang phần đất của hàng xóm. Ảnh: PV Thi hành...