Lây “nước ăn chân” vì đi chung giầy, tất
Nếu gia đình có người bị “ nước ăn chân” cần phải cách ly không để lây nấm sang người khác. Việc đi vớ, đi giày, dép chung với người bệnh có thể làm lây nhiễm căn bệnh khó chịu này.
Ảnh minh họa: Internet
“Nước ăn chân” là cách gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân, một bệnh rất hay gặp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất bít kín mà không thay giặt thường xuyên, hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi, và bệnh trở nên phổ biến trong những vùng bị lũ lụt, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên nguồn nước bị ô nhiễm.
Biểu hiện của bệnh
Chân bạn thường có hiện tượng có vảy và làm nứt da (đặc biệt là ở kẽ ngón chân) hoặc có nốt phồng trong chứa ít dịch. Trong trường hợp nặng, mụn nước xuất hiện ở những vùng khác của cơ thể, nhất là ở tay. Tổn thương da không chứa nấm nhưng dị ứng với các sản phẩm của nấm.
Nấm da lây truyền trực tiếp do tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, đi chung giày tất của người mắc bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua nền nhà, buồng tắm, chiếu, chăn…
Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn, nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều vi khuẩn do lội nước, chỗ có bùn lầy, nấm sẽ bám dính vào da gây bệnh nấm da.
Video đang HOT
Dân gian gọi bệnh này ở phần chân là nước ăn chân, còn y học gọi bệnh nước ăn chân là nấm kẽ chân, thường chủ yếu do Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum hoặc Epidermophyton Floccosum gây nên.
Bệnh có thể biểu hiện bằng hình thức tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ. Ở các kẽ ngón, thường là ở các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, ngón chân áp út, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt.
Ở lòng bàn chân, gót chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn. Chúng có thể nhỏ, nằm ở vài vùng rải rác trên chân, nhưng cũng có thể tạo một mảng lớn trùm cả bàn chân.
Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ, bàn chân bị sưng tấy lên, có mủ và vẩy da, có thể sốt, nổi hạch bẹn. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy, khó chịu.
Theo TPO
8 mẹo làm đẹp hiệu quả bạn nên thử tại nhà
Hôi chân, hơi thở kém, gãy móng tay... tất tần tật chừng ấy thứ sẽ được giải quyết nhanh chóng với những mẹo vặt bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
1. Hôi chân
Bàn chân có dấu hiệu sưng và bốc mùi, sử dụng rượu vodka khi bạn phát hiện các triệu chứng một cách tức thì . Để làm điều này, bạn nhúng một chiếc khăn trong rượu vodka và lau trực tiếp trên chân để loại bỏ mùi khó ngửi. Vodka chứa cồn, do đó chúng có tác dụng sát trùng, phá hủy nấm và các vi khuẩn gây mồ hôi trên chân khi bạn đi tất hoặc giày quá chật.
2. Hôi miệng
Sử dụng sữa chua, chúng giúp bạn hạn chế các triệu chứng hôi miệng trong buổi sáng một cách nhanh chóng. Các vi khuẩn lên men trong sữa chua có tác dụng làm giảm nồng độ các vi khuẩn xấu bên trong vòm miệng và nướu răng. Ăn trước khi ngủ, điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon, có một làn da đẹp, và hơi thở thơm mát vào sáng hôm sau.
3. Lở loét
Vào mùa hè, chứng lở loét xuất hiện và "hoành hành" trên da khi cơ thể thiếu đi các yếu tố làm mát từ bên trong. Để khắc phục điều này, bạn cần bổ sung vitamin C cùng các thảo dược khác trong chế độ ăn hàng ngày. Cốt chanh pha với nước ấm, uống hỗn hợp trên sau bữa sáng nếu bạn muốn thoát khỏi tình trạng lở loét, mẩn ngứa trên khắp cơ thể trong mùa nóng.
4. Nứt gót chân
Bàn chân là nơi "bất trị" nhất trên cơ thể bởi chúng thô cứng, nhạy cảm, lại dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Bị bỏ quên lâu ngày, phần gót chân không còn mềm mại và trở nên xấu xí một cách lộ liễu khi bạn diện giày cao gót hoặc dép xăng - đan trong mùa hè. Chữa trị rất đơn giản, bạn xay nhuyễn cam thảo với thìa cà phê kem dưỡng ẩm, dấu hiệu khô nứt sẽ dần được cải thiện sau một vài ngày áp dụng.
5. Chứng eczema
Chứng eczema thường xuyên xuất hiện trên các chi của hệ vận động, đặc biệt trong điều kiện nắng nóng. Chà dầu ô liu lên vùng da bị chàm, hiện tượng khô và đóng vảy sẽ được làm dịu một cách nhanh chóng. Điều này được thực hiện nhờ các chất chống oxy hóa làm dịu và nuôi dưỡng các tế bào mới trên những phạm vi bị tổn thương.
6. Gãy móng tay
Móng tay gãy một cách bất thường do chúng quá khô và thiếu đi một vài khoáng chất cần thiết. Sử dụng kem dưỡng, ngoài ra, bạn nên kết hợp dầu thực vật để tăng cường độ ẩm cho móng khi chăm sóc chúng mỗi ngày. Thực hiện điều này và quấn tay trong một tấm nilon lớn để các chất dầu xâm nhập vào móng trong 20 phút trước khi ngủ.
7. Răng ố màu
Răng có dấu hiệu xỉn màu khiến bạn ngại ngùng và mất tự tin mỗi lần trò chuyện với ai đó. Làm sạch thôi chưa đủ, hãy áp dụng phương pháp tẩy trắng tự nhiên với táo để khôi phục ánh sáng tự nhiên trên răng. Axit malic trong trái táo giúp hòa tan các vết bẩn, đồng thời, chúng làm sạch răng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả trong khi bạn ăn loại trái cây ngọt lịm này.
8. Tẩy da chết
Papain - một loại enzyme protein trong đu đủ giúp hòa tan các tế bào chết và giúp làn da mềm mại, mượt mà, rạng rỡ hơn. Trộn đu đủ với bột yến mạch theo tỷ lệ 1:1, áp dụng hỗn hợp vừa chuẩn bị trên da trong 15 phút trước khi lau sạch bằng khăn ướt. Nếu có làn da nhạy cảm, bạn có thể yên tâm với cách làm sạch và ngừa mụn hiệu quả này khi áp dụng một cách thường xuyên.
Theo tapchilamdep
Hội chẩn liên viện trường hợp cụ bà mang "thai đá" gần 30 năm Trường hợp mang "thai đá" 30 năm của cụ Sáu dự kiến sẽ hội chẩn liên viện giữa bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa với bệnh viện Đa khoa Khu vực Cam Ranh nhằm tìm hướng điều trị phù hợp vào ngày 31/3 này. Hình ảnh khối "thai đá" của cụ Sáu. Thông tin trên được bác sỹ Nguyễn Văn Xáng, Phó giám...