Lây dại khi bị mèo nhà hàng xóm cào vào lưng, bé trai 11 tuổi ở Tuyên Quang tử vong: Mèo cào cũng nguy hiểm như bị chó cắn
Nhiễm virus dại, một khi đã phát bệnh dại, nghĩa là đã cầm chắc “án tử” trong tay. Điều đáng nói, bệnh dại có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh được tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.
100% bệnh nhân khi phát dại sẽ tử vong
Theo thông tin, bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cũng đã tiếp nhận bệnh nhi Hoàng Văn N. (11 tuổi) đã bị mèo nhà hàng xóm cào vào lưng trước khi nhập viện 3 tháng nhưng không nói cho gia đình biết. Bỗng nhiên, cháu N. thấy mệt mỏi, thường rùng mình nhiều lần, không ăn, không uống được, rất sợ gió, sợ ánh sáng… nên cháu H mới nói với gia đình và được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để khám và điều trị. Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cháu N. đã bị lây bệnh dại và không qua khỏi, tử vong ngay ngày hôm sau.
Gần đây là trường hợp bệnh nhân Vi Thị H. 80 tuổi, trú tại Thắng Quận, Yên Sơn, Tuyên Quang đã bị chó cắn vào cẳng chân trái nhưng chủ quan không đi tiêm phòng, (không theo dõi chó mà đã mổ thịt chó ngay ngày hôm sau). Sau 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sợ gió, cứng hàm, nuốt khó, choáng váng, sợ ánh sáng nên được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để khám bệnh. Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân H. có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dại. Sau 2 ngày phát cơn dại, bệnh nhân H đã tử vong.
Không bệnh truyền nhiễm nào đáng sợ như bệnh dại, một khi đã nhiễm virus gây bệnh dại, nếu không tiêm vắc-xin thì nghĩa là đã cầm chắc “án tử” trong tay. Khi bị dại, bệnh nhân biết mình sẽ chết, bác sĩ, người nhà đều đau lòng khi thấy chết mà không thể cứu.
Bác sỹ Chuyên khoa I Nguyễn Tiến Quân – Trưởng khoa truyền nhiễm: Tư vấn tiêm phòng dại cho người bệnh.
Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30- 90 ngày
Theo bác sỹ chuyên khoa I Nguyễn Tiến Quân – Trưởng khoa truyền nhiễm (Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang), virus gây bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, vết trầy xước từ nước bọt của động vật bị dại (như chó, mèo…) sang cơ thể người. Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vắc-xin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng tới hệ thần kinh trung ương với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày để bắt đầu hành trình “tàn phá”.
Bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30-90 ngày, có thể kéo dài đến 1 năm. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngược lại, nếu vết thương nhẹ, xa thần kinh trung ương, “đoạn đường” di chuyển của virus lên đến não và thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn.
Ngay khi bị nhiễm virus dại, nếu không tiêm vắc-xin dại kịp thời, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là đau đầu, sốt, mệt mỏi, cảm giác tê và đau ngay tại vết thương. Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ (thể viêm màng não), người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp. Bệnh tiến triển tăng đến mức người bệnh không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên rất khó khăn. Ở thể này, người bệnh sẽ chết chỉ sau 1 tuần kể từ ngày phát bệnh.
Thể bại liệt ít gặp hơn, thể này khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh sẽ tử vong ngay nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân có thể tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc chết.
Bác sỹ chuyên khoa I Nguyễn Tiến Quân khuyến cáo để phòng dại cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước chảy kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.
Ngay cả đối với vết cắn nhẹ, người bệnh vẫn nên tiêm vắc-xin dại để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể. Sau đó nên theo dõi vật nuôi trong 15 ngày.
Video đang HOT
Nếu bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay hoặc bất kể vùng gần hệ thần kinh trung ương, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để để tiêm phòng dại.
Các gia đình nuôi “thú cưng” hoặc động vật hoang dã, cần phải cho đi chích ngừa theo đúng lịch tiêm phòng dại. Nên rọ mõm, không thả rông vật nuôi ngoài đường.
Theo afamily
Tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn: Quy trình tiêm và giá cả cần nắm rõ
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trường hợp bệnh nhân lên cơn dại thường rất ám ảnh, hầu như không thể chữa được. Nhiều người nhà bệnh nhân chia sẻ, họ ước gì thời gian quay ngược lại để bệnh nhân có thể đi tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn.
Thời gian gần đây trên đất nước liên tiếp xảy ra những trường hợp trẻ bị chó cắn vô cùng thương tâm, thậm chí tử vong làm chúng ta không khỏi bàng hoàng. Đó chỉ là những vụ kinh sợ điển hình, trong cuộc sống không thiếu những trường hợp, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, bị chó cắn.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trường hợp bệnh nhân lên cơn dại thường rất ám ảnh, hầu như không thể chữa được. Nhiều người nhà bệnh nhân chia sẻ, họ ước gì thời gian quay ngược lại để bệnh nhân có thể đi tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn.
Việc đề phòng mắc bệnh dại lúc này trở nên vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người.
Trên thực tế, qua thống kê các trường hợp bị tự vong do bệnh dại trong vài năm gần đây của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gần như 100% số ca phát bệnh dại đều chưa được tiêm phòng vắc-xin. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 59.000 người tử vong do bị bệnh dại.
Việc đề phòng mắc bệnh dại lúc này trở nên vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người. Vậy khi nào cần tiêm phòng bệnh dại? Tiêm phòng bệnh dại cần tuân thủ theo các bước như thế nào và giá cả ra sao?
Khi nào cần tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn?
Theo Quyết định phê duyệt "Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người" của Bộ Y tế, có thể phân loại 3 cấp độ như sau:
- Cấp độ I: Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành thì không cần điều trị.
- Cấp độ II: Có vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc thì khuyến cáo nên tiêm vắc-xin ngay.
- Cấp độ III: Khi có một hoặc nhiều vết cắn, cào xuyên thấu da, niêm mạc bị nhiễm nước dãi của động vật thì khuyến cáo nên tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại ngay lập tức.
Gần như 100% số ca phát bệnh dại đều chưa được tiêm phòng vắc-xin.
Các bước tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn
1. Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau:
- Người chưa tiêm dự phòng từ trước đó: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Riêng trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
- Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: cần tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
- Người đã tiêm dự phòng nhưng không đều hoặc quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
2. Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên như sau:
- Người chưa tiêm dự phòng trước đó: Tiêm 4 mũi gồm 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.
Lưu ý: Kỹ thuật tiêm cần phải được người có chuyên môn tiến hành, không tự ý tiêm tại nhà, phòng những biến cố không mong muốn, dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.
Bảng giá tiêm phòng bệnh dại khi bị chó mèo cắn
Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam đưa ra bảng giá tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn như sau:
Như vậy, với trường hợp người bị cắn chưa tiêm dự phòng trước đó và lựa chọn tiêm bắp bằng loại vắc-xin là Verorab của Pháp, chi phí cho 5 mũi tiêm sẽ rơi vào khoảng 1.500.000 đồng.
Tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng dại khi bị chó cắn, mèo cắn
Người được tiêm phòng dại có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm: Đau, quầng đỏ, sưng, ngứa, có nốt cứng tại chỗ tiêm.
- Phản ứng toàn thân: Sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, đau bụng.
- Ở trường hợp cá biệt: Sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.
- Ở những trẻ sinh non, trong 2 -3 ngày sau khi tiêm phòng thì trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời.
Tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn được chỉ định cho những đối tượng nào?
Vắc-xin được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Có thể tiêm vắc-xin này trước hoặc sau khi bị phơi nhiễm để phòng cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.
Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.
Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.
Nếu trong khi đang tiêm phòng theo lịch hẹn mà phát hiện mình có thai, cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì chỉ bác sĩ mới có thể quyết định lịch tiêm phòng phù hợp với tình trạng của từng người. Có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi đang cho con bú sữa mẹ trong trường hợp cần thiết nhưng nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người khi bị chó mèo cắn ở đâu?
Các địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội: Phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội...
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Paster TP HCM, Trung tâm y tế dự phòng Thành Phố.
Tại Hải Phòng: Trung tâm y tế dự phòng Thành Phố.
Theo afamily
Bệnh dại do bị chó cắn có thể dẫn đến tử vong: lưu ý ngay những điều về quy trình và giá cả tiêm phòng dại Bệnh dại đã và đang gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người. Với con số tử vong lên tới 59.000 người mỗi năm, việc phòng tránh là vô cùng cần thiết. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 59.000 người tử vong do dại. Ở nước ta, dựa trên thống kê của Cục Y...