Lấy mảng xanh làm điểm nhấn
Xây dựng đô thị không chỉ làm cho thành phố đẹp và khang trang hơn mà còn xây dựng cả con người, cách sống trong cộng đồng, ứng xử với môi trường xung quanh
Sau 5 năm rào chắn để thi công nhà ga metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), mặt bằng trước chợ Bến Thành đã được trả lại hiện trạng nhưng không gian khác hẳn xưa, nắng nóng, thiếu mảng xanh.
Bổ sung mảng xanh cho khu trung tâm
Khu vực này có tổng diện tích hơn 45.000 m2, đang được cơ quan chức năng lên kế hoạch cải tạo thành quảng trường lát nền bằng đá granite, lắp tiện ích công cộng, phục dựng tượng Trần Nguyên Hãn, Quách Thị Trang với kinh phí 157 tỉ đồng.
Trong đó có chợ Bến Thành hơn 13.000 m2, giới hạn bởi các trục đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang; là nơi giao cắt các đường Lê Lợi, Lê Lai, Huỳnh Thúc Kháng, Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo; là một trong những biểu tượng cho TP HCM, thu hút nhiều người dân, du khách đến mỗi ngày.
Lẽ ra trước lúc đốn hạ cây xanh để thi công nhà ga, cơ quan chức năng cần lường trước để tính luôn phương án khôi phục sau này.
Tuy nhiên, trong lúc chờ cải tạo quảng trường, lựa chọn phương án tương quan về kiến trúc, cảnh quan nên có giải pháp làm đẹp cho khu vực đặc biệt này.
Trên cơ sở định hướng quảng trường để triển khai trước bố cục một số vị trí, kết hợp các tiện ích chiếu sáng nghệ thuật, trình diễn tinh hoa văn hóa truyền thống… Quy hoạch địa điểm tổ chức sự kiện, trò chơi đường phố, hội họa, các chương trình sinh động đa dạng hóa nhu cầu cho người dân và hấp dẫn khách du lịch.
Khu vực trung tâm thành phố rất cần chỉnh trang lại và bổ sung mảng xanh. Như trên vỉa hè các đường lân cận, trong đó có đường Lê Lợi, có sẵn cảnh quan thông thoáng là một trong rất ít nơi còn sót lại nhưng thiếu mảng xanh nên tận dụng tạo không gian đẹp, trồng cây, hoa kiểng.
Cần chọn loài cây phù hợp trang trí đón Tết và người dân đến tham quan dạo bộ, chụp ảnh, vui chơi. Có thể lồng ghép trong thiết kế quảng trường sau này hoặc di chuyển dễ dàng khi cần nhưng tạo được điểm nhấn cho kiến trúc nghệ thuật, hài hòa trong tổng thể.
Khu vực trước chợ Bến Thành (TP HCM)Ảnh: Ái My
Phủ mảng xanh từng góc phố, nhà dân
Cây xanh có vai trò thanh lọc không khí, ngăn cản và lắng khói bụi bay trong không gian. Theo tính toán, một cây xanh cao lớn nếu có tán lá chiếm không gian gấp 50 – 70 lần kích thước phần thân thì có thể hút 20 – 60 tấn bụi các loại. Hoa kiểng, bãi cỏ có tác dụng lắng bụi trên mặt đất tầng thấp hơn.
Tăng cường mảng xanh còn giúp giảm âm lượng tiếng ồn, giảm lượng virus độc hại trong không khí, hút và chuyển hóa khí có hại như làm tiêu hao chủ yếu khí CO2 và cũng là “nhà máy” chế tạo thiên nhiên dưỡng khí, ngăn chặn sự bức xạ vừa lan truyền vật chất có tính phóng xạ. Nhiều đô thị phát triển trên thế giới còn có hẳn vành đai xanh nhằm phòng ngừa từ xa, giảm tác hại cho môi trường.
Các thành phố lớn trên thế giới được cho là đáng sống đều có nhiều cây xanh, thậm chí “rừng trong phố” mang đến lợi ích thiết thực. Du khách ấn tượng với Canberra (Úc), Warsaw (Ba Lan) bao phủ sắc xanh nổi tiếng thế giới, diện tích cây xanh bình quân đầu người trên 70 m2.
Video đang HOT
Stockholm (Thụy Điển) ở vùng hàn đới thuộc Bắc Âu nhưng chính quyền vẫn chú trọng phát triển mảng xanh, diện tích cây xanh bình quân đầu người gần 70 m2, có lượng sinh trưởng cây xanh đứng thứ 3, chỉ sau Mỹ và Canada.
Thủ đô Lisbon – Bồ Đào Nha có mức xanh hóa trung bình trong các nước phát triển, diện tích cây xanh bình quân đầu người đạt 16 m2; có khoảng 250 công viên, vườn hoa, 1.000 ha rừng. Chính quyền khuyến khích trồng cây với khẩu hiệu một đời người phải làm được 3 việc mới xem là hoàn hảo: “Trồng một cây, đẻ một con, viết một quyển sách”.
Có định hướng dù làm gì thì cũng ưu tiên phát triển mảng xanh bằng nhiều cách, quan trọng là thống nhất phương án thực hiện. Mỗi cây xanh chiếm chỗ khoảng một xe máy nhưng mang đến lợi ích thiết thực, không trồng được ở vị trí này thì dịch chuyển sang nơi lân cận.
Về mức độ an toàn vào mùa mưa gió, có thể lường trước rủi ro bằng cách cắt tỉa bớt cành. Chỗ nào không trồng được cây xanh to lớn thì chọn loại nhỏ hoặc hoa kiểng, dây leo, chậu cảnh.
Nhìn rộng ra, nhiều nơi hay các khu dân cư chủ động hiện thực hóa bằng cách chỉnh trang mỗi con đường, góc phố có đất trống hoặc nơi chứa rác thành không gian thoáng đãng được phủ bởi mảng xanh.
Khuyến khích các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, mặt tiền nhà dân đều có cây xanh, hoa kiểng, tiểu cảnh. Những ai đến đây còn được chiêm nghiệm cách nâng niu từng mầm sống, lối ứng xử hài hòa với thiên nhiên vừa bảo vệ môi trường, gợi lên một điểm sáng hiện đại và thanh lịch.
Từ đó cho thấy xây dựng đô thị không chỉ làm cho thành phố đẹp và khang trang hơn mà còn xây dựng cả con người, cách sống trong cộng đồng, ứng xử với môi trường xung quanh.
Xây cầu bộ hành
Ngoài ra, cần có thêm bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, tiến tới mở rộng không gian đi bộ.
Nên nghiên cứu một cây cầu bộ hành băng qua đường Tôn Đức Thắng kết nối giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ với công viên bến Bạch Đằng tạo lộ trình liên tục cho người dân dạo bộ, ngắm cảnh càng hấp dẫn.
Chỉnh trang trục đường Lê Lợi
Liên quan việc chỉnh trang dọc trục đường Lê Lợi, tháng 3-2023, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM đã đề xuất UBND TP HCM chi 20-30 tỉ đồng lắp đặt mái che dọc vỉa hè nhằm tạo bóng mát, che mưa, hình thành không gian đi bộ; trồng cây xanh cũng nằm trong kế hoạch này.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, đại lộ Lê Lợi là một trong những tuyến phố thương mại, dịch vụ sầm uất bậc nhất trung tâm TP HCM. Đây cũng là một trong 22 tuyến phố đi bộ được thành phố dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới. Toàn bộ dự án này sẽ được thành phố thông qua mới triển khai, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trước ngày 30-4-2025.
TP.HCM: Đường Lê Lợi được trồng hơn 80 cây xanh sau đề xuất lắp mái che
Hơn 80 cây me được trồng mới trên đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) giúp tạo mảng xanh, diện mạo mới cho tuyến phố sầm uất sau hơn một năm được trả mặt bằng.
Từ 8/12 đến nay, hơn 80 cây me đã được trồng trên vỉa hè, dải phân cách đường Lê Lợi, quận 1, tạo nên diện mạo mới cho tuyến phố sầm uất ở trung tâm sau hơn một năm được trả mặt bằng.
Trước đó, cuối năm 2022, toàn bộ tuyến đường Lê Lợi được trả lại mặt bằng, tổ chức giao thông sau 8 năm thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Tuyến đường, vỉa hè hướng từ giao với phố đi bộ Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành trở nên trơ trụi, không một bóng cây. Đối lập với hướng ngược lại do không ảnh hưởng thi công tuyến metro số 1 nên vẫn giữ được hai hàng cây xanh.
Vỉa hè, dải phân cách đường Lê Lợi hướng đi chợ Bến Thành được tạo mảng xanh mới, bóng mát với những hàng me tây vừa được trồng trong những ngày qua so với hình ảnh những mặt tiền nhà, cửa hàng cũ kỷ, trơ trọi trước đó.
Hồi tháng 3 năm nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất lắp mái che trên vỉa hè để chống nắng, che mưa, tạo không gian đi bộ thuận lợi cho thương mại - du lịch bên phần đường Lê Lợi cùng hướng với chợ Bến Thành với kinh phí ước tính sơ bộ khoảng 20 - 30 tỷ đồng. Giải pháp trên được đưa ra trong điều kiện tuyến đường chưa thể bố trí ngay cây xanh đủ lớn phục vụ nhu cầu đi bộ, mua sắm của người dân, du khách. Tuy nhiên, phương án này chưa được thực hiện.
Hiện tại những đoạn vỉa hè đề xuất lắp mái che đã được trồng thành những hàng cây xanh, bước đầu tạo mảng xanh dọc tuyến phố.
Đoạn vỉa hè, dải phân cách hướng đi Nhà hát TP trên đường Lê Lợi từ đoạn giao với đường Pasteur đến phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng đã được trồng hàng chục cây me.
Hàng cây mới được trồng ngoài tạo mảng xanh, bóng mát cho người đi đường còn giúp đồng bộ cảnh quan với những cây xanh không bị ảnh hưởng thi công tuyến metro trước đó. Toàn bộ tuyến đường Lê Lợi được trồng mới 84 cây me.
Những cây xanh mới trồng có đường kính 10-15, cao hơn 4m, được bố trí từng ô trên vỉa hè và dải phân cách, cách nhau khoảng 8m.
Nhiều cây có tán khá nhiều, lá tươi xanh sau khi được trồng những ngày qua giữa thời thiết nắng gắt.
Quá trình trồng, mỗi cây được chống đỡ bằng ba cọc gỗ. Các nhóm công nhân cố định giá đỡ chằng néo cây được thiết kế hình tròn, 3 chân bằng chất liệu thép có tính thẩm mỹ cao.
Bà Trần Thị Việt Hồng, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm bên đường Lê Lợi cho biết rất vui mừng khi tuyến đường được trồng mới những hàng cây me. "Tôi thấy trồng cây xanh vẫn tốt hơn bởi vừa có mảng xanh, tạo bóng mát, lại đỡ khô cứng so với giải pháp làm mái che nhưng khả năng vẫn bị nóng", người phụ nữ này nói.
"Đã lâu lắm rồi chúng tôi mới có bóng cây xanh trước nhà. Việc trồng lại cây xanh thời gian tới sẽ giúp tuyến đường lại được xanh tươi, mát mẻ hơn nên chúng tôi phấn khởi lắm", ông Trần Hữu Đức, ngụ đường Lê Lợi chia sẻ.
Những hàng cây vừa được trồng giúp tuyến đường Lê Lợi sầm uất, nhiều du khách qua lại cảm thấy bớt trơ trọi hơn so trước đó.
Sáng 12/12, các nhóm công nhân tiếp tục cố định khung giằng néo cây, chuẩn bị bó vỉa hố, hoàn thành phần lớn số cây đã được trồng.
Khoảng 20 hố của số cây còn lại đã được cắt ô bêtông để tiếp tục trồng mới trong thời gian tới tại đoạn giải phân cách, vỉa hè giáp đài phun nước phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Đường Lê Lợi, quận 1 từ Nhà hát Thành phố đến chợ Bến Thành dài gần 1km, là một trong những tuyến đường có vị trí đắc địa, sầm uất và đắt đỏ nhất ở trung tâm TP.HCM.
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, tuyến đường Lê Lợi có tính chất là trục đường thương mại, dịch vụ, nơi dừng chân của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tuyến đường này còn là cầu nối giữa các công trình trọng điểm của thành phố như chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố, phố đi bộ Nguyễn Huệ. Do đó, cần thiết phải có nghiên cứu xây dựng trục đường Lê Lợi trở thành khu phố thương mại đi bộ thân thiện, hiện đại và bền vững.
Cô gái trẻ chọn cách 'sống khác' ngay trong căn hộ nhỏ ở thành phố Không có ước mơ được trở về vùng ngoại ô để làm vườn, sống hòa mình vào thiên nhiên bình lặng, cô gái trẻ chọn cách tận hưởng thú vui giản dị bên cây cối, tạo những mảng xanh ấn tượng ngay trong mỗi góc nhỏ của căn hộ. Sống trong thành phố, nhiều người cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi, bức bí...