Lấy mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ Hang Tám Cô để xét nghiệm ADN
Ngày 16/8, tại UBND huyện Hoằng Hóa, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Cục Người có công (NCC), Viện Pháp y Quân đội, UBND huyện Hoằng Hóa, đại diện thân nhân gia đình các liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô, tiến hành lấy mẫu sinh phẩm là mẫu máu để giám định ADN xác định danh tính các hài cốt liệt sỹ.
Trước đó Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm tiến hành lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân và liệt sĩ hy sinh tại “Hang Tám Cô”, đường 20 Quyết Thắng (tỉnh Quảng Bình) nhằm xác minh rõ lai lịch mộ phần bằng phương pháp giám định ADN.
Ông Trương Tuấn An, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Hoằng Hóa cho biết: “Việc làm sáng tỏ danh tính các liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô là nguyện vọng lâu nay của Đảng bộ, nhân dân và đặc biệt là thân nhân các liệt sĩ”.
Nhiều thân nhân liệt sĩ Hang Tám Cô có mặt để lấy mẫu sinh phẩm xét nghiệp ADN
Ông Dương Huệ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Cục NCC, thời gian vừa qua Sở LĐ-TB&XH, các địa phương và gia đình các thân nhân đã có bước chuẩn bị chu đáo để tiến hành đầy đủ các quy trình tiến hành lấy mẫu sinh phẩm thân nhân các liệt sĩ. Đây cũng là dịp để tri ân thân nhân, gia đình các liệt sĩ tại Hang Tám Cô, trả lại danh tính hài cốt cho các liệt sĩ mà nhiều năm qua chưa thể thực hiện được”.
Cơ quan chức năng tiến hàng lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ Hang Tám Cô
Video đang HOT
Ngay tại buổi lấy mẫu, giám định viên Viện Pháp y Quân đội đã tiến hành lấy mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ để giám định ADN liệt sĩ hy sinh tại Hang Tám Cô.
Đối với trường hợp liệt sĩ Nguyễn Văn Huệ do không còn thân nhân nên không thể thực hiện lấy mẫu sinh phẩm.
Trước đó, vào sáng 15/8, tại nghĩa trang Thanh niên Xung phong Thọ Lộc, thuộc xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), Cục NCC (Bộ LĐ-TB&XH) đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình và Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu sinh phẩm tại 6 phần mộ được đưa về từ Hang Tám Cô năm 1996 để xét nghiệm ADN.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Gia đình thân nhân liệt sỹ suốt 22 năm đi đòi quyền lợi
Sau khi người cha qua đời, ông Tần tiếp nối đến gõ cửa từng cơ quan chức năng để xin cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ. Thế nhưng suốt 22 năm qua, ông vẫn chỉ nhận được câu trả lời từ các cấp chính quyền là đang xem xét, đang làm hồ sơ...
Mới đây, ông Nguyễn Văn Tần ở thôn 1 Hà Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng và báo Dân trí để cầu cứu, đòi quyền lợi.
Giấy báo tử báo xác nhận ông Nguyễn Giảng đã hy sinh và được xác nhận là liệt sỹ
Gia đình ông Tần có 2 người liệt sỹ là Nguyễn Giảng (chú ruột) hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ và Nguyễn Song Hải (anh ruột) hy sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy phần mộ.
Theo đơn trình bày, khi nhận được giấy báo tử của đơn vị báo ông Nguyễn Giảng hy sinh, ông Nguyễn Đạng (bố của ông Tần và là anh ruột của liệt sĩ Nguyễn Giảng) làm các thủ tục và được công nhận là liệt sỹ từ ngày 05/1/1996. Các thủ tục giấy tờ về tận gia đình, riêng chỉ có Bằng Tổ quốc ghi công hẹn về sau.
Và gia đình ông Nguyễn Đạng cũng đã nhận đủ tiền tuất lần đầu và tiền tổ chức truy điệu đối với liệt sỹ Nguyễn Giảng.
Thế nhưng sau khi ông Nguyễn Đạng mất (3/1997) thì các khoản tiền hương khói hằng năm đối với liệt sỹ Nguyễn Giảng cũng bị cắt. Lý do chính quyền địa phương cho biết, do liệt sỹ Nguyễn Giảng chưa có Bằng Tổ quốc ghi công!.
22 năm vẫn một câu trả lời "đang làm hồ sơ"
Từ năm 1995, khi còn sống ông Nguyễn Đạng cũng đã đi gõ cửa các cơ quan chức năng để xin cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ Nguyễn Giảng. Đến năm 1997, ông Đạng mất thì vẫn chưa thực hiện được tâm nguyện.
Vợ chồng ông Tần cho PV biết, 22 năm đi đòi quyền lợi nhưng chỉ nhận được câu trả lời vô cảm là đang làm hồ sơ
"Khi bố tôi qua đời, ông có tâm nguyện muốn tôi phải thực hiện đó là phải xin được Bằng Tổ quốc ghi công cho chú tôi, liệt sỹ Nguyễn Giảng. Đó là danh dự của cả gia đình, dòng họ", ông Nguyễn Văn Tần nói.
Kể từ khi bố mất, ông Tần hàng năm vẫn đều đặn đến gõ cửa các cơ quan chức năng để cầu cứu. Song đã 22 năm trôi qua, gia đình ông vẫn chỉ nhận được câu trả lời từ cơ quan chức năng là đang làm hồ sơ.
"Hàng năm đến dịp 27/7, trong nhà có hai liệt sỹ nhưng chỉ có 1 người được nhận tiền hương khói. Chỉ vì chú tôi, liệt sỹ Nguyễn Giảng chưa có Bằng Tổ quốc ghi công", ông Tần cho biết.
"Tiền bạc không phải là tất cả, cũng chả đáng bao nhiêu nhưng ở đây là danh dự. Chú tôi đã chiến đấu, cống hiến, hy sinh cho đất nước. Giờ 22 năm đi đòi quyền lợi thì chỉ nhận được câu trả lời lạnh nhạt từ chính quyền là đang làm hồ sơ. Hồ sơ của chúng tôi đúng hay sai, sai thì sai ở chỗ nào để chúng tôi còn biết mà bổ sung, đằng này họ cứ nói đang làm mà đến nay đã 22 năm rồi", ông Tần buồn bã khi nói về hành trình đi tìm quyền lợi cho người chú của mình, liệt sỹ Nguyễn Giảng.
Về vấn đề này, trao đổi với PV, ông Trần Bá Toàn, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Kỳ Anh cho biết, đã làm hồ sơ gửi ra ngoài Bộ LĐ-TB-XH nhưng chưa có hồi âm.
"Chúng tôi đã gửi hồ sơ, thủ tục để xin cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho ông Nguyễn Giảng ra Cục Người có công, Bộ LĐ-TB-XH từ tháng 8/2016 nhưng đến giờ vẫn chưa có hồ âm!".
Xuân Sinh
Theo Dantri
Tổng Bí thư: Máu đào của anh hùng liệt sỹ tô thắm lá cờ cách mạng Phát biểu tại Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ sáng nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Máu đào và sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang, để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Chính họ đã...