Lấy phiếu tín nhiệm theo 3 mức cũ, thêm một cán bộ vào danh sách
Lần lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cho Quốc hội bầu và phê chuẩn thứ 2 sẽ thực hiện tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 (khai mạc vào thứ 2 tuần tới). So với 49 chức danh thuộc diện lấy phiếu lần đầu, lần này, thêm một cán bộ có tên trong danh sách những người được lấy phiếu.
Đây là thông tin Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đưa ra chiều nay, 17/10, tại cuộc họp báo trước kỳ họp Quốc hội thứ 8.
Cán bộ được bổ sung trong danh sách người được lấy phiếu này là Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, lần lấy phiếu trước ông Hiền chưa có đủ điều kiện để được lấy phiếu, đến kỳ này mới đủ.
Cụ thể, lần lấy phiếu trước được tổ chức tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, đầu năm 2013. Khi đó, chức danh Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội chưa được đưa vào danh sách ủy viên UB Thường vụ Quốc hội. Nửa năm sau đó, tại kỳ họp thứ 6 (kỳ họp cuối năm 2013), Quốc hội mới thống nhất bầu bổ sung Trưởng Ban Dân nguyện vào cơ cấu UB Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì cuộc họp báo.
Sau 1 năm đảm nhiệm vị trí công tác là một ủy viên UB Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hiền – Trưởng Ban Dân nguyện đến nay đã đủ điều kiện để được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này.
Như vậy, số cán bộ được lấy phiếu kỳ này sẽ tăng lên tròn 50 người thay vì danh sách 49 chức danh thuộc diện lấy phiếu như lần trước.
Thực tế, trong lần lấy phiếu đầu tiên cũng chỉ có 47 người được lấy phiếu do thời điểm đó có sự điều chuyển nhân sự. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ khi đó được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Tổng Kiểm toán nhà nước Đinh Tiến Dũng được điều chuyển sang đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Tài chính chưa đủ 1 năm công tác trên cương vị này để được lấy phiếu. Tương tự, chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước được chuyển do ông Nguyễn Hữu Vạn đảm nhiệm cũng chưa đủ điều kiện thời gian điều hành công việc nên khi đó cũng chưa được lấy phiếu.
Cũng liên quan đến hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định sẽ tổ chức lấy phiếu trên cơ sở nhiều kinh nghiệm rút ra sau lần đầu tiên.
Theo đó, báo cáo công tác của những người được lấy phiếu lần này đã thực hiện theo những tiêu chí hướng dẫn, mẫu biểu rõ ràng hơn cả về hình thức, cấu trúc, quy định số trang trình bày để tránh hiện tượng người viết quá dài như một bản báo cáo thành tích của ngành, người lại ghi quá ngắn gọn, sơ sài, gây khó khăn cho đại biểu khi đánh giá.
Không thông tin cụ thể về nội dung các bản cáo cáo đã gửi đến UB Thường vụ đến thời điểm này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến, ngày 14/11, Quốc hội bố trí họp đoàn, tổ để các đoàn ĐBQH thảo luận về các báo cáo của những người được lấy phiếu.
Sau đó 1 ngày, sáng 15/11, Quốc hội tiến hành lấy phiếu. Kết quả lấy phiếu được công bố vào chiều cùng ngày.
Video đang HOT
“Tôi vừa dự họp hội nghị Tổng Thư ký Nghị viện thế giới và nhận được đánh giá của quốc tế là chỉ duy nhất Việt Nam thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm như này. Qua lần đầu kết quả tôi thấy rất tốt. Một số thành viên Chính phủ khi đó kết quả lấy phiếu không được cao và các chức danh này sau đó đã có những hoạt động thúc đẩy công tác điều hành của mình. Kết quả là hiệu quả công việc trong các ngành đó đã được nâng lên rõ rệt thời gian qua, dư luận xã hội đã ghi nhận” – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Ông Hạnh Phúc nêu rõ, lần thứ 2 lấy phiếu cũng là lần cuối của khóa này nên kết quả lấy phiếu kỳ này cũng là một căn cứ để đánh giá cán bộ, là một kênh tham khảo cho các cơ quan Đảng, nhà nước trong việc xem xét quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ tiếp theo.
Nhấn mạnh về điểm khác biệt về mục đích của phương thức lấy phiếu tín nhiệm với bỏ phiếu tín nhiệm, người đứng đầu Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm, phiếu tín nhiệm cần có 3 mức đánh giá để khảo sát mức độ tín nhiệm. Hướng sửa Nghị quyết 35, theo đó, vẫn sẽ được xem xét theo phương thức này.
Xác nhận có nhiều ý kiến đề nghị chỉ nên quy định 2 mức đánh giá tín nhiệm như “tín nhiệm – không tín nhiệm”, “tín nhiệm cao – tín nhiệm thấp” qua lần thảo luận về việc sửa Nghị quyết 35 trong kỳ họp trước nhưng kết quả tổng hợp cho thấy cũng mới chỉ 30% đại biểu nêu ý kiến, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần tiếp tục thảo luận về nội dung này để đi đến kết luận cuối cùng.
P.Thảo
Theo Dantri
Thống đốc Bình: "Không lo lòng dân hẹp, chỉ sợ không đủ tài"
Thời điểm này năm ngoái, trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu "tín nhiệm thấp" cao nhất. Một năm sau, ông trả lời dân về việc này.
Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát sóng tối 8/6 trên VTV1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã giải đáp những vấn đề về tỷ giá, vàng và gói tín dụng hỗ trợ ngư dân 10.000 tỷ đồng và chuyện "tín nhiệm thấp".
"Không bao giờ lo lòng dân hẹp"
Thưa Thống đốc, thị trường vàng và ngoại hối biến động trong mấy tuần gần đây có phải xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta không?
Tại sao mấy hôm nay, giá USD cứ xấp xỉ ở mức kịch trần? Và Thống đốc đã từng tuyên bố biên độ tỷ giá tiền Việt Nam đồng và USD năm nay chỉ là khoảng 2%. Với động thái bất ngờ và ngang ngược này của Trung Quốc, Ngân hàng Nhà nước có còn giữ biên độ tỷ giá 2% không?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta thì tâm lý của người dân cũng phần nào bị ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối và thị trường vàng, đặc biệt là trong những ngày đầu.
Nhưng sau khi có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc nhanh chóng của Ngân hàng Nhà nước thì tâm lý đó của người dân nhanh chóng được khắc phục.
Điều này thể hiện trong toàn hệ thống tiền gửi bằng ngoại tệ không tăng thậm chí tiếp tục giảm và tiền gửi bằng tiền Việt Nam đồng tiếp tục tăng lên.
Trong những ngày vừa qua, tỷ giá có lúc điều chỉnh tăng, có thời điểm sát với trần của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài những yếu tố tâm lý như trên thì chủ yếu là do kỳ vọng của xã hội vào việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước.
Trong 6 tháng qua chúng ta chưa điều chỉnh tỷ giá và tỷ giá tiếp tục ổn định, do vậy trong xã hội cũng có kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên qua phân tích cung cầu của thị trường và cục diện kinh tế vĩ mô thì hiện nay quan hệ cung cầu vẫn rất được đảm bảo, 6 tháng qua tỷ trọng xuất siêu cao, cán cân thanh toán thặng dư lớn trên 10 tỷ USD, cung cầu ngoại tệ hết sức dồi dào.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Tiền Phong
Trước bối cảnh như vậy chúng tôi cho rằng điều kiện khách quan để buộc phải điều chỉnh tỷ giá là chưa có. Tuy nhiên để khuyến khích xuất khẩu nhằm giá trị Việt Nam đồng không bị đánh giá quá cao, Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh tỷ giá ở mức độ phù hợp là vấn đề xã hội quan tâm. Vì vậy tôi vẫn cam kết rằng thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định từ nay đến cuối năm, nếu có điều chỉnh thì Ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh ở mức không quá 2%.
Thực tế trong thời gian qua đã chứng minh tất cả những tuyên bố của Thống đốc về ổn định tỷ giá, hạ dần lãi suất, xốc lại hệ thống ngân hàng đã được thực hiện như cam kết, thậm chí còn tốt hơn lời tuyên bố trước đó.
Vậy xin hỏi Thống đốc là thời điểm này năm ngoái, trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, ông là người có số phiếu tín nhiệm không cao, cảm giác của Thống đốc như thế nào với những người đánh giá thấp, phản đối thậm chí chỉ trích ông hay không?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sau khi Quốc hội có kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng đúng vào thời điểm ngành ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm ngoái. Tại hội nghị này toàn thể cán bộ công nhân viên ngành ngân hàng quán triệt và trân trọng kết quả lấy phiếu đó của Quốc hội.
Từ đó toàn ngành thấy rằng thời gian qua mình đã cố gắng nhưng thời gian tới cần cố gắng nỗ lực, làm tốt hơn nữa để xứng đáng với cử tri với đại biểu Quốc hội đã tín nhiệm mình, vì số phiếu tín nhiệm vẫn là đa số; cần cố gắng để những cử tri, đại biểu Quốc hội chưa tín nhiệm mình sẽ tín nhiệm mình.
Đến nay kết quả ban đầu mà chúng tôi đạt được đã góp phần nhỏ bé vào thành tựu chung của nền kinh tế. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc rằng xã hội nói chung, cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội cũng có nhìn nhận cảm thông, chia sẻ, ủng hộ nhiều hơn với nỗ lực của ngành ngân hàng.
Còn đối với cá nhân tôi không có lúc nào và không bao giờ lo lòng dân hẹp mà chỉ sợ mình không đủ đức, đủ tài để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Công việc mình làm nếu mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước thì lòng dân sẽ mở với mình.
Gói 10.000 tỷ thất bại như gói tín dụng trước không?
Quay trở lại về mối quan tâm của hàng nghìn ngư dân, một khán giả có viết thư về chương trình cho biết: "Là một ngư dân, tôi vô cùng căm phẫn trước hành động vô nhân đạo của Trung Quốc khi đâm chìm tàu cá ở Đà Nẵng, vì thế tôi càng trông đợi nhiều hơn vào gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Chính phủ quyết định hỗ trợ chúng tôi.
Nhưng tôi nhớ vào năm 2006, cũng có gói hỗ trợ giống thế này rồi, tôi là ngư dân thì không được vay nhưng nghe đài, báo tôi được biết gói tín dụng này có nợ xấu tới gần 90%. Thống đốc cho tôi hỏi liệu với gói tín dụng 10.000 tỷ đồng này, tôi là ngư dân thì hỗ trợ được gì và liệu nó có thất bại như gói tín dụng trước hay không?"
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đúng là trước đây chúng ta có chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ đến nay tổng kết chương trình này nếu đứng dưới góc độ tín dụng ngân hàng có thể là chương trình không thành công. Bởi vì chúng ta đã biết nợ xấu, nợ quá hạn, nợ cần phải khoanh chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Tuy nhiên đứng dưới góc độ kinh tế xã hội, chương trình này cũng có những mặt tích cực to lớn của nó. Chính nhờ chương trình này mà hiện nay chúng ta có đội tàu tương đối lớn giúp cho ngư dân của ta có thể vươn khơi ra những vùng biển xa đặc biệt ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Không chỉ thực hiện bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của đất nước chúng ta mà còn nâng cao thêm năng lực đánh bắt xa bờ một cách đáng kể của ngư dân Việt Nam.
Từ đó khẳng định được tiềm năng đánh bắt xa bờ của đất nước chúng ta và mở ra hướng chúng ta phải định hướng xa hơn nữa trong vấn đề đánh bắt xa bờ này.
Còn đối với chương trình tín dụng sắp tới chúng tôi đang lên kế hoạch để khắc phục được những mặt yếu kém của chương trình cũ và giúp đạt được định hướng tái cơ cấu lại ngành đánh bắt xa bờ của Việt Nam trong tổng thể tái cấu trúc ngành nông nghiệp Việt Nam.
Một người dân có hỏi: "Thưa Thống đốc tôi đã dồn tiền vào đóng một con tàu gỗ, bây giờ vốn tôi đã cạn, con tàu của chúng tôi chưa đủ tiền để hoàn thành, liệu tôi có được vay thêm tiền trong gói tín dụng 10.000 tỷ đồng này hay không? Và những ngư dân đã có tàu nhưng muốn hoán cải để tàu chắc chắn hơn khi đánh bắt xa bờ thì có được vay vốn ưu đãi hay không?"
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Gói tín dụng này nội dung chủ yếu nhằm giúp ngư dân có thể đóng tàu sắt to lớn hơn vững chãi hơn để có thể vươn khơi bám biển dài ngày hơn và đánh bắt xa bờ được hiệu quả hơn.
Tuy nhiên để thực hiện thành công gói tín dụng này đòi hỏi cần một thời gian trong khi chúng ta vẫn phải duy trì năng lực sản xuất, năng lực đánh bắt xa bờ của ngư dân. Do vậy một phần trong gói tín dụng này vẫn để hỗ trợ cho ngư dân trong việc hoán cải các con tàu hiện nay và sửa chữa nâng cấp các con tàu hiện nay...
Xin cảm ơn Thống đốc!
Theo Khampha
Vẫn giữ nguyên 3 mức đánh giá tín nhiệm tại Quốc hội Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn thay đổi về thời hạn lấy phiếu so với quy định cũ và giữ nguyên một số nội dung còn tranh cãi trước đó, như...