Lây nCoV cho 17 người vì bữa tiệc sinh nhật
Một người nhiễm nCoV không triệu chứng tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ cho người nhà ở Texas, khiến virus lây lan trong 17 thành viên gia đình.
Ron Barbosa, người đàn ông sống ở bang Texas, Mỹ ngày 24/6 kể với truyền thông rằng một cháu họ của ông hôm 30/5 quyết định tổ chức bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho con dâu của ông vừa bước sang tuổi 30.
Barbosa đã từ chối dự tiệc sinh nhật đông người vì lo ngại đại dịch, nhưng 25 người đã có mặt trong bữa tiệc kéo dài ít giờ, tuân thủ mọi quy định y tế của bang. Cháu họ của ông khi đó không biết mình đã nhiễm nCoV và đã lây cho 7 người tiếp xúc gần trong bữa tiệc.
Những người này tiếp tục lây nCoV cho 10 người nữa trong nhà, bao gồm hai trẻ em. Tổng cộng 18 thành viên trong gia đình Barbosa nhiễm Covid-19, trong đó có bố mẹ ngoài 80 tuổi của ông và chị gái đang chiến đấu với ung thư vú.
Bữa tiệc mừng sinh nhật con dâu của Barbosa hôm 30/5. Ảnh: New York Times.
Bà Carole, mẹ của Barbosa, phát hiện dương tính Covid-19 hôm 6/6 và nhập viện một tuần sau. Ông Frank, bố của Barbosa, người không tham dự tiệc nhưng vẫn nhiễm nCoV, nhập viện từ 17/6 và đang trong phòng chăm sóc đặc biệt.
“Mạng sống của bố tôi đang như mành treo chuông”, Barbosa vừa nói vừa khóc.
Thông tin được công bố trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng đột biến ở các điểm nóng mới khắp nước Mỹ, bao gồm Texas, nơi vừa ghi nhận thêm 55.125 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nCoV ở bang lên gần 132.000. Khoảng 2.207 người đã chết vì Covid-19 tại bang này.
Video đang HOT
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 9,7 triệu ca nhiễm và gần 489.000 người chết do nCoV. Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực, trong đó có Mỹ, nước đang nỗ lực tái mở cửa.
Thống đốc Texas Greg Abbot hôm 25/6 tuyên bố sẽ đình chỉ kế hoạch tái mở cửa vì số ca nhiễm mới tăng nhanh, nhưng vẫn cho phép một số ngành nghề hoạt động theo quy định giữ an toàn và hướng dẫn y tế.
Tranh cãi về 'vũ khí' khẩu trang
Nhiều người tin khẩu trang là vũ khí giúp Hong Kong, Nhật Bản đối phó nCoV, nhưng một số chuyên gia cho rằng đây không phải giải pháp hoàn hảo.
Tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á, khẩu trang được xem là yếu tố quan trọng giúp ngăn Covid-19 lây lan. Chính phủ Nhật Bản ngày 1/4 thông báo mỗi người dân nên có hai khẩu trang vải sử dụng nhiều lần, trong khi người Hong Kong không chỉ có thói quen đeo khẩu trang mà còn gửi chúng cho người thân ở nước ngoài.
Keiji Fukuda, giáo sư tại Đại học Y tế Cộng đồng Hong Kong, cho biết người dân ở thành phố này coi việc đeo khẩu trang "như một cách để mỗi cá nhân bảo vệ cộng đồng và chính bản thân họ".
"Ở Mỹ, nơi tôi lớn lên, nhiều người lại coi đeo khẩu trang là hành động tội lỗi hay nghĩa vụ không mong muốn", ông nói.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Seoul, Hàn Quốc hôm 28/1. Ảnh: AP.
Elaine Shuo Feng, một nhà dịch tễ học Trung Quốc đang theo học tiến sĩ tại Đại học Oxford, Anh, cho biết trái ngược với nhiều nước châu Á, người dân ở Anh hiếm khi đeo khẩu trang, ngay cả khi Covid-19 đã bùng phát ở quốc gia này. "Người châu Á đeo khẩu trang ở Anh đôi khi còn gặp rắc rối, như bị chê cười hay kỳ thị", Feng nói.
Việc Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hong Kong, Đài Loan đạt nhiều thành công trong khống chế Covid-19 đã khiến nhiều người tin rằng thói quen đeo khẩu trang là "chìa khóa" giúp ngăn chặn nCoV lây lan. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khẩu trang không phải là yếu tố duy nhất.
Ben Cowling, giáo sư Đại học Y tế Cộng đồng Hong Kong, tin rằng thành công của việc ngăn dịch ở những khu vực này còn nằm ở hàng loạt biện pháp khác như xác định và nhanh chóng cách ly người nhiễm nCoV, theo dõi và khoanh vùng những người họ từng tiếp xúc, đồng thời thực hiện cách biệt cộng đồng.
Sau nhiều nghiên cứu về khẩu trang, Cowling cho rằng chúng không phải là công cụ bảo vệ sức khỏe công cộng hoàn hảo, đặc biệt là khi mọi người không đeo chúng đúng cách. Đây là lý do ông không mô tả khẩu trang có vài trò "rất quan trọng" khi giúp Tổ chức Y tế Thế giới lên danh sách những điều các nước nên làm để ngăn Covid-19.
"Vấn đề mấu chốt là việc mọi người đeo khẩu trang sẽ không giúp ngăn chặn được virus, mà nó chỉ làm chậm quá trình lây lan trong cộng đồng", Cowling nói với Business Insider. "Điều đó là đủ hữu ích rồi, dù tác dụng của nó là rất nhỏ".
Giáo sư Fukuda cũng không thực sự đồng tình với quan điểm đeo khẩu trang chính là "nhân tố X" giúp chống Covid-19. "Một số nơi khác như Singapore cũng kiểm soát dịch rất tốt nhưng không chỉ nhờ vào khẩu trang", ông nói.
Ông cũng tin rằng quy mô dịch bùng phát nhỏ hơn là nhờ vào theo dõi lịch sử đi lại, sự phối hợp giữa các cơ quan, cách biệt cộng đồng và công chúng đã thận trọng với dịch ngay từ đầu, cũng như sẵn sàng phối hợp với giới chức y tế. "Tất cả các biện pháp này đều đóng vai trò quan trọng", ông nói.
WHO vẫn giữ quan điểm không khuyến nghị tất cả mọi người đều đeo khẩu trang, khi nhấn mạnh tới tình trạng khan hiếm khẩu trang trên toàn cầu và mong muốn dành khẩu trang cho nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch.
Một số chuyên gia thậm chí cảnh báo việc đeo khẩu trang có thể phản tác dụng dù nguồn cung dồi dào. "Khẩu trang có thể mang đến cho mọi người một cảm giác an toàn sai lầm", Simon Clarke, phó giáo sư về vi trùng học tế bào tại Đại học Reading, Anh, cho biết.
Ông lo ngại rằng việc khuyến khích đeo khẩu trang có thể khiến nhiều người không muốn tuân thủ các nguyên tắc cách biệt cộng đồng.
"Tôi có thể thấy trước tình huống một số người bị nhiễm virus có thể nghĩ rằng họ có thể thoải mái ra ngoài, đến nơi công cộng hoặc đi làm nếu đeo khẩu trang. Chúng ta biết có rất nhiều người nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì nếu bị cúm mà vẫn đi làm cùng mọi người và nghĩ Covid-19 cũng tương tự", Clarke cho biết.
Một người dân Áo đeo khẩu trang khi mua hàng tại thủ đô Vienna. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, giới chức nhiều nước phương Tây đang ngày càng khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Áo và Slovenia đã ra quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang. Trong khi đó, nhà khoa học y tế hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci tuần này cũng nói rằng khi nguồn cung còn ổn định, việc khuyến nghị đeo khẩu trang nên được phổ biến để giúp ngăn lây nhiễm nCoV.
"Một trong những cách tốt nhất để tránh lây nCoV là đeo khẩu trang", ông nói.
Cowling cho rằng cần có thêm nghiên cứu để đưa ra những hướng dẫn về loại khẩu trang được khuyên dùng cũng như cách sử dụng của chúng. Tuy nhiên, ông cho rằng việc ngày càng nhiều sử dụng khẩu trang cũng mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe cộng đồng.
"Tôi nghĩ các quốc gia đang xem xét mọi biện pháp có thể để ngăn lây nhiễm, do đó, ngay cả khi đeo khẩu trang chỉ có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm rất nhỏ thì nó vẫn là một biện pháp đáng giá", ông nói.
Bác sĩ Mỹ đấu tranh để được đeo khẩu trang 160 Áo bắt buộc đeo khẩu trang ở siêu thị Mỹ lập cầu hàng không chuyển khẩu trang từ Trung Quốc 214
Thanh Tâm
Nói người nghèo miễn nhiễm Covid-19, Thống đốc ở Mexico hứng chỉ trích dữ dội Thống đốc bang Puebla ở Mexico khiến nhiều người phẫn nộ khi tuyên bố rằng, người nghèo "miễn nhiễm" với Covid-19. Trong bài phát biểu được truyền trực tiếp trên YouTube và Facebook, Thống đốc bang Puebla Luis Miguel Barbosa đặt câu hỏi với các phóng viên rằng, những người nào đang bị nhiễm bệnh Covid-19, sau đó tự trả lời: "Phần lớn...