Lấy ‘người cũ’ ra so sánh chuyện gối chăn..
Không phải đôi uyên ương nào cũng đến với nhau lần đầu, là duy nhất của nhau. Không mới, nhưng việc “bóng người cũ” hiện về giữa cuộc vui từng và đang tiếp tục gây sóng gió cho lắm cuộc gối chăn và hạnh phúc gia đình.
Ảnh minh họa
Cú chen ngang (phần lớn là vô tình) của người xưa gồm nhiều chiêu thức, thoáng qua nhưng một chút hoài niệm có, ngang nhiên xộc vào, phá bĩnh gia cang người ta cũng có. Một trong những cú “hồi mã thương” đáng sợ là người xưa được mang ra so sánh với người nay.
So đo cũng năm bảy đường, thẳng thừng như cầm lên đặt xuống tài nghệ phòng the, nhẹ nhàng như so sánh ưu khuyết về phong cách, hành xử… Tất nhiên, khi người nay có gì đó làm phật ý kẻ chung chăn, anh hoặc chị ta mới bị mang ra phân cao thấp với quá khứ.
Theo cách nghĩ thông thường, nhiều người sẽ cho rằng, nguy hiểm nhất khi người xưa được mang ra làm đối trọng với người nay bằng tài chăn chiếu. Dễ hiểu, bất bình với “kém cỏi” của người nay, cộng với sự tiếc nuối “tài hoa” một thời của người xưa, rất dễ dẫn người trong cuộc đến tâm lý chán chường, bất hợp tác hay chối bỏ.
Phần lớn đối tượng “mở cửa phòng” cho người xưa “lẻn” vào thường giữ kín nỗi niềm, có so đo, tiếc nuối chỉ giấu trong lòng. Tuy nhiên, thực tế không phải không có ai đó bức xúc lỡ buột miệng hay huỵch tẹt rằng việc chiếu chăn của người nay không đáng “xách guốc” người xưa. Chẳng ai vui vẻ nổi khi bị người chung chăn mang ra so kè, uất hơn cả là so với người đến trước, nhưng nếu kẻ xấu số là các ông thì hậu quả khốc hại khỏi bàn.
Thực tế, những vụ so sánh thẳng ruột ngựa hiếm, thường chỉ xảy ra với những đôi uyên ương mà tình hình chăn gối đang mang “trọng bệnh” khó bề cứu chữa, chỉ như thế mới đủ phẩn uất khiến người ta chơi bài ngửa.
Video đang HOT
Phổ biến hơn, so sánh chưa đến độ phải lôi thành tích tình dục ra quy chiếu. Nghĩa là, người xưa chưa có cơ hội chứng tỏ khả năng chăn gối, cái mà anh hoặc chị ta có là phong thái hào hoa, thông minh, tâm lý, ăn đứt sự thô thiển, ngây ngô, võ biền của người nay. Trường hợp này, người trong cuộc thường nghĩ: “Nếu là người xưa thì anh hoặc chị ấy chắc chắn sẽ xử sự nhẹ nhàng hơn, lãng mạn hơn, chu đáo hơn”.
Xét kỹ, so sánh kiểu này còn đáng ngại hơn khi mang tình dục ra “so găng”. Lý do, người so sánh dễ có xu hướng toàn bích hóa, lãng mạn hóa tuyệt đối người xưa, bởi anh hoặc chị ta không bị việc chiếu chăn tầm thường làm hại hình ảnh. Nếu thực phải “thách đấu” thì không chắc “mèo nào cắn mĩu nào”, nhưng lúc này tình cảnh của người nay luôn lép vế, bởi bị đặt bên cạnh một hòn thái sơn toàn mỹ, thậm chí còn được… phong thánh!
Dù trở về với hình thức nào thì mức tàn hại của người xưa là vô hạn, sớm hay muộn mà thôi. Cẩn tắc vô ưu, những ai đã và đang có ý định khai quật quá khứ nên suy nghĩ kỹ. Đừng chủ quan hồi quang, người xưa không thể làm được việc chia quyên rẽ thúy. Đơn giản, một khi người xưa có cơ hội quay về thì ít nhiều người nay có gì đó không phải với gối chăn hoặc hạnh phúc gia đình. Đừng dan díu, dù chỉ một lần với bóng người xưa, bởi đã một lần mở cửa cho “tình nhân” lẻn vào thì sớm muộn bạn cũng sẽ trao luôn… chìa khóa phòng cho anh hoặc chị ta!
Theo SKĐS
Ngán ngẩm vì vợ tôi "phàm phu tục tử"
Nhiều lần cô ấy hằn học với tôi chỉ vì cơm mẹ nầu không hợp khẩu vị: "Mẹ anh đúng là đồ nhà quê, nấu thế lợn nó còn chê chứ người mà ăn được à".
Thực sự khi viết những dòng này, không phải tôi muốn nói xấu vợ, nhưng vợ tôi mang tiếng là gái thành phố mà ăn tục nói phét hơn cả người nhà quê như tôi.
Chúng tôi yêu nhau từ khi tôi và cô ấy làm chung một cơ quan ở trên thành phố. Ban đầu tôi thích cô ấy bao nhiêu về khoản ăn uống vô tư không cầu kì tiểu thư như các cô gái thành phố khác bao nhiêu thì bây giờ tôi choáng vì cái miếng ăn của cô ấy bấy nhiêu.
Mới cưới nhau về, cô ấy dính bầu luôn nên tôi thương vợ, làm tất cả việc nhà cho cô ấy từ việc đi chợ, quét nhà, nấu cơm, giặt giũ... Bao nhiêu việc cỏn con trong nhà đều đến tay tôi. Thấy chồng vất vả mệt mọc là vậy, nhưng chẳng bao giờ cô ấy chịu mó tay vào việc gì để giúp đỡ tôi. Có lần tôi chỉ nhờ cô ấy trông hộ nồi canh hay rửa mấy cái bát thôi mà cô ấy cũng kêu mùi ghê em không ngửi được: "Em thì không sao nhưng ảnh hưởng đến con anh hối cũng không kịp".
Vì nghĩ vợ ốm nghén thật nên tôi càng thương hơn. Tuy nhiên càng ngày vợ càng quá đáng, cô ấy bảo dị ứng với mùi dầu, mỡ. Thế nên tôi nấu cho ăn những món luộc, món ít dầu thì mặt cô ấy sưng lên... kêu không hợp khẩu vị. Thế mà những món nào chiên rán thì em xơi tỳ tỳ.
Sau khi sinh con xong được vài tháng, tình hình cũng không khá hơn là mấy. Tôi vẫn làm tất cả việc nhà. Mới đầu, tôi cứ hí hửng vì tưởng cưới được một cô vợ vừa xinh đẹp lại đảm đang, khéo léo, thế mà từ ngày lấy em về, số lần em nấu nướng cho tôi ăn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi không biết có phải do em lười hay là em chẳng biết làm gì. Suốt ngày thấy em chỉ đi tập erobic rồi trang điểm làm dáng...
Ảnh minh họa.
Ở nhà tôi phục vụ vợ không ai biết đã đành, đằng này khi tôi đưa vợ về quê nội chơi thì mới thấy thật xấu hổ.
Trần đời tôi chưa thấy cô gái nào vô duyên như cô vợ mình. Về quê ăn.giỗ, hay ăn cỗ của họ hàng là y như rằng cô ấy viện cớ con nhỏ, nằm trong phòng ôm com ngủ cả ngày, đến giờ ăn có người gọi thì cô ấy dậy ăn. Xong xuôi lại cắp đít giả vờ bế con, trong khi cô ấy có thể nhờ bà nội bế cháu để giúp mọi người làm cỗ, dọn dẹp.
Có lần chị dâu tôi còn bắt quả tang cô ta xuống bếp ăn vụng nhồm nhoàm, trong khi đồ đấy còn chưa thắp hương. Mắng cô ta thì cô ta lại bảo tại emnuôi con nhỏ nên hay đói, thèm ăn vặt, chị thông cảm. Những lúc như vậy tôi không biết giấu mặt đi đâu. Tôi có để cô ấy thiếu thốn gì mà phải làm thế.
Về quê, cô ấy đã không phụ giúp mẹ tôi nấu nướng chuẩn bị đồ ăn thì thôi đằng này cô ấy chỉ biết ăn rồi ca thán. Nào là mẹ nấu món này mặn, phải nấu như thế này, thế này... Nhiều lần cô ấy hằn học với tôi chỉ vì cơm mẹ nấu không hợp khẩu vị: "Mẹ anh đúng là đồ nhà quê, nấu thế lợn nó còn chê chứ người mà ăn được à". Tức quá tôi mới cho vợ cái bạt tai thế mà cô ta lải nhải cả đêm làm cả nhà không ngủ nổi.
Mẹ tôi lại là người duy nhấ trong nhà bảo tôi phải biết nhịn vợ. Mẹ bảo dâu thành phố nên chắc khó tính. Mẹ người nhà quê, nó ăn không hợp thì mẹ sẽ thay đổi. Tôi biết mẹ nói vậy thôi nhưng trong lòng thì buồn về cô con dâu này lắm.
Ở quê, chuyện trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường. Chuyện cô vợ quý hóa của tôi lan truyền đến cả đứa bé nó cũng biết. Chắc từ này về sau, có ai cho tiền tôi cũng chẳng dám đưa vợ về quê.
Đáng trách hơn là cái lần mẹ tôi ra ngoài thành phố chữa bệnh, vào nhà con giai ở ít ngày mà cô ta đối xử với mẹ tôi như người dưng. Về quê mẹ tôi chăm cô ta nào gà, nào vịt... cứ món gì ngon là làm chiêu đãi con dâu. Thế mà mẹ chồng lên ở mấy ngày, cô ta mua một đống rau về chất ở tủ lạnh. Rồi bữa nào cũng chỉ toàn rau với ít đồ ăn mặn.
Tôi góp ý bảo vợ ngày mai mua con gà về cho mẹ tẩm bổ, thì cô ta gạt phắt đi: "Ối giời, mẹ anh già rồi, ăn thịt nhiều là bị cao huyết áp, mỡ máu...nhanh chết lắm đấy. Ăn rau vừa ngon, vừa an toàn thì không ăn".
Cô ta nói thì hay chứ làm thì chả đến đâu. Mấy ngày ăn rau không chịu được, thèm thịt quá tôi thấy cô ta lén lút mua đồ ăn nhanh, đồ hộp...giấu vào tủ để quần áo để ăn một mình. Thật không thể nào hiểu được. Chưa bao giờ tôi thấy miếng ăn nó lại là miếng nhục như vậy.
Nhắc đến vợ là tôi ngán ngẫm chẳng biết phải xử lý như thế nào nữa. Chẳng lẽ vì những chuyện nhỏ nhặt thế này mà lại phải chia tay vợ.
Theo Nguoiduatin
Chồng so sánh vợ và người cũ qua "chuyện ấy" Tôi không ngờ người tôi lấy làm chồng lại thô thiển đến vậy. Với anh vợ chồng ở với nhau không cần cứ phải có tình yêu, chỉ cần hợp nhau "chuyện ấy". Ảnh minh họa Năm cuối đại học tôi nhận lời yêu anh, anh là anh trai của bạn tôi. Anh đang làm việc tại Hà Nội, còn tôi học tại...