Lấy mẫu xét nghiệm kim loại nặng trong hải sản 2-3 ngày/lần
Bộ NN – PTNT yêu cầu các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế cần tăng cường tần suất lẫy mẫu xét nghiệm kim loại nặng trong hải sản.
Bộ NN – PTNT yêu cầu tăng cường lấy mẫu xét nghiệm, chứng nhận hải sản an toàn trước khi mang đi tiêu thụ – Ảnh: Phạm Khánh
Chiều 3.5, thông tin từ Bộ NN – PTNT cho biết, sau cuộc họp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các tỉnh có hiện tượng hải sản chết bất thường trong ngày 1.5, ngày 2.5, Thứ trưởng Bộ NN – PTNT đã có văn bản gửi các tỉnh bắc Trung bộ đề nghị cơ quan chức năng các địa phương này quản lý chặt chẽ, chịu trách nhiệm xác nhận hải sản cho vùng biển an toàn, đối với từng loài đánh bắt ở phạm vi ngoài 20 hải lý và trong 20 hải lý, tính từ ven bờ ở các tỉnh nói trên, trước khi hải sản được vận chuyển, đưa đi tiêu thụ.
Video đang HOT
Bộ NN – PTNT cũng chỉ đạo Sở NN – PTNT 4 tỉnh nêu trên tăng cường tần suất lấy mẫu xét nghiệm, 2 – 3 ngày/lần, để phân tích các chỉ số kim loại nặng như thuỷ ngân, chì, cadimi, arsen… Trong trường hợp phát hiện các mẫu không đạt yêu cầu thì báo ngay cho Bộ NN – PTNT và hỗ trợ ngư dân tiêu huỷ, đồng thời khuyến cáo ngư dân không tiếp tục khai thác tại vùng biển có mẫu không đạt yêu cầu.
Cũng theo Bộ này, các lô hải sản không đảm bảo an toàn thực phẩm bắt buộc phải đưa đi tiêu huỷ, chôn lấp ở vị trí cách xa nguồn nước khu dân cư, trường học, du lịch. Khi chôn lấp nên sử dụng các hoá chất khử trùng, tiêu độc, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Người dân có hải sản phải tiêu huỷ, chôn lấp sẽ được hỗ trợ theo quy định.
Đối với các vùng nuôi trồng hải sản ven bờ, Bộ NN – PTNT khuyến cáo, người dân tạm thời không nên lấy nước vào bể, vùng nuôi trong khi cơ quan chức năng đang điều tra, chưa làm rõ nguyên nhân hải sản chết bất thường. Trong trường hợp bắt buộc phải lấy nước, phải đưa nước vào xử lý tại các bể lắng bằng các loại hoá chất có thể hấp thụ khí độc, kim loại nặng, tốt nhất là lọc qua bể cát trước khi cấp nước vào bể, vùng nuôi trồng hải sản.
Hoàng Phan
Theo Thanhnien
Huy động nhà khoa học, mời chuyên gia quốc tế làm rõ nguyên nhân cá chết
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới các bộ, ngành có liên quan đến việc hải sản chết bất thường tại miền Trung.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân cá chết ở miền Trung
Trước đó, theo Văn phòng Chính phủ, vào chiều ngày 28.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp, trực tiếp nghe báo cáo của các Bộ: Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Khoa học - Công nghệ, Thông tin - Truyền thông, Công an... Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng kết luận việc hải sản chết tại một số tỉnh miền Trung trong những ngày vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số Bộ trưởng đã đến làm việc, kiểm tra trực tiếp vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây là sự cố môi trường biển trên diện rộng, phức tạp, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta, mặc dù các cơ quan chức năng đã khẩn trương vào cuộc nhưng đến nay vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân, chưa đáp ứng được yêu cầu, gây bức xúc xã hội.
Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng huy động các nhà khoa học, trường hợp cần thiết mời chuyên gia quốc tế khẩn trương, kịp thời làm rõ nguyên nhân gây chết hải sản, bảo đảm khách quan, khoa học. Bộ Công an tập trung thu thập tài liệu chứng cứ, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hình sự thì kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh rà soát, thống kê, kịp thời đề xuất chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại, không để người dân bị thiếu đói. Phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương thu gom, xử lý hải sản chết, bảo đảm vệ sinh môi trường; nghiêm cấm việc vận chuyển, kinh doanh hải sản chết. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, người dân trong việc tiếp tục nuôi trồng, khai thác và sử dụng hải sản an toàn. Bộ Tài nguyên - Môi trường là đầu mối cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan thông tin truyền thông liên quan đến vụ việc này.
Anh Vũ
Theo Thanhnien
Hàm lượng kim loại nặng trong cá biển tại Hà Tĩnh ở ngưỡng cho phép Sau khi thu thập 12 mẫu cá biển, tôm, cua, mực... tại Hà Tĩnh, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kết luận, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm này đều trong giới hạn cho phép. Có 12 mẫu cá biển, tôm cua, mực tươi sống, nước biển, rau... được...