Lấy dị vật là viên pin bị ăn mòn ra khỏi âm đạo bé gái 7 tuổi
Bệnh viện Nhi Đồng 1 vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 7 tuổi đi khám bệnh vì rỉ dịch âm đạo kéo dài, đã khám và điều trị nhiều nơi nhưng không giảm.
Thông tin từ người nhà bệnh nhi cho biết, tầm 1 tháng nay người nhà thấy quần cháu có dính dịch rất hôi, sau đó thấy có nước trắng đục, hôi chảy ra từ bộ phận sinh dục của cháu. Người nhà đã cho bé đi khám bác sĩ tư nhiều lần, uống thuốc nhưng không cải thiện, nay đi khám ở Bệnh Viện Nhi Đồng 1.
Kết quả siêu âm ghi nhận: Bóng cản âm trong lòng âm đạo, kích thước16×30mm. Theo dõi dị vật âm đạo.
Hình ảnh chụp X-quang bụng không sửa soạn
Bệnh nhi được các bác sĩ Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu chuyển phòng mổ để thám sát lấy dị vật.
Sau khi thám sát, bác sĩ đã lấy ra được dị vật là một viên pin đã bị ăn mòn và thủng lỗ cùng nhiều bột than bị thoát ra ngoài.
Video đang HOT
Viên pin sau khi được lấy ra
Theo ghi nhận của các bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị, sau khi lấy dị vật ra ngoài bằng kẹp phẫu tích, chúng tôi quan sát thấy bên trong còn nhiều dịch mủ, giả mạc và mụi than đen trong âm đạo của bé do viên pin đã nằm ở đó một thời gian dài bị ăn mòn và thoát than ra ngoài. Chúng tôi tiến hành đưa ống nhỏ vào trong lòng âm đạo để không làm tổn thương màng trinh, bơm rửa đến khi nước trong.
Cũng từ trường hợp này, ThS. BS Hồ Trung Cường, bác sĩ tại bệnh viện, chia sẻ thêm: Tại khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi cũng thường xuyên tiếp nhận các trường hợp tai nạn sinh hoạt dị vật âm đạo ở bé gái với biểu hiện tiết dịch âm đạo bất thường, viêm âm đạo kéo dài hoặc người nhà tận mắt chứng kiến các cháu nhét dị vật vào trong âm đạo…
Dị vật có thể là bông gòn (từ trong thú nhồi bông hoặc gối), viên bi, nam châm, viên pin… hoặc bất cứ đồ chơi nào có kích thước nhỏ có khả năng nhét vừa. Chính vì vậy, người nhà nên thận trọng khi cho cháu chơi với những đồ chơi nhỏ, để ý những hành động bất thường của cháu đồng thời nên cho cháu đi khám sớm khi có tiết dịch âm đạo bất thường hoặc viêm âm đạo ở trẻ em.
Cảnh báo gia tăng sốt xuất huyết ở TPHCM: Mẹ trẻ thất thần bên con trai sốt nặng
Mỗi tuần, TPHCM có từ 500-600 ca mắc sốt xuất huyết, và đã có trường hợp tử vong. Sốt xuất huyết không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn cũng mắc, nhiều ca diễn tiến nặng.
BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt Xuất huyết BV Nhi Đồng 1 thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết .
ến viện trễ, dễ tử vong
Ngày 10/9, tại khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, chị Hiên (tỉnh Bình Dương) chốc chốc lại sờ trán để kiểm tra tình hình sốt của cậu con trai 9 tuổi. Ánh mắt thất thần, bà mẹ trẻ kể, con bị sốt 4 ngày nhưng gia đình vẫn đinh ninh cảm sốt bình thường nên chỉ cho uống thuốc hạ sốt.
Đến khi thấy con mê sảng, chị Hiên hốt hoảng đưa vào bệnh viện ở Bình Dương và được chẩn đoán sốt xuất huyết, sau đó chuyển viện đến BV Nhi đồng 1 (TPHCM). Do được các bác sĩ kịp thời can thiệp nên con chị Hiên qua được cơn nguy kịch, nhưng vẫn phải theo dõi trong những ngày tới.
BV Nhi đồng Thành phố cũng vừa kịp thời cứu bệnh nhi 13 tuổi (ở Trà Vinh) với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhi suy hô hấp nặng nên bác sĩ phải đặt nội khí quản thở máy xâm lấn kiểm soát áp lực.
BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực & Chống độc BV Nhi đồng Thành phố cho biết, đây là một trong những trường hợp sốt xuất huyết rất nặng được cứu sống thành công. Bệnh nhân được giúp thở đúng thời điểm, dẫn lưu ổ bụng có kiểm soát đảm bảo tưới máu ổ bụng và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu kịp thời, nhờ vậy tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan...
Bệnh nhân sốt xuất huyết không chỉ có trẻ em mà còn cả người lớn. Mới đây nhất là trường hợp một nữ bệnh nhân (16 tuổi, ngụ quận 7) tử vong do mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân được gia đình đưa đến nhập viện tại BV Quận 4, sau đó tình trạng bệnh chuyển biến xấu nên được chuyển sang BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị vào ngày thứ 6 của bệnh. Nhận thấy không có khả năng cứu sống nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự. Đây là trường hợp tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên tại TPHCM trong năm nay.
Nữ bệnh nhân 20 tuổi (ngụ Q.11, TPHCM) may mắn thoát thần chết. Dù sốt cao liên tục 3 ngày nhưng bệnh nhân này chỉ đến tiệm thuốc Tây gần nhà mua thuốc hạ sốt vì ngại đến bệnh viện mùa dịch COVID-19. Khi thấy không thể chịu nổi, bệnh nhân mới đến BV Quận 11 khám. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng máu cô đặc rất nhiều do mắc sốt xuất huyết Dengue. "Chỉ cần đến bệnh viện trễ hơn là bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng nguy kịch" - BS Phạm Anh Tuấn, phụ trách khoa Truyền nhiễm BV Quận 11 nhận định.
Cảnh báo còn tăng
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết BV Nhi Đồng 1 cho biết, hiện khoa Sốt xuất huyết đang điều trị cho khoảng 50-60 bệnh nhi nội trú và ngoại trú. Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều có nguy cơ mắc, đặc biệt có nhiều ca mắc sốt xuất huyết có biến chứng nặng. Theo TS.BS Tuấn, từ đây đến cuối năm, dự báo bệnh sẽ còn tăng do mùa mưa, là cơ hội để muỗi truyền bệnh sinh sôi. Do đó, người dân không nên chủ quan với dịch bệnh, đặc biệt trong thời gian này, khi có nhiều dịch bệnh đang lưu hành như COVID-19, bạch hầu...nên tránh để dịch chồng dịch.
BS CK2 Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, trong thời gian qua đơn vị cũng tiếp nhận nhiều trường hợp sốt xuất huyết nhưng lại đến khám trễ, do đó tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. "Sốt xuất huyết có thể trở nặng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi khởi phát bệnh. Do đó, ở giai đoạn này người bệnh đã giảm sốt, thậm chí hết sốt nhưng đây lại là thời điểm có thể xuất hiện các biến chứng bất thường nguy hiểm" - BS Phong nói.
Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn thành phố có gần 12.000 trường hợp sốt xuất huyết, trong đó hơn 6.500 trường hợp phải nhập viện và hơn 5.500 trường hợp điều trị ngoại trú. Riêng trong hai tháng gần đây, trung bình số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần là 500 ca. Đặc biệt, TPHCM ghi nhận 40 ổ dịch sốt xuất huyết phát sinh tại 13 quận huyện trên địa bàn.
Ths Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm HCDC dự báo đỉnh dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm nay sẽ xuất hiện trễ hơn so với những năm trước đó. Trong những tuần sắp tới, số ca bệnh sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng.
Các chuyên gia y tế lưu ý, nếu nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết, phụ huynh cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến bệnh viện kịp thời. Cụ thể, nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có các biểu hiện: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở, khó chịu hoặc li bì; đau bụng; ra máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen... cần đưa ngay đến các cơ sở y tế thăm khám. Nếu để sang ngày thứ 4, thứ 5 bé có thể rơi vào sốc sốt xuất huyết sẽ nguy hiểm.
Sức khỏe hàng chục bé nghi bị ngộ độc trong chùa Kỳ Quang 2 ở Sài Gòn giờ ra sao? Trong 17 bệnh nhi có 6 em cần phải truyền dịch vì có dấu hiệu mất nước, tiêu chảy nhiều. 1 trong số này rất nặng, tụt huyết áp. Ảnh minh họa Ngày 11/9, trao đổi với PV, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết đơn vị có tiếp nhận 17...