Lấy hiếu để làm trinh
Trước ngày cưới, nàng định đứng nơi đây gieo mình xuống ngã ba sông, để không phải sống kiếp bạc tình.
Cái thị xã nhà không số, phố không tên, u ám vì khí thải, bụi than của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, nay đã nâng cấp lên thành phố, thật sầm uất khang trang. Riêng ngọn Thúy Sơn vẫn kiều diễm như xưa, vẫn muôn thuở chung tình non nước, nơi ngã ba dòng sông Đáy, ngọn nước xô vào vách đá, thành nhánh sông Vân, nơi sơn thủy hữu tình kỳ ngộ, rồi biệt ly đôi ngả. Dòng xoáy của nước như lưu luyến, không nỡ rời nhau, tạo thành những âm thanh thống thiết, như tình người sinh ly tử biệt, muốn được quấn lấy nhau một lần nữa bằng nụ hôn cuồng nhiệt hoặc siết chặc bằng vòng tay nóng bỏng, trao nhau tiếng của nhịp tim thổn thức và những lời trăng trối, ghi trong bộ nhớ đến trọn cả cuộc đời.
Lịch tản bộ trên bờ đê, xuôi về bến cảng Ninh Phúc, để tận hưởng cảm giác lành lạnh, đón hơi nước theo ngọn gió đông nam dìu dịu, dưới ánh hoàng hôn nhè nhẹ. Ôi! Quê hương anh mây nước dịu hiền, giao hòa nắng gió… Lịch bỗng chạnh lòng, tự trách mình kẻ nỡ tha phương.
Trên mảnh đất như hình bán đảo, bên khúc lượn đỏng đảnh của dòng sông, bụi tầm xuân rực rỡ bên bờ trúc xanh, ôm lấy căn nhà Mị đang sống, thừa kế của cha mẹ ruột. Nhìn căn hộ như một dấu chấm hết trang cuối thiên tình sử đau lòng! Đó là suy nghĩ của 10 năm về trước, trước khi lên tàu Thống Nhất, anh ngoảnh lại ngắm căn hộ này. Còn giờ đây, mảnh đất ấy như một dấu điểm xuyến, trên bức họa thiên nhiên kỳ diệu, giống như cái mắt sần sùi trên thân cổ thụ trong vườn cảnh, uốn sửa theo thế “văn nhân”, là dấu ấn bề dày của thời gian và sức sống mãnh liệt của nghệ thuật chân chính, thể hiện nhân bản tuyệt vời, tâm hồn phong phú của tác giả.
Con đê này, nơi anh và Mị sánh bước bên nhau, cắp sách tới trường. Vào năm học lớn 12, Mị lớn nhanh như cây lúa chiêm, gặp sấm động mưa rào. Mỗi lần bắt gặp ánh mắt Mị lúng liếng, ngời ngời như có lửa, Lịch thẹn thùng đỏ mặt, thấy chân tay mình như lúng tùng, thừa thãi, vụng về. Dần dần, Lịch cũng nghiền cái nhìn là lạ đó. Mỗi ngày, không gặp, anh nhớ Mị vô cùng. Sau này. Lịch mới biết mình đã yêu từ đấy!
Bỗng tin sét đánh: Ông Đình – bố Lịch bị công an bắt khẩn cấp tại nhà riêng của một người tên là Thân, khi ông trao tay hắn một gói hàng phong kín nhiều lượt nilon màu, bọc thuốc phiện bên trong. Mẹ con Lịch kinh hoàng, không dám tin vào sự thật vì bố anh xưa nay chúa ghét những chuyện làm ăn phi pháp. Số là ông Đình vào Nghệ An thăm con gái mới sinh cháu ngoại.. Chàng rể Vũ Đoán gửi bố gói “cao xương tổng hợp” nhờ chuyển tới nhà Thân – người bạn ở ga Ninh Bình. Biết mình bị lừa, nhưng chẳng thể nào thanh minh vì tình ngay lý gian. Bà Hiên – mẹ Lịch phát bệnh não nằm liệt giường. Lịch bỏ học đi làm mướn lấy tiền nuôi mẹ trên giường bệnh, chăm sóc cha trong tù. Mị thường đến phục vụ cơm cháo, cùng với Lịch an ủi bà Hiên. Bên người yêu, trong con sóng gió cuộc đời, Lịch nghiền ngẫm câu ông nội thường dạy cháu con: “Vợ chung thủy, không khó nghèo, chưa biết – con hiều hiền, có oan nghiệt mới hay”.
Chàng thanh niên chân thật đến dại khờ khuyên người yêu bỏ ý quyên sinh (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Thế rồi, ông Viễn, bố đẻ Mị ép cô bỏ học đi lấy giám đốc Hoàng – một kẻ đầy quyền thế đã có ý cầu hôn từ lâu. Nhận được thư tuyệt mệnh của người yêu, Lịch kịp thời đến gốc cây bằng lăng trên sườn núi Thúy, nơi từ thuở học ghép vần, hai đứa thường dẫn nhau tìm bóng mát yên tĩnh làm bài. Sau buổi lễ bế giảng năm học lớp 11, Lịch và Mị ngồi tâm sự bên sườn núi. Cơn gió vô tình thổi mái tóc của Mị tung bay xõa vào vai Lịch. Giây phút đó làm anh ngây ngất
Trước ngày cưới, nàng định đứng nơi đây gieo mình xuống ngã ba sông, để không phải sống kiếp bạc tình. Lịch đã kịp thời xuất hiện . Lau giọt nước mắt tủi hờn trên má Mị, anh khuyên nàng: Thông cảm nỗi đau lòng của cha mẹ, khi cực chẳng đã phải ép duyên con mình. Bởi cha nàng có tên trong danh sách “giảm biên chế” mà chưa đủ năm công tác về hưu. Mị chấp nhận lấy Hoàng, ông Viễn sẽ được che chở, tiếp tục làm việc. Đó là cái giá mà Hoàng đã mặc cả khéo với gia đình nàng như vậy. Nàng phải ráng sống dù phải sống như nàng Kiều “lấy Hiếu làm trinh”.
Chàng thanh niên chân thật đến dại khờ khuyên người yêu bỏ ý quyên sinh. Bởi sự dại khờ cửa chàng, đêm ấy nàng không thực hiện nổi ý định: “… Nhị đào thả bè cho người tình chung…”(ND) Mị trở thành con chim có bộ lông tuyệt đẹp bao bọc bởi một trái tim đau đớn, cuộc sống thừa thãi thừa phẩm quý trong cái lồng son của Hoàng.
Nhờ tích cực cải tạo, ông Đình đã được giảm án về với gia đình. Sau đám tang mẹ, Lịch thắp hương tạ tội, xin phép gia tiên anh đưa bố vào nơi ông Trụ – chú ruột ở Bình Phước sinh sống, mua đất, trồng café. Khi cuộc sống ổn định, Lịch lại tiếp tục tới trường. Giờ đây anh đã là một kỹ sư nông nghiệp. Về thăm quê, Lịch được tin Hoàng lãnh án 15 năm tù vì can tội lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ. Vũ Đoán cũng bị bắt vì cùng đường dây với Hoàng. Tòa biệt thự của chồng bị tịch thu, Mị trở thành quả phụ tay trắng, trở về căn nhà cũ bên khúc quẹo của con sông Đáy, bốn mùa nhận nước sông Hồng, trao cho biển cả.
Lau dòng nước mặt, giọt tủi hờn, giọt mừng trên gò má Mị, đã ửng hồng trở lại tuổi hồi xuân, Lịch nghe tiếng thổn thức của lòng mình và tiếng nói nghẹn ngào của Mị:
- Dù em không yêu Hoàng nhưng bố đã lĩnh được sổ hưu. Nếu em ly hôn với chồng trong lúc tù tội, có phải là người bội ước không anh?
Nhìn thẳng vào ánh mắt buồn trên gương mặt phúc hậu của người yêu, Lịch nói:
- Em chăm nuôi Hoàng 3 năm nữa, tới khi hắn được trả tự do. Mọi việc đã sòng phẳng. Em có quyền đòi trả tình yêu về với vị trí của nó.
Thay cho câu trả lời, nước mắt Mị chảy tràn thánh thót, truyền cảm hơi ấm trên vai Lịch.
Đêm tháng tám, trời mưa tầm tã, tiếng sóng xô bờ ngoài sông Đáy dữ dội vì con nước đang sôi sục đòi về với biển cả.
Theo VNE
Từ nay em xin chừa váy ngắn công sở nhé!
Mặc váy ngắn, cúi xuống &'chết liền', vì mấy ông ấy nhìn kinh lắm, em sợ khiếp luôn, không dám mặc nữa rồi!
Từ giờ chắc em chẳng dám mặc váy ngắn đi làm nữa các bác ạ. Sợ mấy ông dê xồm, sợ mấy lão háo sắc quá rồi. Đúng là đàn ông Việt, thích cái gì là cứ nhìn chằm chằm, nhìn không rời mắt, chẳng lịch sự tí nào. Dù có thích tới mấy thì cũng phải tránh đi chứ, hoặc là lén mà nhìn. Có ông còn cúi cả xuống mà nhìn, có người còn kém văn minh tới nỗi, thò máy ảnh xuống chụp như đúng rồi.
Hồi mới vào công ty này, nhìn anh nào anh ấy đẹp mã, lịch thiệp, cư xử thì nhã nhặn, ăn nói thì nhẹ nhàng. Thế mà chẳng thể hiểu nổi, sau một thời gian thì các anh &'hiện nguyên hình', toàn là mấy ông dê xồm. Có lần, mặc một cái chân váy ngắn đi làm, đi lên trên tầng, vì là từ dưới sảnh lên tầng 1 phải mất một đoạn leo cầu thang, có mấy ông đi sau, nhìn chằm chằm vào váy của mình, nhìn không rời mắt. Tới khi quay lại vẫn thấy các ông ấy nhìn thao láo, phát hoảng. Tưởng mình không kéo khóa váy hay là gì nên mới bị chú ý. Nhưng vấn đề chỉ là ở cái váy.
Chân váy không mặc ngắn thì còn gì là đẹp. Người ta đã tế nhị đi lại rón rén như thế rồi mà mấy ông ấy vẫn soi cho bằng được, tìm cho bằng được cái thứ để các ông ấy bình luận. Có ông còn sỗ mồm: "Đố biết bên trong nàng mặc gì?". Đúng là mất mặt đàn ông.
Chưa kể là mấy anh bảo vệ trẻ, cứ thấy ai mặc váy ngắn đi qua cái cầu thang bộ ấy là nhìn ngay. Nhìn cố, nhìn soi nhìn mói xem có thấy gì hay không. Sợ thật! (ảnh minh họa)
Thì đúng là, mình mặc váy ngắn thì mình chịu chấp nhận có người nhìn. Nhưng nhìn người ta như nhìn sinh vật lạ thế thì ai mà chịu được. Có phải chuyện gì hiếm hoi đâu, công sở này thì thiếu gì người như thế. Đúng là chẳng có ý thức gì.
Hôm rồi, có ông nhìn chằm chằm, mình bực mình quát: "Nhìn gì mà nhìn". Sao ông ấy ngại quá vì có anh em, bạn bè đứng bên cạnh nên khôi hài: "Mắt anh lác". Lúc đó giận lắm nhưng đành nhịn.
Chưa kể là mấy anh bảo vệ trẻ, cứ thấy ai mặc váy ngắn đi qua cái cầu thang bộ ấy là nhìn ngay. Nhìn cố, nhìn soi nhìn mói xem có thấy gì hay không. Sợ thật!
Nhớ có lần, mặc váy đi qua cầu thang bộ, váy không ngắn lắm mà gặp cơn gió, tốc lên thế là &'lộ hàng'. Ôi xời, đúng lúc mấy anh đi qua, mình chỉ có nước mà chui xuống đất cho đỡ xấu mặt, mất hết cả hình ảnh. Mà có phải một lần là xong đâu, làm cùng tòa nhà nên còn thường xuyên nhìn thấy mặt người ta nữa.
Đấy là chuyện váy ngắn, còn chuyện cái áo khoét ngực, mấy lần đi làm, mặc áo rộng cổ tí, cúi xuống là phải tế nhị lấy tay che lại. Vì &'kẻ thù' không ở đâu xa, ở ngay chính trong nhà mình, là các anh em đồng nghiệp cùng cơ quan. Ông nào cũng thế, cứ nhìn chằm chằm, nhất là khi cúi xuống. Mặc váy thì khỏi cúi luôn.
Thế nên, mới nói, đàn ông bản chất là dê, từ nay thì xin chừa nhé, cứ mặc mấy cái áo kín cổng cao tường, chẳng váy vóc gì hết, chẳng rộng cổ gì hết. Có như thế biết đâu lại bài trừ được mấy vụ vì thấy nàng sexy mà chàng nảy sinh dục ý. Biết đâu lại hạn chế được mấy ông dê nổi máu khi thấy con gái mặc váy. Ở cái môi trường này, nhiều người không tế nhị, kém cư xử như thế thì đúng là phải nên thận trọng, nhất là với chị em phụ nữ như chúng ta, các bác ạ!
Theo VNE
Chồng quê, vợ phố 'nhục' làm sao! Chị sinh ra trong gia đình cán bộ công chức ở Hà Thành, anh là quê mãi tận Nghệ An, đôi vợ chồng trẻ lập nghiệp ở phố, cuộc sống không sung túc nhưng cũng vào loại khá giả. Vậy mà mỗi lần về quê chồng hay có bố mẹ chồng ra chơi là chị lại gặp tôi than thở đủ chuyện. Rồi...