Lấy phải người chồng đa nghi như Tào Tháo, nỗi khổ biết kêu ai?
Khi người phụ nữ không còn nhận được yêu thương và tôn trọng, thì họ cũng chẳng thể nào yêu thương, tôn trọng người mình yêu…
Các cụ nhà ta vẫn thường nói “ớt nào mà ớt chẳng cay”, ý ám chỉ sự ghen tuông ở người phụ nữ. Nhưng khi người đàn ông ghen tuông, đa nghi thì sự “cay” còn đáng sợ hơn gấp trăm lần.
Ba năm sau khi cưới, tôi như sống trong ngục tù tinh thần với sự nghi ngờ và ảo tưởng ghen tuông của chồng.
Trước khi kết hôn, tôi có một tiệm may nho nhỏ ở nhà ngoại. Sau này gia đình chồng không cho phép nên tôi cũng không mở nữa. Thay vào đó, tôi sang may cùng với cô bạn đồng môn trước đây. Dù chồng là chủ cửa hàng buôn bán xe máy ngoài chợ, thu nhập khá ổn định nhưng tôi vẫn quyết định đi làm để vừa thêm thu nhập, vừa được giao tiếp xã hội. Tôi không thể nào hiểu nổi vì quá yêu hay vì điều gì khác mà trong đầu chồng tôi luôn mặc định ý nghĩ “vợ đi làm chỉ là cái cớ để ra ngoài ngoại tình”. Anh canh chừng mọi việc tôi làm, không ít lần tôi sượng người khi bị cô bạn chỉ cho thấy ông chồng mình đang lén lút rình rập từ xa. Bữa nào tôi đi lấy vải là y rằng tối đó được nghe chồng ca bài ca muôn thuở: “Biết ngay mà, hôm nay lại trốn đi đâu với thằng nào chứ hàng họ gì”. Tới những việc đường đường chính chính và rõ ràng đến thế mà anh còn có thể suy diễn được, tôi thật không thể hiểu nổi.
Cũng từ ý nghĩ nghi ngờ, ghen tuông vô lí đó mà anh xét nét tôi còn hơn cả mẹ chồng, từ cách ăn mặc tới chi tiêu gia đình. Thú thực, dẫu chưa tới ba mươi nhưng ở với anh tôi chưa khi nào ăn vận đúng với tuổi của mình. Dù nhiệt độ ngoài trời có gần bốn mươi thì tôi vẫn luôn áo dài, quần dài trông như “mẹ bổi”. Lôi thôi thế thì chồng tôi mới không nói gì. Khổ nhất lúc cô bạn nào lỡ lời khen tôi xinh là tôi lại bị chồng lườm, lắm khi tôi còn bị đánh oan vì mấy lời trêu đùa. Ngày xưa yêu anh đâu có vũ phu đến thế, vậy mà…
Để yên ấm gia đình, tôi đành nhẫn nhục. Tiền trong nhà đều do anh giữ, mỗi tháng anh đưa cho tôi một khoản cố định kèm theo cuốn sổ để tôi ghi chi tiết chi tiêu sinh hoạt hằng ngày. Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ làm như vậy sẽ giúp gia đình kiểm soát tài chính. Nhưng càng lúc anh càng moi móc, suy luận quá đáng. Tôi chán nản vô cùng khi biết tất cả mọi việc đều từ sự nghi ngờ hoang tưởng trong anh mà ra. Anh còn sợ tôi theo trai rồi bỏ anh nên mọi giấy tờ từ đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu anh cất kĩ trong két riêng. Thứ giấy tờ duy nhất tôi được sử dụng đó là “chứng minh thư nhân dân” của chính mình.
Video đang HOT
Người ghen tuông ai cũng ích kỷ, tôi biết, nhưng anh đã để sự ghen tuông trong hoang tưởng ấy làm biến thái con người anh. Chồng tôi hình như đã không còn biết mình đang làm gì và không thể kiểm soát hành vi của mình. Sau lưng tôi, anh mời bạn bè tôi đi uống nước để đơm đặt rằng tôi suốt ngày chỉ biết cờ bạc, lấy tiền của chồng đi ngoại tình. Còn anh thì đáng thương vì yêu chiều vợ quá mức. Bởi bực mình, bức xúc và ghét nhìn thấy chồng tôi nên bạn bè tôi chẳng ai còn muốn đến nhà tôi chơi.
Kể từ khi lấy anh, không ngày nào tôi được yên ổn. Ban ngày anh hành hạ tôi về tinh thần, ban đêm anh lại hành hạ tôi về thân xác. Anh bắt tôi phải yêu chiều, cưng nựng. Khi người phụ nữ không còn được yêu thương, tôn trọng, thì họ chẳng thể yêu thương, tôn trọng chồng mình. Cuộc sống của tôi khốn khổ còn hơn cả trong tù ngục. Tôi quyết định về nhà bố mẹ sống một thời gian để hai vợ chồng tự nhìn nhận lại bản thân mình. Thế mà anh cũng chưa chịu buông tha tôi.
Suốt khoảng thời gian ba tháng ly thân ấy, ngày nào anh cũng gọi điện tới năn nỉ bố mẹ tôi phải bênh vực anh để lôi kéo tôi về. Anh không tin ai, chỉ tin vào suy nghĩ vô lý của mình. Thuyết phục không được, anh quay ra trách móc bố mẹ tôi bao che, dung túng cho tôi hủy hoại cuộc đời anh. Tới cả bố mẹ anh họ còn chẳng bênh vực cho anh nữa huống hồ gì… Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông, ngày nào tôi còn ràng buộc với anh thì ngày đó tôi còn khốn khổ.
Hôm tôi đệ đơn ly hôn ra tòa, anh phản đối quyết liệt. Anh cho rằng ngần ấy năm tôi sống lợi dụng vào tiền bạc, mồ hôi công sức của anh. Và vì tôi là kẻ phản bội nên phải tiếp tục chung sống với anh để bù đắp lỗi lầm. Không hiểu sao anh lại mù quáng và điên cuồng tới vậy…
“Ghen tuông” vốn dĩ không phải là việc xấu, vì có yêu mới có ghen. Nhưng “ghen” mù quáng vì những điều “ảo tưởng” không có thật như chồng tôi thì thật sự nguy hiểm. Làm vậy, anh không những xúc phạm, hành hạ vợ mình mà anh còn tự tay đẩy gia đình nhỏ của mình vào cảnh ly tán…
Theo Thế giới trẻ
Nỗi khổ của cô nàng hậu đậu lần đầu ra mắt nhà người yêu
Rồi thêm nữa là thay vì bỏ bột ngọt vào canh chị lại cho hàng tá đường vào, bảo tắt bếp thì chị vặn to hơn khiến canh trào hết ra ngoài... cứ như thế món nào cũng được chị chế biến "đặc biệt", nên cả nhà được buổi ra nhà hàng ăn.
Nhiều cô nàng còn phải thúc giục người yêu để được đưa về nhà ra mắt còn không được, ấy vậy mà Hồng Hạnh lại năm lần bảy lượt chối đây đẩy. Những lần đầu, lần hai, lần ba còn tạm chấp nhận vì những lý do bận, chưa chuẩn bị tinh thần... của chị. Nhưng lần nào chị cũng lảng tránh vấn đề ra mắt, cưới xin khiến anh sinh nghi.
Mấy ngày liền anh nằm suy nghĩ, đặt ra đủ mọi tình huống, nào là cô ấy không yêu mình, cô ấy có người khác, cô ấy không có ý định yêu nghiêm túc... khiến anh càng quyết tâm phải đưa bằng được chị về nhà ra mắt.
Hôm đó, khi đang ngồi ăn bên nhà hàng ven hồ Tây, anh lại tiếp tục nói đến đề nghị đưa chị về ra mắt gia đình. Lúc đầu chị lại tìm cớ bận để trì hoãn, nhưng vì anh quá dứt khoát nên chị đành miễn cưỡng chấp nhận. Sự thật không như những gì anh nghĩ. Chị cũng muốn về n hà anh ra mắt lắm chứ, nhưng vì chị sợ, sợ về phải nấu nướng, phải rửa bát, phải cắt gọt hoa quả, rửa rau... Anh càng thúc giục càng khiến chị khổ tâm.
Chị vốn là gái Hà Nội gốc, gia đình lại khá giả, hơn thế bố mẹ chị hiếm muộn, mãi sau này mới sinh được chị nên cưng chiều lắm. Chị thông minh, xinh đẹp, học hành tử tế, công việc ổn định nên được nhiều người theo đuổi. Chỉ nhìn vào mẽ bề ngoài ai cũng nghĩ chị hoàn hảo lắm, nhưng đằng sau vẻ hồng nhan ấy lại có vô số "tật xấu" khiến các chàng trai hẹn hò với chị chỉ được vài ba tháng là nói lời chia tay.
Đấy là do từ bé được cưng chiều nên đến khi lớn chị vẫn như đứa trẻ đang tập đi vậy, cơm không biết nấu, rau không biết nhặt, hoa quả không biết gọt, thịt cá không phân biệt nổi, mọi việc mà những người con gái nên biết với chị đều xa lạ. Từ lúc quen anh, yêu anh, chị luôn sống trong nỗi lo sợ mất anh như bao lần yêu trước.
Chẳng vì thế mà từ trước đến nay chị không dám mời anh về nhà ăn cơm, cũng không dám về nhà anh ra mắt... chỉ dám tự tin cùng anh đến các nhà hàng, quán xá ăn uống. Chị sợ anh thấy được mình vụng, không biết làm việc nhà mà bỏ rơi chị như những người con trai trước kia.
Thời gian gần đây chị thường hay "mất tích", thất hẹn với anh cũng chỉ vì cố tập trung thời gian cho việc học nấu ăn. Nhưng càng học chị lại càng cảm thấy thất vọng, vì sau gần 1 tháng chăm chỉ học tập chị vẫn không thể nấu được một món ra hồn. Lúc đầu chị đổ lỗi cho mẹ, vì đã quá chiều chị, sau rồi chị tự dằn vặt bản thân vì kém cỏi, vì vụng về, hậu đậu. Đôi bàn tay thon thả, trắng nõn nà ấy không biết đã bao lần chảy máu vì học nấu ăn. Chị phải giấu cha mẹ việc chị đi học thêm lớp nấu ăn, chị sợ mẹ chị thương con mà mắng, mà bắt chị chia tay với anh.
Nỗi khổ tâm ấy chị không dám nói ra, cứ một mình chịu đựng, đêm đêm lại khóc vì cảm thấy tủi thân. Còn anh thì lại nghĩ chị chán anh nên cũng lạnh nhạt với chị hơn. Thấy vậy, chị lo sợ nên lần này cũng quyết lấy hết dũng khí nhận lời về nhà anh ra mắt.
Lần đầu tiên chị bước chân vào nhà anh, khác hẳn với những suy nghĩ, căng thẳng, lo toan của chị đêm qua. Với nét đẹp hiền dịu, giọng nói nhỏ nhẹ và thái độ lễ phép, chị rất được lòng gia đình anh. Đúng như dự đoán, chị được mẹ anh gọi vào bếp phụ nấu ăn, nhưng vì thật thà và ngây thơ, chị nói thật với mẹ anh "Con xin lỗi bác, thật sự là con không biết nấu ăn, bác có việc gì cần giúp, bác cứ dạy con, con nhớ rồi con làm được...". Mẹ anh thấy chị ngoan ngoãn nên càng tỏ vẻ quý mến.
Tiếng cười gần như vang khắp nhà chỉ vì sự ngây thơ quá mức, cũng như tài nấu ăn "bá đạo" của chị khiến cả nhà được phen tá hỏa. Việc là, mẹ anh nhờ chị bóc giúp củ hành, nhưng chị không biết đâu là hành là tỏi nên bóc hẳn cả bát tỏi đầy. Rồi thêm nữa là thay vì bỏ bột ngọt vào canh chị lại cho hàng tá đường vào, bảo tắt bếp thì chị vặn to hơn khiến canh trào hết ra ngoài... cứ như thế món nào cũng được chị chế biến "đặc biệt", nên cả nhà được buổi ra nhà hàng ăn.
Thế nhưng, chị lại cảm thấy hạnh phúc vì có thể bộc lộ được con người thật của mình mà vẫn nhận được sự yêu mến của gia đình anh, nhất là mẹ anh, chị vui đến nỗi cả đêm không ngủ được.
Sau khi ra mắt nhà người yêu, chị tự tin hơn hẳn, không cần phải che giấu, từ đó chị thường xuyên qua nhà anh, nhờ mẹ anh dạy nấu nướng, cắt gọt hoa quả. "Mẹ chồng", "nàng dâu" thân lại càng thân. 2 tháng sau đó, hai người quyết định kết hôn, lúc này chị cảm thấy hạnh phúc mà không còn chút gì bận tâm, lo lắng như trước kia.
Theo ĐSPL
Nỗi khổ của trai quê lấy vợ thành phố Gia đình vợ lấy cớ tôi sống ở nhà ngoại thì phải biết nhịn, nói là nhờ có phòng trọ đó mà trai quê như tôi mới có chỗ chui ra chui vào. Sau khi tốt nghiệp trường đại học thuộc loại có tiếng ở Hà Nội, tôi nhanh chóng tìm cho mình công việc ổn định với thu nhập khá. Đi làm...