Lấy chồng Trung Đông, người đẹp Cà Mau đẻ con gái “thiên thần”, con trai chuẩn “trai đẹp trục xuất”
Đi sinh bé Jayce, chị Ái Phi gặp không ít khó khăn vì con bị dây rốn quấn cổ 3 vòng, chị bị sót nhau phải gây mê để xử lý.
Nhìn 2 bé Jayce (4 tuổi) và Jolie (2 tuổi) nhà chị Nguyễn Ái Phi (31 tuổi, Cà Mau) và anh Michael Tooma (41 tuổi, Iraq) hiện đang sinh sống ở Thụy Điển, ai cũng phải trầm trồ bởi vẻ đẹp lai Trung Đông đầy cuốn hút như thiên thần. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi mang bầu Jayce chị Ái Phi gặp không ít khó khăn, nguy hiểm vì sinh thường con chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ, chị bị sót nhau phải gây mê gấp.
Tổ ấm nhỏ nhà chị Ái Phi.
Hiện tại, chị Ái Phi cùng ông xã Michael và 2 con đang sinh sống ở Thụy Điển. Mặc dù dịch COVID-19 khiến cuộc sống của anh chị bị đảo lộn, công việc cơ khí của chồng bị giảm từ làm hai nơi xuống còn một nơi nhưng vợ chồng chị vẫn cảm thấy ổn khi sống ở đây.
Chia sẻ về chuyện tình yêu của vợ chồng mình, chị Ái Phi cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở Cà Mau – miền đất cực Nam của tổ quốc còn anh Michael sinh ra và lớn lên ở Iraq, sinh sống ở Thụy Điển được 10 năm nay.
Hai con người ở cách nhau đến nửa vòng trái đất, không cùng chung văn hóa, phong tục tập quán và kể cả ngôn ngữ nhưng nhờ “bà mai” facebook kết nối giúp cả 2 xích lại gần nhau hơn. Yêu một người cách xa mình đến hàng chục ngàn cây số, chị Ái Phi đã nói trước với anh Michael rằng mình sợ yêu xa, nếu muốn kết hôn thì mới đến với nhau. Sau khi nói chuyện khoảng 3 tháng, anh Michael đã quyết định về Việt Nam gặp chị. Không chần chừ, anh làm giấy tờ để kết hôn với chị ở Thụy Điển.
“Hồi đầu gặp mình thấy anh cao to, lại xăm nữa nên nhìn hơi sợ nhưng tiếp xúc rồi mới thấy anh nhẹ nhàng, biết quan tâm người khác. Mọi người gia đình mình lúc đầu ai cũng lo không biết anh là người thế nào, nhưng thấy cách anh thân thiện, rồi đối xử cũng lễ phép nên mọi người cũng không quá sợ nữa. Anh rất thương gia đình bên vợ”, chị Ái Phi chia sẻ.
Tháng 8/2015, chị Ái Phi và anh Michael tổ chức hôn lễ ở nhà thờ. Và tháng 11/2016, anh chị chào đón bé Jayce. Tháng 8/2018, vợ chồng chị chào đón thành viên thứ 2 bé Jolie.
Anh chị kết hôn năm 2015.
Chia sẻ về quá trình mang bầu của mình, chị Ái Phi tâm sự, chị gặp khá nhiều khó khăn. Trước khi có 2 bé, chị đã từng sảy khi thai được 7 tuần tuổi. Niềm vui đến rồi lại đi nhanh chóng khiến chị đối diện với muôn vàn nỗi buồn. Khi ấy vợ chồng chị cũng chỉ biết động viên nhau. 3 tháng sau, chị mang bầu lại bé Jayce, đón nhận tin vui bất ngờ vợ chồng chị vỡ òa trong hạnh phúc.
Video đang HOT
Vì mang bầu bé đầu chưa có kinh nghiệm, hơn nữa từng sảy thai trước đó nên thai kỳ của chị cũng nơm nớp lo âu, đặc biệt 3 tháng đầu bị nghén. May mắn sau đó chị khỏe trở lại nên ăn uống bình thường, cả thai kỳ tăng được 15kg.
“Ở bên đây mang bầu được ăn uống thoải mái, bác sĩ chỉ dặn không được uống bia rượu, hút thuốc. Tuy nhiên ở đây hầu như hạn chế siêu âm, chỉ trừ trường hợp cần theo dõi mới kiểm tra nhiều. Cả thai kỳ mình chỉ siêu âm 3 lần và siêu âm khi cần đó là 3 tháng đầu, thai 7 tháng đến lúc sinh. Về giới tính em bé, gia đình hỏi bác sĩ mới nói còn không thì bác sĩ sẽ không cho biết”, chị Ái Phi cho hay.
Thai kỳ chị tăng 15kg.
Nói thêm về chế độ chăm sóc thai kỳ cho sản phụ ở Thụy Điển, chị Ái Phi cho biết, cả thai kỳ sẽ có riêng một bà mụ theo dõi cho đến khi sản phụ đẻ. Một bà mụ sẽ chăm sóc cho một nhiều sản phụ nên họ sẽ tự đặt lịch cho sản phụ để không bị trùng. Nếu bà mụ có việc sẽ thay bằng một bà mụ khác. Khi sản phụ có vấn đề gì chỉ cần điện cho bà mụ. Bà mụ sẽ là người gọi điện bệnh viện nếu cần thiết.
Thay vì giống như mọi nơi sản phụ đến bệnh viện khám thai, ở Thụy Điển, chị Ái Phi khám thai miễn phí mỗi tuần ở trạm xá gần nhà và chỉ khi siêu âm chị mới được đến bệnh viện, trong đó bệnh viện là do bà mụ đặt. Nếu sản phụ không hiểu tiếng sẽ được đặt giờ phiên dịch cho.
Theo chị Ái Phi, ở Thụy Điển, sản phụ không được chọn bệnh viện mà bà mụ sẽ chọn cho sản phụ bệnh viện tốt nhất và gần nhà nhất. Nhớ lại ngày đi sinh bé đầu, chị Ái Phi kể, bé đầu sinh khó nên chị khá vất vả, chị đau liên tục gần 1 ngày mới sinh. Tuy nhiên do lần đầu không có kinh nghiệm nên chị không biết mình đau đẻ, đặc biệt chị không biết 2 mẹ con đang trong tình trạng nguy hiểm khi trong phòng sinh có 7-8 bác sĩ.
“Mình siêu âm bình thường tới lúc sinh luôn. Con mình nặng 2,4kg thôi. Ở bên này gấp lắm mới mổ, bác sĩ thấy mình còn sinh thường được nên để mình sinh thường. Tuy nhiên, 2 mẹ con gặp nguy hiểm khi con bị dây rốn quấn cổ 2-3 vòng suýt nữa không cứu được, còn mình sinh xong bị sót nhau nên bác sĩ phải gây mê để lấy hết nhau thai ra.
Sinh xong bác sĩ ẵm bé đi không nói với mình bé bị dây rốn quấn cổ đâu, mình thấy bé không khóc mà bác sĩ đều chạy đi hết để sơ cứu. Mình hỏi y tá nhưng chị y tá nhìn rồi khóc thôi khiến mình cũng khóc theo. Tới lúc mình biết bé an toàn rồi mới cho bác sĩ đẩy đi gây mê để lấy nhau ra. Tỉnh dậy chồng mình nói bé bị vậy mới biết, cũng may kịp thời. Thấy vợ con gặp nguy hiểm, ông xã mình lúc đó cũng nước mắt lưng tròng”, chị Ái Phi nhớ lại.
Bé Jayce bị dây rốn quấn cổ 2-3 vòng.
Mặc dù gặp nguy hiểm khi đi sinh lần đầu nhưng chị Ái Phi vẫn đánh giá về dịch vụ chăm sóc thai kỳ ở Thụy Điển tốt. Chị đi sinh có một phòng riêng đầy đủ tiện nghi như toilet, bỉm, sữa sẵn mà không phải chuẩn bị nhiều. Chồng chị được ở trong phòng sinh và cùng vợ vượt cạn. Sau sinh, chị được nằm phòng riêng và chỉ việc ngồi trên giường, cần gì bấm chuông, bác sĩ sẽ vào chăm sóc. Tuy nhiên, ở bệnh viện ở đây chỉ miễn phí chỗ ngủ cho người nhà ngày đầu tiên nên nếu chồng ngủ lại ở bệnh viện với vợ phải mất thêm phụ phí.
Mặc dù vậy nhưng đối với chị đi sinh ở Thụy Điển không tốn kém nhiều. Nếu như trước đây khi bị sảy thai không có bảo hiểm, chị mất chi phí khoảng 60 triệu tiền Việt khám, điều trị thì khi có bảo hiểm, chị đi sinh ở viện nằm một ngày chỉ tốn 250 nghìn.
“Bé đầu mình nằm viện 1 tuần nên không nhớ chi phí sao nhưng bé thứ 2 mình sinh dễ không cần gây tê, vào sinh 15 phút là xong con nặng 2,3kg và ở viện 1 ngày là về chỉ tốn 250 nghìn”, chị Ái Phi chia sẻ.
Bé Jolie chị mang bầu và đi sinh thuận lợi hơn.
Không kiêng cữ sau sinh như ở Việt Nam, ở Thụy Điển, chị Ái Phi không cần phải ở cữ. Mặc dù ở nhà nội trợ, chăm sóc 2 con nhỏ, đôi khi bận rộn nhưng nhờ có ông xã Iraq chạy tới chạy lui giúp đỡ, chị cũng bớt vất vả phần nào. Đặc biệt, nhìn 2 con bây giờ xinh xắn, đáng yêu, bé Jayce được mọi người dành không ngớt lời khen như soái ca, “trai đẹp bị trục xuất” còn con gái Jolie sở hữu thần thái Hoa hậu, chị lại hạnh phúc.
Jayce 4 tuổi như soái ca và được ví như “trai đẹp trục xuất”.
Jolie sở hữu vẻ đẹp như thiên thần.
Mỗi ngày hạnh phúc của chị bên 3 người thân yêu nhất của mình.
Đang khâu "vùng kín" cho sản phụ, nam bác sĩ bỗng khen một câu khiến mẹ trẻ ngượng đỏ mặt
Gặp được bác sĩ có tay nghề cao, bà mẹ trẻ bớt nỗi lo về "vùng kín" bị rộng ra sau khi sinh.
Vấn đề e ngại lớn nhất của các mẹ khi sinh thường là việc khâu tầng sinh môn vì lo lắng cửa mình bị rộng ra, ảnh hưởng đến chất lượng của "chuyện ấy". Nhiều mẹ cho rằng tình cảm mặn nồng sau sinh được quyết định rất nhiều bởi việc khâu vùng kín là vì thế. Hiểu được điều này, nhiều bác sĩ khi làm "công việc đặc biệt" sau quá trình đỡ đẻ cũng đã rất để ý để thỏa mãn mong mỏi của các mẹ, cố gắng khâu đẹp và trấn an để sản phụ thấy yên tâm hơn.
Tâm sự của một bà mẹ mới đây về chuyện tế nhị này dường như đã giúp các bà mẹ có thêm niềm tin hơn, không phải lo lắng quá nhiều nếu sinh thường và phải khâu tầng sinh môn. Bởi bà mẹ trẻ sinh thường đứa con nặng 4kg, khi đang e ngại vùng kín bị rộng ra thì nhận được một câu nói của bác sĩ . Dù đỏ mặt xấu hổ với câu nói này nhưng bà mẹ vẫn cảm thấy rất mãn nguyện.
Bà mẹ trẻ kể lại, một buổi sáng sắp đến ngày dự sinh, bụng của cô bắt đầu lâm râm đau. Buổi chiều thấy ra huyết hồng, cô vội vàng đến bệnh viện. Lúc này, tần suất cơn đau ngày càng nhiều hơn, đau ngày càng không chịu nổi. Nhưng khoảng hai tiếng sau, bà mẹ mới được bác sĩ khám và thông báo mở 2 ngón tay. Cô phải chờ đợi nên hơn một tiếng sau, khi tử cung mở được 3 ngón tay mới được vào phòng sinh.
Sau khi vào phòng sinh, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, em bé đã chào đời. Em bé là một bé trai nặng 4kg, rất trắng trẻo và mập mạp. Nhưng điều đặc biệt là dù sinh con lớn như thế, bà mẹ lại không hề cảm thấy mất sức nhiều trong quá trình cho con chui ra.
Vậy nên dù bác sĩ đỡ đẻ là một bác sĩ nam, bà mẹ trẻ vẫn cố gắng giấu ngại ngùng để hỏi: "Tôi có bị rạch không? Hình như anh đang khâu lại?". Bác sĩ khi này đang cúi xuống vùng kín của bà mẹ, vừa khâu vừa trả lời: "Chị thực sự không biết ư?". Khi bà mẹ trẻ trả lời: "Tôi không cảm nhận được gì cả", bác sĩ cười và nó i: "Đừng lo lắng, tôi sẽ khâu cho chị thật đẹp. Khâu xong thì hệt như lúc chưa hề sinh con vậy".
Nghe bác sĩ nói vậy bà mẹ trẻ rất vui mừng. Bởi chị sinh con lớn, cửa mình rộng ra không phải là ít, vốn đã lo lắng rất nhiều. Nếu như bác sĩ khâu lại mà nhìn như chưa hề sinh con thì thật tuyệt biết bao. Đặc biệt là khi bác sĩ nói thêm một câu nữa và khiến chị "đỏ mặt" nhưng cũng hết sức sung sướng: "Khâu xong rồi, đẹp quá rồi! Chồng cô nhìn thấy cũng phải khen đẹp!". Bà mẹ mãn nguyện, cảm thấy yên tâm và không quên cảm ơn bác sĩ dù mặt vẫn còn đỏ vì ngượng.
Bà mẹ trẻ còn nói chuyện thêm với bác sĩ và được biết, người đang thực hiện khâu cho chị có trình độ thạc sĩ, lại đang đảm nhận chức vụ Trưởng Khoa Sản. Bác sĩ này cũng đã đỡ đẻ cho khoảng 20.000 đứa trẻ. Vì vậy tay nghề của bác sĩ chắc chắn không phải... dạng vừa.
Thực tế, đoạn hội thoại giữa bác sĩ và bà mẹ trẻ vốn tưởng chỉ vui vẻ ngẫu nhiên nhưng lại thuộc về vấn đề chuyên môn của bác sĩ. Bởi khi tiến hành đỡ đẻ, việc giúp sản phụ thư giãn tinh thần được đặt lên hàng đầu với các bác sĩ.
Vậy người mẹ cần chú ý những vấn đề gì khi sinh con để suôn sẻ nhất?
Giữ một tâm trạng tốt
Trong quá trình sinh nở, nhiều phụ nữ dù sinh con thứ 2 vẫn cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Điều này không có lợi cho cuộc vượt cạn. Thay vào đó, hãy nghe theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế để trấn an tinh thần, biết cách kiểm soát hơi thở, dùng sức phù hợp để giúp em bé chào đời khỏe mạnh.
Giao tiếp với bác sĩ nhiều hơn
Trong quá trình sinh con, nếu có bất kỳ khó chịu nào về cơ thể, sản phụ nên báo cho bác sĩ ngay lập tức. Bởi sản phụ khó phân được bệnh lý nào là dấu hiệu báo trước của tai biến. Ví dụ khi sinh con, nếu thấy khó chịu ở cổ họng và muốn ho thì phải báo cho bác sĩ hoặc y tá, vì rất có thể đó là dấu hiệu báo trước của thuyên tắc nước ối, rất nguy hiểm.
Đừng nhịn đi vệ sinh
Một số sản phụ trước khi sinh con không làm sạch nước tiểu và phân. Trong quá trình sinh con, cảm giác muốn rặn giống như khi đi vệ sinh và sẽ sợ vô tình đại tiện. Vì xấu hổ, nhiều sản phụ không dám rặn hết sức và cố tình kìm lại. Điều này gây khó khăn cho việc sinh con. Trong trường hợp như vậy, sản phụ hãy tin tưởng và nghe vào lời khuyên từ bác sĩ.
Mẹ bầu gặp được bác sĩ thích nói chuyện trong quá trình sinh con thực sự là một điều may mắn. Bởi điều này sẽ giảm bớt cảm giác đau đớn và lo lắng cho mẹ. Nhưng nếu bác sĩ không mở lời trước, cũng đừng ngại giao tiếp về những điều mình đang thắc mắc và mong mỏi. Những bác sĩ, y tá chuyên nghiệp sẽ giúp sản phụ hết sức vì đó là công việc của họ.
Xem lại bức ảnh lúc chào đời 25 năm trước, sản phụ ngỡ ngàng nhận ra nhân vật đặc biệt Sau khi sinh cậu con trai đầu lòng, người mẹ xem lại bức ảnh của bản thân lúc chào đời 25 năm trước mới nhận ra sự trùng hợp đến ngỡ ngàng. Tháng 7/2020, chị Lauren Cortez, 25 tuổi và chồng là anh Peter Cortez, 25 tuổi, một lính cứu hỏa trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia, sống tại thành phố San...