Lấy “mác” sỹ quan lừa hàng trăm triệu đồng
Trước vành móng ngựa, với khuôn mặt hiền lành ít ai biết được rằng y đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân lương thiện.
Bị cáo Phạm Tuấn Anh trước vành mống ngựa
Phạm Tuấn Anh (SN 1985) là con thứ hai trong một gia đình nghèo ở xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ nhỏ, Anh đã chăm chỉ với nghiệp đèn sách mong thoát được cái nghèo. Ở cái xã mà hắn đang sống người dân chỉ bám vào mấy sào ruộng, còn những gia đình có con trong độ tuổi lao động thì “Nam tiến” mong kiếm được việc làm vừa nuôi sống bản thân vừa có tiền phụ giúp thêm gia đình. Cái nghèo cứ đeo đẳng gia đình mãi. Được cái y có một cái đầu sáng lạng, nổi tiếng học giỏi nhất làng, gia đình lối xóm ai cũng kỳ vọng y sẽ thành tài và có một chỗ đứng trong xã hội. Hằng ngày y vừa đi học vừa phụ giúp gia đình. Cuộc sống cứ thế mỗi ngày trôi qua trên cái xóm nhỏ là những ngày vất vả của người nông dân cần cù chịu khó. Niềm vui vỡ òa với gia đình khi Anh thi đỗ Đại Học Khoa Học Huế. Có lẽ y đã hoàn thành được niềm mong mỏi của từng thành viên trong gia đình nhỏ bé ấy. Giờ bố mẹ y lại phải làm nhiều hơn trước để chu cấp cho cuộc sống cũng như việc học hành của con.
Cuộc sống vất vả sinh viên cũng để cho y biết được quý trọng những gì mà mình đang có. Ra trường với ước mơ sẽ tìm một công việc xứng đáng với năng lực của bản thân. Nhưng có lẽ ước mơ cháy bỏng nhất của một chàng thư sinh là khoác trên mình bộ quân phục người lính. Y lại thi đỗ trường sỹ quan chính trị Bộ quốc phòng. Ngôi trường y học là niềm mong mỏi và ước mơ của nhiều người, thế nhưng y đã tự bóp chết cái tương lai mà mình đã tạo dựng bấy lâu nay.
Theo cáo trạng của VKS, Phạm Tuấn Anh là sỹ quan tại ngũ, cấp bậc thiếu úy, nhập học hệ 2 trường sỹ quan chính trị vào tháng 12 năm 2011, sau đó buộc thôi học trả về địa phương vào tháng 5 năm 2012. Biết được cái xóm nơi y sống là những người nông dân chân chất, thật thà, đánh vào tâm lý những ông bố bà mẹ muốn đầu tư vào tương lai của con nên với “mác” học viên Trường sỹ quan chính trị, quen biết nhiều, có khả năng xin việc cho người khác vào học các trường của quân đội. Đầu năm 2011 đến năm 2012 y đã thực hiện hai vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khi được HĐXX yêu cầu tường trình lại quá trình phạm tội, y đã kể một cách rạch ròi: Ngày 6/2/2011 trong lúc về quê ăn tết, y đã đến nhà ông Dương Văn Thiệu ở thôn Cà, Hòa Trạch, Bố Trạch và nói với ông Thiệu sẽ lo cho con trai ông là Dương Vũ Thái (SV năm cuối trường Đại học sư phạm Huế) thi đỗ vào hệ hai trường sỹ quan chính trị với chi phí 120 triệu đồng. Tin vào đức tính thật thà của anh bộ đội cụ Hồ cùng với mong muốn cho con được vào một trường danh tiếng nên ông Thiệu đã đồng ý ngay và chuyển trước 20 triệu đồng vào ngày 7/2/2011, sau đó ông Thiệu tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của Anh 4 lần với số tiền 100 triệu đồng. Sau đó, Phạm Tuấn Anh tiếp tục nói dối là phải lo để cho người thi hộ cho Thái và yêu cầu ông Thiệu phải chuyển tiếp 60 triệu đồng nữa. Qua quá trình tìm hiểu ông Thiệu biết năm 2011, Trường sỹ quan chính trị không tuyển sinh hệ 2 nên đã trao đổi với y. Với những lời lẽ ngọt ngào, cùng với khả năng thuyết phục, y đã rót vào tai ông Thiệu đường tương lai đầy rộng mở của con ông, anh sẽ xin vào làm giảng viên tại trường và yêu cầu ông chuyển tiền thêm. Và gia đình ông Thiệu lại chuyển vào tài khoản của y 3 lần với số tiền là 35 triệu đồng. Để ông Thiệu được yên tâm, Anh đã làm hợp đồng vay tiền vào ngày 3/9 với số tiền là 270 triệu đồng. Nhưng thực tế số tiền mà y nhận từ ông Thiệu là 215 triệu đồng. Khi HĐXX hỏi trong quá trình học trong trường chính trị bị cáo có cờ, bạc, rươu chè gì không? Y trả lời là có. Số tiền mà y lấy của ông Thiệu chủ yếu chi vào mục đích cá nhân và trang trải nợ nần trong những ngày ăn chơi trác táng.
Thấy công việc có vẻ thuận lợi, lấy tiền người dân quá dễ nên y đã thực hiện phi vụ thứ 2. Biết được con bà Dương Thị Luân ở thôn Cà, Hòa Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình vừa thi trượt Đại Học. Ngày 22/1/2012 với bộ quân phục áo lính, y đến nhà bà Luân và đặt vấn đề về việc sẽ lo cho con bà vào trường Học viện kỹ thuật quân sự với chi phí 205 triệu đồng. Như bắt được mối bà Luân đồng ý ngay và giao trước cho y 5 triệu đồng, sau đó bà Luân chuyển khoản 3 lần với số tiền 150 triệu đồng. Trong quá trình chuyển tiền để bà Luân yên tâm Anh đã làm hợp đồng vay tiền vào ngày 3/2/2012 với số tiền 205 triệu đồng gửi về cho bà Luân. Nhưng thực tế y đã chiếm đoạt của bà Luân tổng số tiền là 155 triệu đồng và sử dụng vào mục đích cá nhân.
Biết được hành vi lừa đảo của Anh, gia đình ông Thiệu đã báo cáo sự việc với Ban giám hiệu trường Sỹ quan chính trị. Nhà trường buộc y phải thôi học, gia đình bị hại nhiều lần gọi điện bắt y trả lại số tiền mà y đã lấy, y không trả mà con có những lời nói thô lỗ và lăng mạ gia đình nạn nhân.
Sau khi thôi học, Phạm Tuấn Anh sống lang thang ở thành phố Huế cho đến ngày 20/12/2012 bị công an phường Vĩnh Ninh, TP Huế bắt theo lệnh truy nã của cơ quan CSĐT công an Bố Trạch.
Tham dự phiên tòa có đông đủ bà con lối xóm của hắn, ai cũng ngơ ngác và không ngờ được rằng hắn có thể lừa tiền người dân vô tội một cách trắng trợn đến vậy. Ai cũng lắc đầu và ồ lên khi mỗi lần nghe hắn trả lời các câu hỏi của HĐXX đưa ra. Mẹ bị cáo khóc nức nở không dám ngẩng lên nhìn mặt ai, lâu lâu nghe mắt nhìn lên vành móng ngựa nơi đứa con tội lỗi của bà đang đứng đó, còn hắn thì không dám nhìn về đằng sau cứ đi thụt lùi khi tòa cho về chỗ ngồi, mắt hắn ngấn lệ có lẽ lòng hắn đang sám hối. Không phải là người tham gia tố tụng nhưng mẹ hắn cũng xin HĐXX có ý kiến, người mẹ còm cõi đứng lên bênh vực cho con. Theo bà đứa con phạm tội là do ông Thiệu, chưa dứt lời cả hội trường đồng thanh ồ lên phản bác, đại diện VKS cho bà ngồi xuống và đưa ra những lời lẽ mà không ai có thể cãi lại được: “ Con bà phạm tội do một phần là gia đình không biết quan tâm đến con…”.
Video đang HOT
Sau phần nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo 9 năm tù về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Phiên tòa khép lại để lại trong lòng người dân Hòa Trạch một bài học cảnh tỉnh cho những ai hay nhẹ dạ cả tin, còn những người bị hại thì mặt buồn rười rượi, bao năm làm ăn vất vả, chắt góp lại mới được chừng đó tiền, còn gia đình hắn làm sao trả nổi trong khi bố mẹ hắn đã già, còn anh trai lại không bình thường, đứa em gái thì còn quá nhỏ.
Theo xahoi
Uất ức cảnh chị vay tiền, em bị xiết nợ
Chồng mất, mẹ góa con côi có nhu cầu bán nhà, một người đến mua thỏa thuận giá 2,8 tỉ. Thế nhưng, khi làm xong thủ tục chuyển nhượng thì người mua "trở mặt".
Chị Bình bên con dại trước nguy cơ bị lừa đảo trắng trợn, mất nhà.
Dấu hiệu phạm pháp
Theo đơn kêu cứu của chị Đinh Thị Bình (SN 1981, trú thôn Cồn Hồ, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), vợ chồng chị sở hữu mảnh đất đã có bìa đỏ từ năm 2004. Trên đó có căn nhà xây 2 tầng khang trang.
Năm 2011, chồng chị là anh Hồ Quang Trường không may qua đời. Vì đau buồn, chị tính bán nhà về ở gần mẹ ruột (thị trấn Kỳ Anh).
Đầu năm 2012, có vợ chồng anh Phạm Gia Linh, Trần Thị Thủy (trú thị trấn Kỳ Anh) đến hỏi mua. Hai bên thỏa thuận giao dịch chuyển nhượng nhà đất với giá 2,8 tỷ đồng.
Ngày 05/4/2012, tại ngân hàng bà Thủy giao số tiền 450 triệu cho chị Bình để lấy sổ đỏ ra (sổ đỏ đang thế chấp vay). Rồi bà Thủy giữ sổ đỏ và hẹn ngày mai đi làm thủ tục sang tên ở xã sẽ trả số tiền còn lại.
Vào hôm sau, mặc dù đã 9h tối nhưng ông Thành - cán bộ địa chính xã vẫn làm việc ở xã và đã chứng thực cho hợp đồng mua bán trên.
"Khi tôi đến UBND xã, thấy anh Thành đang ngồi ở phòng làm việc. Một lúc sau bà Thủy bảo tôi vào ký mà lấy tiền. Tôi vào ký theo sự chỉ dẫn của anh Thành. Ký xong tôi bảo chị Thủy trả tiền thì chị ta nói "chị mi mượn tiền tao giờ chặt tay 5 ngón tao cũng không trả. Chị mi mượn tiền choa giờ choa lấy nhà mi". Lúc đó tôi như chết lặng vì mình bị lừa" - chị Bình bức xúc.
Căn nhà 2 tầng của chị Bình
Cố tĩnh tâm, chị Bình đã gọi điện cho người nhà đến gặp ông Thành ngay để hỏi, thì ông này cho biết, "chưa có chữa ký của 4 ông bà (nội - ngoại) thì chưa làm được sổ đỏ" nên chị Bình đã yên tâm ra về.
Ai đã sửa hồ sơ, tiếp tay?
Cũng theo chị Bình, sau khi đã ký thủ tục chuyển nhượng, biết mình bị lừa, chị đã đi hỏi Phòng TN-MT huyện thì được biết, sổ đỏ của gia đình (trước đó mang tên chồng) đã được cấp đổi sang tên mình.
Đặc biệt, hiện cơ quan này đang thẩm định việc chuyển nhượng sang tên cho vợ chồng Thủy -Linh. Quá hốt hoảng, chị Bình đã có đơn xin đình chỉ giao dịch chuyển nhượng vì bên mua xiết nhà vô lý.
Hồ sơ chuyển nhượng đất bị tẩy xóa thời gian nhiều chỗ, hòng hợp thức hóa thủ tục.
Mặc dù đang sống trong căn nhà chính chủ thế nhưng hàng ngày chị vẫn bị phía vợ chồng Thủy - Linh gây áp lực, nói sẽ đến lấy nhà, đuổi mẹ con chị ra đường.
Tiếp cận hồ sơ chuyển nhượng đất của chị Bình tại UBND xã Kỳ Trinh, chúng tôi phát hiện dấu hiệu tẩy xóa trắng trợn và rất lố bịch.
Tại "Hợp đồng chuyển nhượng đất", số ngày tháng đầu văn bản từ gốc 6/4 đã bị sửa thành ngày 06/6/2012. Thế nhưng phần cuối văn bản, có đóng dấu của UB xã thì vẫn để nguyên ngày 06/4 (đúng ngày giao dịch chuyển nhượng).
Chủ tịch UBND xã Kỳ Trinh, ông Trương Công Bình khẳng định hồ sơ trên đã bị tẩy xóa sau khi đã có chữ ký, đóng dấu, hoàn thiện thủ tục.
Theo chị Bình, sở dĩ có sự tẩy xóa như thế là nhằm "hợp thức hóa" thủ tục, bởi tại thời điểm làm thủ tục chuyển nhượng, sổ đỏ của chị Bình còn mang tên chồng là Hồ Quang Trường.
Mãi đến ngày 28/5/2012 mới được sang tên cho chị Bình. Như vậy chị Bình kí thủ tục chuyển nhượng ngày 04/6 là không có giá trị pháp lý. Và việc chủ tịch UBND xã ký, đóng dấu để "chứng thực" vào hợp đồng mua bán trên là sai.
"Họ sửa thành ngày 6/6 để hợp lý hóa hồ sơ. Bởi nếu là 6/6/2012 thì việc chuyển tên cho người mua là hợp lệ (dù còn trên 2 tỷ chưa trả), bởi sổ đỏ đã đứng tên của tôi. Một việc làm quá trắng trợn", chị Bình bức xúc.
Trong khi đó, Phó Phòng TN-MT huyện Kỳ Anh, ông Phạm Huy Tường cũng khẳng định hồ sơ chuyển nhượng của chị Bình đã bị tẩy xóa.
Ông Tường cũng cho rằng, ở thời điểm đó, Phòng TN-MT đã kí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng là không đúng vì sổ đỏ chưa được sang tên cho chị Bình.
"Nếu là tôi, tôi sẽ không ký thẩm định hồ sơ này" - ông Tường khẳng định.
Được biết, chị Bình cũng đã viết đơn gửi Công an huyện Kỳ Anh và các cấp chính quyền, tố cáo hành vi của vợ chồng Linh - Thủy.
Theo xahoi
"Nam nhân kế" của thầy giáo dạy nhạc Linh dùng vẻ ngoài bảnh bao của mình đê lừa tình các cô gái và bị phạt tù. Được trả tự do, anh ta vào miên Nam lừa đảo môt vài phi vụ rôi quay ra Đà Nẵng tiêp tục hành trình "dụ gái". Hoàng Trân Linh Trên chuyên xe vê thăm quê ở Lâm Đông, Minh (sinh viên đại học ở Đà...