Lây nhiễm COVID-19 kỉ lục, Đức điều không quân vận chuyển bệnh nhân nặng
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết cơ quan chức năng có thể sẽ huy động máy bay quân sự để di chuyển bệnh nhân COVID-19 nặng từ nơi có tỉ lệ sử dụng buồng ICU cao đến nơi có công suất buồng còn thấp.
Bên trong một máy bay A310 được trang bị đầy đủ thiết bị y tế làm nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh: DPA
Giải pháp này mang tính tạm thời, không phải là liên tục. Bởi nếu không, hệ thống y tế có thể đối mặt với tình trạng quá tải cục bộ. Thông báo trên được ông Spahn đưa ra tại buổi họp báo tuần ngày 26/11, tại thời điểm Đức đón nhận kỉ lục buồn khi có tới hơn 100.000 người tử vong vì COVID-19 kể từ khi dịch bùng phát.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Spahn cùng Giám độc Viện Robert Koch (RKI) cho biết quân đội Đức sẵn sàng cho chiến dịch không vận, di chuyển khoảng 100 bệnh nhân nặng tới các bệnh viện khác, nơi có tỉ lệ buồng ICU còn trống cao hơn. “Có thể sẽ cần đến 1-2 chuyến bay để vận chuyển 80-100 bệnh nhân, nhưng không phải là lâu dài. Chúng ta cần khống chế làn sóng này ngay, nếu không Đức sẽ lâm vào tình cảnh mà lâu nay luôn muốn tránh – đó là quá tải hệ thống y tế”, ông Spahn nói.
Bắt đầu từ ngày 26/11, lực lượng không quân Đức khởi động việc di chuyển bệnh nhân COVID-19 nặng phải sử dụng ICU từ bang Bavaria miền nam tới các bệnh viện ở bang North Rhine-Westphalia, nơi tỉ lệ sử dụng ICU còn ở mức thấp. Hai bang miền nam Baden-Wrttemberg, Bavaria cùng với bang Saxony và Thuringia ở miền Đông hiện là điểm nóng nhất về dịch tại Đức, với số ca mắc mới cao vượt trội so với mức trung tình trên cả nước, tạo sức ép lớn với hệ thống y tế.
Hiện tại Đức có khoảng 4.000 bệnh nhân COVID-19 nằm trong phòng ICU, trong đó có khoảng 2.000 ca là mới nhập viện trong 7 ngày gần đây. 85% trong số này cần phải hỗ trợ thở oxy ở nhiều hình thức, cấp độ khác nhau.
Mỹ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir
Ngày 9/11, hãng dược phẩm Merck & Co Inc (Mỹ) và đối tác là Ridgeback Biotherapeutics (Đức) cho biết Chính phủ Mỹ sẽ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống để điều trị COVID-19.
Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). Ảnh: CNBC/TTXVN
Hồi tháng 6 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã đồng ý chi 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir và đang chọn mua thêm 1,4 triệu liệu trình nữa, với giá hợp đồng mua cho tổng cộng 3,1 triệu liệu trình là 2,2 tỉ USD.
Theo hai hãng trên, Chính phủ Mỹ cũng có quyền mua thêm 2 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir nữa theo hợp đồng.
Thuốc Molnupiravir do hãng Merck & Co của Mỹ và Công ty Ridgeback cùng phối hợp nghiên cứu phát triển. Đây là một thuốc kháng virus sử dụng qua đường uống và được phát triển để điều trị cúm
Thuốc có tác dụng giảm gần 50% nguy cơ bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện và tử vong. Ngoài ra, thuốc cũng có hiệu quả với các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Gamma, Delta và Mu. Hiện Merck & Co Inc đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 thể vừa và nhẹ tại Mỹ. Merck & Co đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir trong năm nay và 20 triệu liệu trình trong năm sau.
Đến nay, một số quốc gia phát triển cũng đạt được các thỏa thuận mua thuốc Molnupiravir của hãng Merck & Co. Ngoài ra, các nước và vùng lãnh thổ như Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Malaysia cho biết cũng đã đạt thỏa thuận hoặc đang đàm phán mua loại thuốc trên của Merck & Co.
Nghiện tiền số - 'Dịch bệnh' đang âm thầm tấn công toàn cầu? Khi Matt Danzico bắt đầu nhìn thấy biểu tượng của các loại tiền số hiện trên bao bì thực phẩm hàng ngày, anh biết mình đã gặp vấn đề về sức khỏe. Giống như vô số người khác, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, Danzico bị cuốn vào cơn sốt toàn cầu mang tên mua bán tiền kỹ thuật số. Và rất...