Lấy nước trong nhà vệ sinh sân bay cho vào bình nước uống: Chỉ để lau rửa?
Cảng vụ Hàng không miền Nam vừa lên tiếng giải thích những nghi ngờ cho rằng nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất lấy nước trong nhà vệ sinh cho vào bình lọc để cấp miễn phí cho khách. Cảng vụ này khẳng định, nước đó chỉ dùng để rửa ly chén, lau bàn ghế.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Trần Thụy Minh – Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam – cho biết, ngay khi nhận được thông tin phản ánh về việc hành khách chụp ảnh nhân viên sân bay lấy nước từ vòi nước trong nhà vệ sinh cho vào bình nước Wami để cung cấp miễn phí cho khách hàng, Cảng vụ đã tổ chức kiểm tra xác minh và có kết quả chính thức về sự việc.
Hình ảnh nhân viên sân bay lấy nước trong nhà vệ sinh cho vào bình nước uống lan truyền trên facebook
Theo đó, vào lúc 17h10 ngày 20/7, do có hành khách trẻ em bị say xe, nôn mửa ra sàn nên nhân viên Phạm Viết Khanh của nhà hàng Hoa Mai thuộc Công ty Sasco đã lấy nước từ vòi trong nhà vệ sinh cho vào bình nước lọc Wami 16 lít để lau bàn và sàn nhà.
Bà Minh khẳng định: “Hiện nay các doanh nghiệp bán hàng ăn uống tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không bán nước Wami loại bình 16 lít như trong hình chụp. Tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất mới chỉ có 2 máy lọc nước và cung cấp nước miễn phí cho hành khách tại nhà ga Quốc tế (khu vực băng chuyền ga đến và cách ly đi)”.
Sau khi xác minh sự việc, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã yêu cầu nhà hàng Hoa Mai không sử dụng bình nước Wami để lấy nước, tránh gây hiểu nhầm cho hành khách.
Trụ nước uống miễn phí tại ga quốc tế, sân bay Tân Sơn Nhất
Video đang HOT
Trước đó, hình ảnh một nhân viên nam tại sân bay Tân Sơn Nhất lấy nước trong nhà vệ sinh rồi cho vào bình nước uống bị nghi ngờ là để cho hành khách uống miễn phí. Hình ảnh này đã được hành khách đi máy bay tại đây chụp lại. Bức ảnh sau đó được đăng tải trên facebook đã gây bức xúc trong cộng đồng, nhất là những người thường xuyên đi lại bằng đường hàng không.
Được biết, ngoài 2 trụ nước dành cho hành khách đến/đi từ ga quốc tế uống miễn phí, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã yêu cầu Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam và Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nghiên cứu lắp đặt thêm các máy lọc nước và cung cấp nước miễn phí cho hành khách tại khu vực cách ly nhà ga quốc nội và quốc tế. Tuy nhiên hiện nay nhà ga quốc nội đang trong quá trình sửa chữa, cải tạo nên Cảng này chưa thể lắp đặt các máy lọc nước phục vụ miễn phí cho hành khách đi máy bay.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
"Cấm cửa" nhà thầu sai phạm làm đường ống nước sạch sông Đà
Tháng 8 tới, Vinaconex khởi công tuyến đường ống nước sạch sông Đà số 2. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - yêu cầu Vinaconex không lựa chọn những nhà thầu đã sai phạm trong thi công tuyến đường số 1 để làm tuyến ống số 2.
Ngày 23/7, Văn phòng thành phố Hà Nội có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan thông báo kết luận của ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - về việc thi công tuyến ống dẫn nước sạch số 2, đoạn từ quốc lộ 21 đến đường vành đai 3.
Những nhà thầu liên quan đến sai phạm đường ống nước sạch số 1 bị "cấm cửa" làm đường nước sạch số 2
Cụ thể, ông Hùng thống nhất với các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng tuyến đường ống số 2 để khắc phục sự cố của tuyến đường ống số 1, bảo đảm nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trước mắt và lâu dài của nhân dân thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex lập phương án cụ thể để khởi công tuyến đường ống số 2 trong tháng 8 tới. Đơn vị này phải tập trung thi công và hoàn thành trong 3 tháng đoạn từ quốc lộ 21 đến sông Tích, để kết nối với tuyến ống số 1, bảo đảm ổn định cấp nước cho nhân dân. Với phần tuyến đường ống còn lại phải hoàn thành trong thời gian 6 tháng kể từ khi khởi công.
Ông Hùng cũng không quên lưu ý Vinaconex khi thi công công trình phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, đúng tiến độ. Thành phố sẽ giám sát chủ đầu tư xây dựng tuyến đường ống này.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng thống nhất với đề xuất của Tổng Công ty Vinaconex về việc thi công tuyến đường ống số 2 theo hướng tuyến quy hoạch, sử dụng vật liệu là đường ống thép được sản xuất trong nước theo công nghệ Nhật Bản. Những nhà thầu đã có sai phạm trong việc thi công tuyến đường ống số 1 không được lựa chọn làm tuyến đường ống số 2.
UBND thành phố giao cho Sở GTVT bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến thi công cho Vinaconex ngay trong tháng 7/2014. Sở Xây dựng, Công ty Nước sạch Hà Nội, Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco có phương án bảo đảm tiêu thụ hết công suất tăng thêm (70.000m3 - 80.000m3/ngày đêm) khi tuyến ống số 2 hoàn thành.
Sở Xây dựng có trách nhiệm là cơ quan đầu mối của thành phố trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án bảo đảm đúng kỹ thuật, chất lượng, an toàn và tiến độ.
Cùng với việc triển khai tuyến đường ống số 2, ông Hùng còn yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex phải thực hiện các biện pháp để vận hành an toàn tuyến đường ống số 1. Vinaconex phải có phương án kịp thời khắc phục sự cố (nếu có) trong thời gian sớm nhất.
Hiện tượng bong rộp trong đường ống từng được phát hiện trước khi lắp đặt
Trước đó, tại cuộc họp giao ban báo chí Ban Tuyên giáo trung ương ngày 22/7, Tổng công ty Vinaconex đã thông tin về dự án nước sạch sông Đà và sự cố ống dẫn nước trong thời gian qua. Theo đó, sau 9 lần xảy ra sự cố vỡ đường ống nước, Bộ Xây dựng đã có Thông báo số 15/TB-BXD Kết luận giám định nguyên nhân sự cố vỡ đường ống truyền tải nước Sông Đà.
Thông báo này khẳng định ống Composit cốt sợi thủy tinh được dùng làm ống dẫn nước có chất lượng không đồng đều, thể hiện ở hiện tượng bong rộp, tách lớp. Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ tiêu độ cứng vòng của mẫu bị vỡ ở cấp nén B (biến dạng 15%) không đạt yêu cầu thiết kế.
Đáng chú ý, qua báo cáo của các bên có liên quan cho thấy một số khuyết tật của ống như: bong rộp, tách lớp đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra ống trước khi lắp đặt (các đoạn ống này đã không được nghiệm thu).
Quá trình vận chuyển, thi công, lắp đặt đã gây ra một số tác động bất lợi tới đường ống, làm giảm khả năng bám dính của các lớp vật liệu cấu tạo ống, về lâu dài ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của ống giai đoạn khai thác sử dụng.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn chỉ ra một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của tuyến ống như: ảnh hưởng của việc thi công xây dựng và vận hành khia thác tuyến đại lộ Thăng Long có tác động bất lợi lên đường ống; việc gia tăng tải trọng của các phương tiện giao thông tại các đường ngang, đường dân sinh trên tuyến ống; vật liệu composit cốt sợi thủy tinh có thể suy giảm một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian.
Đã có 9 lần liên tiếp xảy ra sự cố đường vỡ ống nước sông Đà trong thời gian qua
Cũng trong Thông báo Kết luận này, Bộ Xây dựng đã xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan bao gồm Chủ đầu tư, nhà thầu sản xuất và cung cấp ống cốt sợi thủy tinh, các nhà thầu thi công xây dựng lắp đặt tuyến ống, nhà thầu giám sát thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế của Dự án.
Tại buổi giao ban báo chí, Vinaconex đã thừa nhận những sai sót khi để xảy ra những sự cố đáng tiếc như vừa qua, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng loạt người dân Thủ đô. Vinaconex cho biết nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong Ban lãnh đạo; nhận khuyết điểm với Chính Phủ, Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội và nhân dân Thủ đô; yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm để có hướng xử lý.
Quang Phong - Lan Hương
Theo Dantri
Cử tri Hà Nội đề nghị truy trách nhiệm vụ vỡ đường ống nước sông Đà "Nguyên nhân vỡ đường ống nước sạch sông Đà được xác định, thế nhưng trách nhiệm thuộc về ai thì tôi chưa thấy. Cần phải làm rõ vấn đề này vì đường ống vỡ tới 9 lần thì không phải do sơ suất ngẫu nhiên!", cử tri Hoàng Viên nói. Ngày 17/7, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà...