Lấy phiếu tín nhiệm, cán bộ “hết đường” né tránh, đùn đẩy
Tiếp xúc cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho hay, lấy phiếu tín nhiệm là biện pháp đề cao trách nhiệm cán bộ, cá nhân người đứng đầu. Việc này cũng sẽ khắc phục được nhiều vấn đề như trả lời chất vấn còn né tránh, đùn đẩy.
Các cử tri quận Đống Đa – Hà Nội cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm cho thấy quyết tâm của Đảng, Quốc hội trong việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo. Đây là việc làm thiết thực, nhằm thực hiện tốt hơn Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Ông Phạm Cao Vĩnh (cử tri phường Trung Liệt, quận Đống Đa) cho biết, cử tri tiếp tục theo dõi và mong rằng việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ thành công. “Quan trọng là người đi bỏ phiếu phải khách quan, trung thực”, ông Vĩnh nhận định.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (giữa) tiếp xúc cử tri quận Đống Đa
Theo ông Ngô Hớn (cử tri phường Kim Liên), một đất nước văn mình thì không đợi đến khi bỏ phiếu bãi nhiệm rồi mới nghỉ việc. “Sau nhiều biến cố xảy ra tại sao không thấy ai từ chức? Đã đến lúc cần có sự khởi đầu về văn hóa từ chức. Tôi nghĩ cần phải nhìn nhận việc từ chức hoàn toàn khác với miễn chức và kèm theo đó là kỷ luật thật nặng”, cử tri Ngô Hớn bày tỏ.
Giải đáp băn khoăn của cử tri, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm bắt đầu thực hiện từ năm tới là hiện thực hóa chủ trương của Đảng, cụ thể là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Đây là biện pháp đề cao trách nhiệm cán bộ, của cả cấp dưới và cấp trên, của tập thể và cá nhân người đứng đầu. Ông Nghị cũng tin rằng, với việc thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm, nhiều vấn đề mà cử tri băn khoăn như trả lời chất vấn còn né tránh, đùn đẩy sẽ được khắc phục.
Video đang HOT
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội những năm tới đây, nếu ai đó sau khi lấy phiếu tín nhiệm cả hai lần đều thấp dưới 50%, chắc sẽ có người tự từ chức. Còn nếu sau hai năm lấy phiếu tín nhiệm mà số phiếu tín nhiệm vẫn thấp thì đương nhiên sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm nếu không từ chức.
Theo Dantri
Lấy phiếu tín nhiệm 17 ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Tại hội nghị sơ kết kiểm điểm phê bình và tự phê bình theonghị quyết T.Ư 4 của Thành ủy Hà Nội ngày 27.11, báo cáo của Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả kiểm điểm sâu tại 16 đảng ủy trực thuộc, cơ quan, đơn vị cho biết: một số vụ việc rõ sai phạm đã được các đảng bộ, đơn vị xử lý ngay như Đảng ủy Khối Công nghiệp Hà Nội xử lý kỷ luật 1 cán bộ vi phạm chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên chấm dứt hợp đồng với 1 cán bộ vi phạm pháp luật.
Cũng qua kiểm điểm, Sở Nội vụ đã khắc phục các kẽ hở trong công tác thi tuyển công chức, viên chức, chất lượng giáo viên sau xét tuyển Sở Xây dựng rà soát quy trình quản lý cấp phép xây dựng Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm làm rõ những sai phạm trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất dự án...
Theo Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội, không có bằng chứng chạy chức trong đơn vị - Ảnh minh họa: Ngọc Thắng
Tuy nhiên, Thường vụ Thành ủy cũng cho rằng việc chuẩn bị báo cáo ở một số quận, huyện, cơ quan, đơn vị còn "mang tính tổng kết, nhiều thành tích, ít hạn chế khuyết điểm hoặc hạn chế, khuyết điểm còn chung chung, không có địa chỉ rõ ràng". Việc chuẩn bị các báo cáo của một số cá nhân cũng thiên về báo cáo thành tích hoặc giải trình các ý kiến đóng góp.
Không có bằng chứng chạy chức trong Công an Hà Nội
Đây là ý kiến của thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội. Theo ông Trần Thùy, sau khi có dư luận việc chạy chức, chạy quyền ở các cấp của Công an TP.Hà Nội, lãnh đạo công an thành phố đã chỉ đạo các bộ phận chức năng tiến hành kiểm tra nhưng không phát hiện được bằng chứng nào.
"Quan điểm nhất quán của lãnh đạo Công an TP.Hà Nội là không bao che và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện những hành vi sai trái như trên", thiếu tướng Thùy nhấn mạnh.
"Làm rõ những biểu hiện của tình trạng chạy chức, chạy quyền" là một trong những nội dung kiểm điểm sâu của Đảng ủy Công an TP.Hà Nội.
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng nhìn chung việc kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 tại Hà Nội là thành công. "Tinh thần của các hội nghị là chân thành, thẳng thắn, cầu thị và xây dựng", ông Nghị khẳng định.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng đã diễn ra rất nghiêm túc. Ông Nghị cũng cho rằng việc lấy ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo thành phố là kênh thông tin cực kỳ quan trọng. Theo Bí thư Thành ủy, những ý kiến góp ý, phê bình thẳng thắn, thậm chí có phần gay gắt sẽ có tác dụng lớn, những cá nhân, tổ chức được góp ý chắc chắn "sẽ rất thấm thía chứ không phải lời nói gió bay".
Cũng theo ông Phạm Quang Nghị, tại cuộc họp chiều 26.11, Thường trực Thành ủy đã quyết định lấy phiếu tín nhiệm những chức danh do cấp ủy và HĐND bầu. Những chức danh do HĐND bầu sẽ thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội hướng dẫn. Chức danh do cấp ủy bầu thì Hà Nội sẽ lấy phiếu tín nhiệm 17 ủy viên thường vụ tại kỳ họp đầu tiên của năm 2013.
"Tôi có suy nghĩ là không biết có chủ quan hay không. Nhưng năm đầu tiên chúng ta làm thì chắc là không đến mức phải cách chức ai. Không lẽ làm việc thế này mà các đồng chí cho 15-20% phiếu tín nhiệm hay sao? Chúng ta rất cầu thị thẳng thắn mong tiến bộ. Chúng ta cũng rất dũng cảm dám thực hiện lời hứa của chúng ta trước Trung ương và nhân dân", ông Phạm Quang Nghị chia sẻ tại hội nghị.
Theo TNO
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không vừa lòng, hãy phê phán trực tiếp chúng tôi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cử tri TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh Hôm nay 26.11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp tục có buổi buổi tiếp xúc cử tri Q.1, TP.HCM. Suốt hơn ba giờ đồng hồ, Chủ tịch nước đã lắng nghe 15 ý kiến cử tri chủ yếu xoay quanh vấn đề tham nhũng, lợi ích...