Lây nhiễm mã độc tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp
Sáng 6/11/2018, Cục An toàn thông tin ( Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát đi văn bản về đôn đốc tăng cường nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm…
Có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn.
Cục An toàn thông tin cho biết, qua công tác theo dõi, giám sát trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại (mã độc) tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm.
Theo thống kê từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin, có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn.
Theo Cục An toàn thông tin, căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, cùng với thực tế diễn biến phức tạp của tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018. Lưu ý thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn hoàn thành (tháng 12/2018) bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới.
Giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Video đang HOT
Thứ hai, trong các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc. Ưu tiên sử dụng giải pháp phòng, chống mã độc sản xuất trong nước theo tiêu chí cụ thể đối với sản phẩm, dịch vụ được ưu tiên khi đầu tư, mua sắm có các chức năng, tính năng kỹ thuật của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ hoặc quy định, hướng dẫn của cơ quan nhà nước.
Thứ ba, chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống; tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức mình; theo dõi, giám sát, chủ động phát hiện sớm các nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Cục An toàn thông tin cũng cho biết, khi phát hiện dấu hiệu của các chiến dịch tấn công mạng, thông báo về cơ quan chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin,) để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
Theo Báo Mới
Hacker mũ trắng sẽ là những 'chiến binh' bảo vệ hòa bình thế giới
WhiteHat Grand Prix 2018 là cuộc thi an ninh mạng được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp cùng Diễn đàn WhiteHat.vn tổ chức. Cuộc thi là nơi quy tụ những hacker mũ trắng hàng đầu thế giới.
WhiteHat Grand Prix được tổ chức lần đầu tiên ở cấp quốc gia năm 2014 và bắt đầu mở rộng ra quy mô toàn cầu từ năm 2015. Tham dự vòng chung kết WhiteHat Grand Prix năm nay là 10 đội thi đến từ 6 quốc gia gồm Mỹ, Nga, Việt Nam, Ukraina, Hàn Quốc và Ba Lan. Để đến được vòng chung kết, các thí sinh này được chọn ra từ 700 đội thi từ khắp nơi trên thế giới.
Sau một ngày tranh tài, vòng Chung kết cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2018 đã chính thức khép lại. Ba vị trí dẫn đầu của cuộc thi năm nay lần lượt là các đội LC1BC (Nga), coconutCoffee (Hàn Quốc) và p4team (Ba Lan).
Bảng xếp hạng chung cuộc của cuộc thi WhiteHat Grand Prix 2018.
Đội đạt giải nhất của cuộc thi nhận được số tiền thưởng 230 triệu VND (tương đương khoảng 10.000 USD), giải nhì 45 triệu VND (2.000 USD) và giải ba 25 triệu VND (1.000 USD).
Chia sẻ sau cuộc thi, đội LC1BC đến từ Nga, nhà đương kim vô địch của giải đấu cho biết, đề thi của Whitehat Grand Prix năm nay tập trung rất nhiều khía cạnh.
"Chúng tôi phải sử dụng chân tay để cạnh tranh với các đội khác, chiến đấu với họ để họ không thể nào ngăn chặn được cuộc tấn công của chúng tôi. Mỗi nhóm lại phải cố gắng vượt qua được tường lửa đội kia. Đây là một trải nghiệm rất hay, các đội thi tương đồng và cạnh tranh rất quyết liệt", đại diện LC1BC cho biết.
P4team (Ba Lan) chia sẻ đánh giá cá nhân về tiềm năng phát triển lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam
Trả lời câu hỏi về tiềm năng trong lĩnh vực an ninh mạng của Việt Nam, đội trưởng đội p4team (Ba Lan) khiêm tốn khi nói rằng, bản thân anh chưa thể đánh giá được tiềm năng của một quốc gia trong một lĩnh vực lớn như vậy.
Tuy nhiên theo quan sát cá nhân, chuyên gia bảo mật này cho biết, ngày càng có nhiều đội Việt Nam tham gia vào các cuộc thi. "Tôi nhận thấy ngành an ninh mạng của Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng phát triển. Các đội tuyển Việt Nam có thứ hạng ngày càng cao trên thế giới", vị đại diện đến từ Ba Lan chia sẻ.
Theo đội trưởng đội tuyển Ba Lan, nếu như thông thường các cuộc thi an ninh mạng khác chỉ có một đề thi thì tại Whitehat Grand Prix, các đội thi phải xử lý nhiều đề thi cùng một lúc. Điều này khiến công việc của các thí sinh vất vả hơn. Thí sinh này cũng đánh giá cao đề thi của Việt Nam khi ban tổ chức đã đưa cả công nghệ AI vào trong nội dung thi đấu.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao phần thưởng cho đội chiến thắng tại cuộc thi WhiteHat Grand Prix 2018.
Trước những đánh giá của các thí sinh tham dự cuộc thi, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cuộc thi cũng là nơi để nước chủ nhà trao đổi với các thí sinh, lắng nghe những góc nhìn của các thí sinh về đất nước mình.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bất kỳ điều gì cũng có thể nhìn dưới 2 góc nhìn khác nhau, ý nghĩa khác nhau, và vì thế sẽ dẫn đến những quyết định khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn mọi thứ ở góc nhìn tích cực và khai thác những điểm tốt từ nguồn năng lượng tích cực ấy.
Chia sẻ về Whitehat Grand Prix, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiếm khi nào Việt Nam tổ chức được một sự kiện tập hợp các chiến binh toàn cầu. Các hacker mũ trắng là những chiến binh bảo vệ cho hòa bình thế giới, giống như lực lượng gìn giữ hòa bình trong thế giới thực.
"Nếu như những chiến binh này sát cánh bên nhau, đây sẽ là những người giỏi nhất thế giới. Vì thế, chúng ta rất cần duy trì lực lượng chiến binh toàn cầu này. Từ năm sau trở đi Bộ TT&TT sẽ là người bảo trợ cho sự kiện này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thay vì việc ra đề và làm bài, năm sau các thí sinh sẽ được tấn công vào một hệ thống thực. Bộ TT&TT sẽ chọn ra một số hệ thống vào loại an toàn số 1 tại Việt Nam để các thí sinh có thể tấn công thực nghiệm, khi đó cuộc thi mới trở thành một thách thức thực sự với các hacker mũ trắng.
Theo Báo Mới
Viettel tham gia hội thảo và triển lãm quốc tế về Smart IOT Việt Nam 2018 Ngày 23 và 24/10/2018, Viettel tham dự Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề 'Hiện thực hóa tiềm năng và thúc đẩy thâm nhập thị trường IoT của Việt Nam' diễn ra tại khách sạn quốc tế Sheraton, TP. Hồ Chí Minh. Đến tham dự và điều hành phiên khai mạc, có đồng chí...