Lấy nước mắm, mỡ trăn chữa bỏng, ruồi nhặng theo bệnh nhân vào tận viện
Các bác sĩ Viện Bỏng quốc gia cho biết; nhiều bệnh nhân lấy mỡ trăn và nước mắm chữa bỏng khi vào viện ruồi nhặng bu và bay vèo vèo theo bệnh nhân.
Theo TS.BS Nguyễn Hải An, Chủ nhiệm khoa Hồi sức, cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia, ở một số địa phương hiện nay người dân vẫn còn chữa bỏng bằng cách truyền miệng hay sơ cứu bỏng sai cách đều khiến cho tình trạng nạn nhân thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Muôn kiểu chữa bệnh theo truyền miệng
Dù truyền thông đã cảnh báo nhiều về cách chữa bỏng cũng như sơ cứu ban đầu cho người bỏng theo cách mách bảo như: Sử dụng một số lá, lấy nước mắm, kem đánh răng, mỡ trăn hoặc đến thầy lang vườn, thậm chí từ cơ sở y tế không có chuyên khoa điều trị bỏng… khi nặng mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện.
Mới đây nhất trường hợp bệnh nhân nam, 35 tuổi, ở Gia Lai, người nhà phát hiện bị bỏng nặng do tự thiêu đã chuyển đến bệnh viện gần nhà. Song, do ở đó không có bác sĩ chuyên khoa, nên đã chuyển ngay bệnh nhân ra Viện Bỏng quốc gia. Tuy nhiên, khi ra đến nơi, chỉ ít ngày, bệnh nhân tử vong sau đó.
TS An chia sẻ: “Đáng lẽ, khi bệnh nhân bị bỏng sâu cả người phải được cấp cứu chống sốc, sau khi ổn định huyết động bệnh nhân mới được chuyển viện, nếu không sẽ biến chứng trầm trọng như nhiễm khuẩn huyết, mất nước và toàn thân, gây tử vong nhanh”.
Gần đây, một bé trai 3 tuổi, người dân tộc, thấy con bỏng nước sôi, gia đình vội vàng chát bùn tro và nước mắm nên người. Sau đó, thấy con trai đau đớn và ngày càng suy kiện do nhiễm khuẩn nặng khi bé có 14kg, sau 15 ngày bị điều trị chỉ còn 7kg, và khi ấy với đưa đến Viện bỏng quốc gia điều trị. Lúc đưa bé vào ruồi nhặng bay theo bệnh nhân vào tận viện và rất tiếng sau mấy tiếng nhập viện, bé đã tử vong. Bs. An cho hay.
Video đang HOT
Một trường hợp khác là cháu bé 11 tuổi ở Hải Hậu, Nam Định khiến các bác sĩ tại Viện Bỏng Quốc gia không thể quên khi cha mẹ áp dụng chữa bỏng bô xe máy cho con bằng cách lấy cả túi muối đắp lên vết bỏng cho để xát khuẩn.
Gần nửa tháng sau, thấy vết bỏng của cháu bé bị hoại tử, bốc mùi mới chuyển đến Viện Bỏng quốc gia. Do nhiễm trùng nặng, nên cháu phải điều trị và phải phẫu thuật để cấy da.
Đây chỉ là trong nhiểu trường hợp người dân thường sơ cứu bỏng không đúng cách và chữa bỏng theo mách bảo. Mỗi vùng miền có các đặng trưng chữa bỏng riêng, ỏ các địa phương trung du miền núi thường đắp lá cây, cao trăn, ỏ vùng biển thì bà con hay chữa theo mách bảo là đắp muối và tưới nước mắm.
“Đây là cách chữa bỏng không đúng dẫn đến bệnh nhân nặng hơn và thậm chí tử vong”. BS. An nói.
Một bệnh nhân bị bỏng đang được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia.
Cần sơ cứu bỏng và chữa đúng cách
Mỗi năm, Viện Bỏng quốc gia tiếp nhận trên 100 bệnh nhân bỏng, trong đó, khoảng 20% do sơ cứu ban đầu không đúng cách. Đặc biệt bỏng tăng mạnh vào mùa rét, nhất là bỏng lửa do người già và trẻ em ngã vào đống lửa, có người phải cắt cụt chi.
TS. An cho biết, do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn nên người bỏng bị sốc rất nặng. Biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm. Cấp cứu không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Do vậy, việc sơ cứu ban đầu cho người bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Khi không may bị bỏng lửa, nước sôi… người thân cần nhanh chóng làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách dùng nước (không phải nước đá, nước trong tủ lạnh hay các loại thuốc dân gian, mê tín dị đoan nào) khoảng 15-20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Nếu bỏng nặng, cần che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạc.
“Tổn thương bỏng hoại tử do do thời gian tiếp xúc với nhiệt lâu, càng gây bỏng sâu. Với trẻ em, khi bỏng rộng trên 10%, người lớn trên 20%, có thể dẫn tới rối loạn toàn thân, dễ dẫn tới sốc bỏng, nếu không cấp cứu hồi sức chống sốc kịp thời chỉ cần quá 6 tiếng thì tình trạng dễ chuyển sang sốc nhược, rất khó hồi phục. Khi suy tạng, khi ấy thiếu ô xy cung cấp cho hệ tuần hoàn, rất dễ dẫn tới tử vong”. BS An nói.
Theo Sức khỏe đời sống
Cắt bỏ 2/3 cánh tay do đốt củi sưởi ấm
Các bác sĩ Viện Bỏng Quốc gia vừa tiếp nhận bệnh nhân bị bỏng do sưởi ấm. Điều đáng nói do bệnh nhân mắc bệnh động kinh nên khi bị bỏng không biết khiến cánh tay đã thành than. Các bác sĩ phải cắt bỏ 2/3 cánh tay do hoại tử đến khuỷu tay.
Bệnh nhân D đang điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia
Theo người nhà kể lại, do lạnh nên ở nhà anh D đã lấy củi đốt để sưởi, khi đó cơn động kinh bất ngờ khiến cho anh ngã vào bếp, anh D cho biết, cơn động kinh qua đi anh tỉnh dậy thì cánh tay đang cháy, do mặc áo ấm nên nó đã lan lên tận người, anh cố vùng vẫy và kêu thì em trai và mẹ nhà ngay cạnh đã sang giúp. Sau khi lấy nước dập được lửa gia đình đưa anh D đến bệnh viện ĐK Bắc Giang nhưng do tổn thương nặng nên được chuyển ngay đến Viện Bỏng Quốc Gia.
Nói về hoàn cảnh của anh D, chị Trần Thị T - vợ bệnh nhân D cho biết vào khoảng tháng 12 năm 2007, anh D chồng chị bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, sau khi phải mổ, ghép sọ, từ đấy anh D bị di chứng động kinh. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã rất nhiều lần anh bị ngã khi đang điều khiển xe hoặc làm đồng nên chị cũng lo lắng. Chị đi làm thuê xa nhà và anh ở nhà đỡ đần cơm cháo kèm con học và chăn nuôi.
Theo TS BS Nguyễn Hải An- Trưởng khoa hồi sức cấp cứu (Viện Bỏng quốc gia) Khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng rất nặng và cánh tay trái do mặc áo nên vết bỏng sâu gần như thành than. Ngay lập tức bệnh nhân được chống sốc và điều trị tích cực.
Tuy nhiên, do vết thương nặng nên bệnh nhân đã phải cắt bỏ 2/3 cánh tay. Tay của bệnh nhân D khi vào viện được rạch hoại tử giải phóng chèn ép, giúp cho tuần hoàn xuống được vùng ngoại vi, nhưng không có kết quả vẫn phải cắt cụt.
BS An đưa ra khuyến cáo: "Bệnh nhân mắc động kinh nên có các biểu hiện điển hình là các cơn co giật, sùi bọt mép... Bệnh có nhiều thể khác nhau, nhiều khi chỉ là cơn vắng ý thức, rối loạn cảm giác, hành động bất thường do vậy, để phòng tránh tai nạn đáng tiếc, người bị bệnh động kinh không nên ngồi bên bếp lửa, nấu ăn hay tắm một mình, không tham gia giao thông hay đi bơi một mình, nếu bơi thì chọn những vùng nước nông".
PHƯƠNG THU
Theo tuoitrethudo
Chớ dại mà sơ cứu nạn nhân bỏng bằng... dội nước đá, bôi mỡ trăn... Nhiều vụ cháy xảy ra khiến không ít nạn nhân bị bỏng nặng. Trong đó, không ít nạn nhân bỏng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng không được sơ cứu đúng cách khiến tình trạng bỏng nặng hơn, dễ biến chứng, khó điều trị, phục hồi. Không được bôi bất cứ thứ gì hoặc dội nước đá khi sơ cứu nạn...