‘Lấy cô tôi tưởng sẽ được hồi môn 2 tỷ chứ?’
Nhiều lần chồng Thư cứ bóng gió chì chiết: “Bố mẹ cô coi thường tôi hay sao mà không cho tôi đứng tên cùng vợ?”. Hoặc anh bảo: “Lấy cô tôi tưởng sẽ được 2 tỉ chứ, ai ngờ chỉ được hơn 3 triệu”.
Lấy chồng mới chỉ được 3 tháng nhưng đến nay cuộc sống của Thư (Vân Canh, HN) chẳng khác nào địa ngục. Mang tiếng lấy chồng “Hà Nội phố” có nhà cao cửa rộng nhưng Thư nào được sung sướng như vẻ bề ngoài. Lý do chỉ bởi vì, chồng Thư và nhà chồng hàng ngày luôn chì chiết chuyện cô chẳng có hồi môn nhiều như họ tưởng.
Cách đây vài tháng, Thư quyết định lấy chồng khi mới đang còn là sinh viên năm cuối một trường Đại học. Thật lòng Thư không muốn kết hôn khi còn đang học hành dang dở. Song nhà chồng tương lai của Thư khi ấy cứ giục 2 đứa đám cưới sớm.
Thư và chồng yêu nhau cũng đã hơn 1 năm. Chồng Thư hơn Thư 6 tuổi nên đã có công ăn việc làm ổn định. Gia cảnh nhà chồng Thư theo Thư nhiều lần về chơi và quan sát cũng khá ổn. Bố mẹ chồng vẫn đang là công chức sắp về hưu. Nhà cửa nhà chồng cũng nhà cao cửa rộng, rất xứng với nhà Thư.
Nhà Thư mang tiếng ở cách xa trung tâm Hà Nội mười mấy km song kinh tế cũng rất khá giả. Bố mẹ Thư đều là dân kinh doanh nên từ nhỏ Thư đã được sống trong nhung lụa, an nhàn. Tuy thế, chị em Thư đều chịu khó học hành và đều học giỏi.
Trước khi Thư lấy chồng, bố Thư cũng toàn nói rằng, sau khi Thư kết hôn sẽ tặng ngay cho con gái mảnh đất 2 tỷ đồng ông mua được làm của hồi môn. Chuyện này, nhiều lần bố Thư cũng vừa nói vừa đùa trước mặt chồng Thư. Vì thế, chồng Thư cũng biết rõ được điều ấy.
Video đang HOT
Còn Thư, sau nhiều lần về nhà chồng ra mắt, thấy nhà chồng cũng gia giáo nề nếp nên cô cũng khá ưng. Ưng nhất là bố mẹ chồng cô lúc nào cũng tử tế, tâm lý với các con. Vì thế, khi họ giục cưới, Thư đã không ngần ngại mà gật đầu đồng ý. Hơn nữa, sau khi cưới song, Thư vẫn tiếp tục việc học của mình ở trường.
Ngày cưới, bố mẹ đẻ gọi riêng Thư vào phòng và nói. Ông bà sẽ cho Thư mảnh đất 2 tỷ kia đúng như lời ông bà đã nói trước đó. Song ông muốn sang tên cho Thư để phòng thân. Mảnh đất này là quà tặng của ông dành cho con gái chứ không phải cho con rể. Vì thế, ông cứ để Thư đứng tên trong sổ đỏ. Còn trong ngày cưới, ông vẫn cho thêm 1 chỉ vàng để “đẹp mặt” trước 2 họ.
Vì thế, giữa hôn trường, bố mẹ chỉ hồi môn cho con gái 1 chỉ vàng như lời ông nói với Thư trước đó. Khi bố mẹ lên trao cho Thư, mọi người đều vui vẻ. Riêng Thư để ý thấy chồng Thư bắt đầu thái độ khác hẳn. Còn nghĩ chồng mệt vì đám cưới nên Thư cũng không nghĩ gì.
Những ngày sau lễ cưới, chồng Thư thái độ khắc hẳn với vợ. Anh không còn nuông chiều Thư hay hồ hởi đưa Thư về nhà ngoại chơi như trước. Hơi tí nhắc đến nhà ngoại là Thư lại thấy chồng bực mình. Rồi nhiều lần, chính miệng chồng Thư nói: “Người ta lấy vợ được vàng được đất, được nhà. Còn tôi lấy vợ được đúng 1 chỉ”.
Thậm chí, một vài lần bố mẹ chồng tôi cũng vừa đùa vừa thật bảo: “Nhà con giàu thế, mà hôm cưới bố mẹ chỉ cho được mỗi chỉ vàng thôi à? Sao bảo nhà có nhiều của chìm của nổi lắm cơ mà”.
Tá hỏa khi thầy chồng và cả nhà chồng thắc mắc đến hồi môn của mình, Thư cũng thành thật kể bố mẹ còn chon con gái mảnh đất 2 tỷ nhưng đứng tên Thư. Nghe xong, bố mẹ chồng Thư từ đó im bặt không thắc mắc gì nữa. Chỉ còn chồng Thư vẫn cứ hậm hực vì anh không được đứng tên đồng sở hữu cùng vợ trong sổ đỏ.
Nhiều lần anh cứ bóng gió chì chiết: “Bố mẹ cô coi thường tôi hay sao mà không cho tôi đứng tên cùng vợ?”. Hoặc anh bảo: “Lấy cô tôi tưởng sẽ được 2 tỉ chứ, ai ngờ chỉ được hơn 3 triệu”. Có lúc chồng Thư còn phi lý hơn nói: “Hay cô về bảo bố cho tôi được đứng tên riêng mảnh đất ấy. Cô là phụ nữ đứng tên thì có giải quyết được gì”.
Suốt mấy tháng nay từ khi lấy chồng, vợ chồng Thư cứ vì chuyện hồi môn của vợ mà hậm hực cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Có chồng như thế, Thư chẳng dám hé răng nói 1 lời nào với bố mẹ đẻ. Thư cũng chợt nhận ra chân dung chồng mới cưới của mình. Hình như chồng lấy Thư cũng chỉ mong của hồi môn của vợ.
Nếu vậy thì chồng Thư đã hơi nhầm về Thư rồi. Sao anh không nghĩ, 2 vợ chồng sống với nhau, ông bà có điều kiện cho thì nhận, không cho thì tự cố gắng phấn đấu chứ. Mới cưới 3 tháng mà trong đầu Thư lúc này đã toan tính 2 chữ ly hôn…
Theo Phunutoday
Không hồi môn về nhà chồng lại hạnh phúc
Điều kiện gia đình còn khó khăn, có nhất thiết phải có bằng được cái gọi là của hồi môn đó không? không ít cô dâu, cưới xong phải làm việc cật lực để trả nợ các khoản chi phí cho đám cưới...
Đọc tâm sự của bạn Nhung và bạn Nguyệt mà mình lại thấy chạnh lòng. Nghĩ cho thân phận hẩm hưu, buồn tủi của mình. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bố mẹ làm lụng quanh năm nhưng cũng chỉ gọi là đủ ăn, chi tiêu những thứ hàng thiết yếu thực sự cẩn thiết. Nên gia đình không có tiền của tích lũy. Chính vì vậy mà ngày lên xe hoa mình không nhận được bất cứ một thứ gì từ gia đình nhà mẹ đẻ để được gọi là của hồi môn. Về nhà chồng chỉ với hai bàn tay trắng.
Nhưng khi về nhà chồng, mẹ chồng mình cũng không xét nét về điều đó. Trái lại biết mình vất vả từ nhỏ nên mẹ chồng mình cũng quan tâm hỏi han từng ly từng tí. Mình nhớ có lần mới cười về, mẹ chồng biết chuyện mình không có tiền chi tiêu cá nhân, hơn nữa công việc cũng chưa ổn định vì vậy thỉnh thoảng mẹ lại đưa cho ít tiền để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù rất ngại nhưng mình cũng không biết phải làm sao? Thôi thì cứ cầm lấy sau này có điều kiện hơn mình sẽ kiếm tiền bù đắp cho mẹ vậy.
Quan trọng là tình cảm gia đình, con dâu đối nhân xử thế với mẹ chồng, tình cảm giữa vợ và chồng được thể hiện như thế nào.
Theo mình thì tùy điều kiện gia đình cũng như suy nghĩ và cách thể hiện của từng người nữa. Nếu điều kiện gia đình còn khó khăn, có nhất thiết phải có bằng được cái gọi là của hồi môn đó không? không ít cô dâu, cưới xong phải làm việc cật lực để trả nợ các khoản chi phí cho đám cưới. Trong đó có cả khoản nợ do chi mua nhẫn hay vòng vàng trao cho cô dâu cho bằng bạn bằng bè. Nhưng lại có những người không phải không có khả năng mua chiếc nhẫn hay chiếc vòng làm của hồi môn bởi họ lại nghĩ đơn giản đó chỉ là nghi lễ, khách sáo, rườm rà... Nhưng sau cưới đôi vợ chồng son lại nhận được từ mọi người xung quanh sự giúp đỡ có ý nghĩa hơn tiền rất nhiều...
Mình là một người tiêu biểu của cô dâu Việt không có hồi môn, nhưng mình lại thấy không bận tâm về điều đó, quan trọng là cuộc hôn nhân sau này có tốt đẹp? Hồi môn nhiều mà không có sự vun vén, đắp bồi về mọi mặt từ mọi người xung quanh thì cũng sớm đội nón ra đi...
Quan trọng là tình cảm gia đình, con dâu đối nhân xử thế với mẹ chồng, tình cảm giữa vợ và chồng được thể hiện như thế nào. Có điều kiện để được cho và nhận hồi môn thì ai cũng mong muốn nhưng không có cũng đừng cho đó là điều tệ hại nhất.
Như mình khi về nhà chồng chả có một đồng hồi môn nào để làm lưng vốn vắt vai. Bù lại mình có được một mẹ chồng biết quan tâm, chia sẻ với con dâu. Hơn nữa mình cũng biết phận dâu con mà lễ phép, ân cần, thảo hiền với mẹ chồng. Điều đó khiến cho gia đình mình lúc nào cũng tươi tui, đầm ấm, không khí gia đình lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười.
Vài lời suy nghĩ của cá nhân mình với hai bạn và độc giả như vậy thôi. Chúc mọi người sống tran hòa, vui vẻ bên mẹ chồng, gia đình và chồng con. Chúc gia đình các bạn hạnh phúc.
Theo Nguoiduatin
Tiền mừng cưới, mẹ chồng không cho một xu Khoản tiền mừng, tôi có thể chấp nhận nhưng khoản lấy lại hồi môn của mẹ, thật sự là quá giả tạo. Tôi không tính toán chi li nhưng suy cho cùng, đám cưới đám xin, chúng tôi phải đi lại hết, phải trả người ta cho xứng, thế mà giờ mẹ thu hết, chúng tôi lấy tiền đâu. (ảnh minh họa) Bà...