Lấy phải chồng cả đời chỉ lo chữ “hiếu”, liệu có… sai lầm?
Ngày còn đi học, tôi từng chứng kiến anh ăn uống rất kham khổ, thậm chí nhiều hôm bỏ bữa chỉ vì để gom góp từng đồng tiền làm thêm mua cho mẹ anh mét vải may áo, mua cho cha anh hộp thuốc bổ, chai dầu xoa, mua cho các em anh từng quyển vở cây bút… mỗi khi có dịp về thăm nhà. Tôi yêu anh vì điều đấy và nhận lời lấy anh cũng vì điều đấy.
Tuần trăng mật, anh đề nghị về Thái Bình quê anh. Tôi là con gái miền Tây, cảnh đồng lúa không lạ gì nhưng được đi dọc trên những bờ đê lộng gió, nghe mùi rạ thơm, cùng với màu vàng rơm mới, tôi thật sự thấy lòng mình thanh thản bình yên. Đó là những ngày hạnh phúc nhất với tôi.
Trở về Sài Gòn, tôi mang theo mình hình ảnh quê chồng và một cõi lòng ấm áp. Thương anh vất vả, tôi không quản ngại cực khổ cùng anh gầy dựng sự nghiệp. Những đứa em của anh ở ngoài quê lần lượt được gửi vào ở với chúng tôi để học đại học.
Căn nhà trọ trở nên chật chội. Chuyện riêng tư của vợ chồng cứ phải dấm dúi, tranh thủ mỗi khi các em không có ở nhà. Chưa kể những chuyện các em chồng để bừa đồ đạc, không phụ giúp quét dọn, nên căn nhà đã chật lại càng chật thêm. Một lần lên thăm con, thấy cảnh ăn ở chật chội quá, ba má tôi bàn nhau bán phần đất ba mẹ định chia cho tôi ở quê lấy tiền mua cho chúng tôi một căn nhà rộng rãi hơn.
Ở trong căn nhà rộng không được bao lâu thì anh mang nốt hai cậu em trai còn lại ngoài quê vào ở chung luôn. Nhà sáu miệng ăn mà chỉ có hai người làm. Bữa ăn vẫn đạm bạc như thời sinh viên mà công việc thì đòi hỏi nhiều sức lực, anh lại luôn nhường miếng ngon cho các em nên ngày càng tiều tụy.
Tôi thấy rất xót nhưng anh lại coi như đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của anh. Sau một thời gian, tôi ngỏ ý muốn hai cô em gái kiếm việc làm thêm vừa phụ giúp anh chị, vừa lấy kinh nghiệm để sau này dễ xin việc làm, nhưng anh gạt đi. Anh quan niệm phải để các em toàn tâm toàn ý vào việc học hành thì mới giỏi được, lấy tấm bằng giỏi ra trường mới dễ xin việc làm. Tôi lại đành phải im lặng.
Mỗi lần thấy tôi có vẻ buồn, anh lại nhẹ nhàng an ủi đại loại là vì thương em, là trả hiếu cho ba mẹ, là các em rồi sẽ lớn, ba mẹ rồi cũng sẽ “trăm tuổi”. Nghe mãi cái điệp khúc “yêu thương” đó, tôi phát chán đến không muốn tỏ ra mình buồn hay quan tâm. Tôi hoàn toàn thờ ơ với căn nhà của mình. Về phía các em của anh, chúng hồn nhiên xem tất cả nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong nhà là của anh chúng.
Video đang HOT
Chúng tự do thoải mái, không kiêng nể, e dè. Khi nào chịu không nổi, tôi nói lại với anh thì anh luôn tìm cách bao che. Nhiều lúc tôi có cảm giác như mình là một mụ dì ghẻ thất thế đang đối mặt với bốn đứa con chồng. Nhiều lúc cả ngày ở trong cơ quan rồi mà đến khi hết giờ làm việc, nghĩ đến cái không gian ồn ào bừa bãi vì đám em của anh, tôi không muốn về, cứ lang thang vòng vèo cho đến tối.
Mấy năm sau, hai cô em lớn ra trường đi làm, cũng có góp một phần tiền ăn ở. Bấy giờ mới nghe anh nói đến việc sinh con nhưng tôi không còn khao khát nữa. Tôi thẳng thắn trả lời anh, khi nào mua được nhà cho các em anh ở thì tôi mới sinh con vì tôi cần có một không gian riêng đúng nghĩa cho gia đình nhỏ của mình. Hình như anh mơ hồ nhận ra trước nay anh cũng có phần quá đáng. Anh không cố quanh co ngụy biện như mọi khi, anh yên lặng hồi lâu rồi nói: “Để anh tính”.
Khi cuộc chiến tranh lạnh sắp sửa thò chân vào cuộc sống của vợ chồng tôi, thì anh đưa ra quyết định sẽ bán căn nhà và hai sào ruộng ngoài quê vào Sài Gòn mua một căn nhà nhỏ cho các em dọn về đó.
Tôi chưa kịp vui mừng vì sắp được “tự do trong ngôi nhà của mình” thì anh lại viện đủ thứ lý lẽ để tôi chấp nhận việc chỉ có các em dọn ra riêng còn ba mẹ anh thì ở chung với tôi và anh. Dù muốn hay không muốn, tôi cũng không tìm được một lý do nào chấp nhận được để có thể từ chối. Tôi cố níu kéo bằng niềm tin vào sự thay đổi hoàn cảnh sống sẽ giúp tôi cảm thấy thoải mái, lấy lại được cân bằng và sẽ có thể cùng anh vui vẻ bước tiếp quãng đời còn lại.
Nhưng thực tế không phải như vậy, từ ngày có mẹ anh ở chung nhà, mới đầu bà giành vào bếp để nấu những món mà hồi bé ngoài quê anh vẫn thích ăn. Sau vì những món ăn mẹ nấu luôn được anh khen ngon và ăn rất nhiều, cho nên tự nhiên mẹ trở thành đầu bếp chính. Rồi dần dần mẹ đảm trách luôn phần đi chợ nấu ăn cho cả nhà. Thế là tiền lương bao nhiêu anh lĩnh về đưa cho mẹ hết để mẹ tùy nghi mà chi tiêu, anh nói, kẻo không mẹ lại tủi.
Trong khi bạn bè tôi, đứa nào cũng thành đạt, cũng nhà cao cửa rộng, thậm chí có đứa sắm được biệt thự xe hơi thì căn nhà cấp bốn ba mẹ tôi cho đến bây giờ, sao vẫn để vậy, tiền nâng cấp còn không có nói chi đến xây mới khang trang. Nhìn người ta trang lứa với mình, con cái bi bô, thậm chí có người con đã lên mười, lên chín, nhiều lúc tôi thấy thật chạnh lòng. Quyết định lấy chồng có hiếu của tôi là sai lầm?
Theo VNE
Cặp bồ có nhà, có xe thôi, cần gì phải yêu!
Những ngày yêu nhau, Hạnh luôn đòi người yêu mua cho hết thứ này tới thứ nọ. Nào là quần áo, nào là túi xách, điện thoại.
Cặp bồ chỉ để có tiền
Hạnh vốn là cô gái xinh đẹp, có khuôn mặt rạng rỡ và chiều cao lý tưởng. Lên thành phố đi học, sớm nhận thức được ưu thế của mình nên Hạnh rất biết níu kéo cánh đàn ông. Vì thế, hễ có người đàn ông nào cảm thấy giàu giàu, có gia cảnh tốt lại được cái mã là Hạnh lập tức câu kéo, tính chuyện mồi chài ngay. Đặc biệt, Hạnh không cần biết là anh ta có vợ, có con hay chưa, cứ chỉ cần là anh ta có tiền, thế là đủ để cho Hạnh tiến tới chuyện yêu đương, cặp kè.
Người đàn ông đầu tiên mà Hạnh yêu chính là con trai của một gia đình giàu có. Đó là mối tình thời sinh viên. Anh chàng này gặp Hạnh và yêu ngay từ lần đầu. Sau thời gian tìm hiểu, hai người chính thức yêu nhau. Mới là sinh viên nhưng chàng trai đã có ô tô để đưa đón Hạnh đi chơi. Và vì thế, Hạnh không muốn để tuột mất một người yêu giàu sang như vậy.
Những ngày yêu nhau, Hạnh luôn đòi người yêu mua cho hết thứ này tới thứ nọ. Nào là quần áo, nào là túi xách, điện thoại. Mới có người yêu mà Hạnh như &'lên đời', nhìn không giống một cô sinh viên chút nào. Ai cũng ngưỡng mộ vì Hạnh có được anh chàng đẹp trai, lại giàu có yêu thương hết lòng hết dạ như vậy.
Ai cũng ngưỡng mộ vì Hạnh có được anh chàng đẹp trai, lại giàu có yêu thương hết lòng hết dạ như vậy. (ảnh minh họa)
Nhưng rồi, vài lần anh ta phát hiện trong điện thoại của Hạnh có tin nhắn tình tứ của một chàng trai nào đó, anh ta bực bội, ghen tuông. Tha thứ rồi lại tha thứ, cuối cùng anh ta quyết định chấm dứt mối tình với Hạnh vì nghĩ rằng cô đang lợi dụng tiền bạc của anh ta.
Hạnh khóc ngất vì mất đi người yêu giàu có. Đó là chàng trai mà cô mơ cũng không dám nghĩ được làm vợ anh ta. Nhưng vì lòng tham, vì cái tính lẳng lơ của mình, Hạnh đã không bỏ sót một người đàn ông giàu có nào mà có ý định đến với cô. Vì tiền Hạnh đã biến mình thành đứa con gái lẳng lơ, ngả vào bất kì người đàn ông nào.
Từ khi còn là sinh viên tới khi có chồng, Hạnh đã qua tay khoảng 5-6 người, toàn là những người giàu có, mà số tiền cô moi được cũng là con số khá lớn. Hoặc là những món quà đắt giá mà một cô sinh viên mơ cũng không bao giờ có được.
Lấy một người cho có chồng
Nhưng đi mãi rồi cũng phải có ngày mỏi chân. Hạnh sau khi ra trường, đi làm và kiếm một công việc khá bình thường, cuối cùng, cô cũng nghĩ tới việc lấy chồng. Chơi mãi rồi, sống thoáng mãi rồi và cũng qua tay rất nhiều đàn ông rồi, có lúc Hạnh sợ mình không thể có con. Và cô đã nghĩ tới chuyện sẽ lấy chồng.
Nhưng đi mãi rồi cũng phải có ngày mỏi chân. Hạnh sau khi ra trường, đi làm và kiếm một công việc khá bình thường, cuối cùng, cô cũng nghĩ tới việc lấy chồng. (ảnh minh họa)
Khi gặp người đàn ông ấy, hơn cô những 12 tuổi nhưng lại giàu có, Hạnh quyết định nhận lời yêu. Và sau hơn 3 tháng thì họ cưới nhau. Một người có tuổi, muốn lấy vợ, còn một người vì ham giàu mà lấy chồng, đúng là kịp thời điểm. Hai người họ đến với nhau trong tiếng reo hò chúc tụng ngày đám cưới. Hạnh dù không được vui lắm, nhưng khuôn mặt tỏ rõ sự mãn nguyện. Có lẽ, đó là sự hài lòng của một người đã lấy được chồng giàu, có địa vị.
Với Hạnh, chỉ cần một người có tiền là được, người có thể lo cho cuộc sống của cô sau này, có cần gì hơn đâu. Nhất là khi cô còn đang lông bông, công việc không ra đâu vào đâu, có được người như thế lấy cũng đã là may rồi.
Nhiều người nghĩ chú rể may mắn vì lấy được cô dâu trẻ trung, xinh xắn lại có học hành đàng hoàng. Nhưng chỉ có Hạnh hiểu, đó là sự may mắn của cô, vì cô đã chơi bời, đã cặp bồ như thế nào, chỉ cô mới là người hiểu được.
Dù sao đi chăng nữa thì cũng mừng cho Hạnh. Chúc cho cô có được niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn, ít ra là cho đến lúc này!
Theo VNE
10 năm không quên được vợ không còn trong trắng Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày tôi và cô ấy nên nghĩa vợ chồng. Đó là một khoảng thời gian không hề ngắn. Chúng tôi cũng đã có với nhau hai đứa con, một trai, một gái. Cuộc sống của vợ chồng tôi được người ngoài nhìn vào là vô cùng hạnh phúc và đáng ngưỡng mộ. Tôi cũng cảm...