Lấy chồng, sợ nhất là mẹ chồng đoảng
Nghe bạn bè, đồng nghiệp tâm sự nỗi sợ nhất là có mẹ chồng ghê gớm, điêu trác, ở bẩn… Mai chỉ im lặng. Với cô, nỗi sợ nhất đó là có mẹ chồng đoảng…
Ngày mới lấy Tuấn, Mai cảm thấy mình may mắn khi có mẹ chồng chân chất, quan tâm và thoải mái với con dâu. Bố mẹ Tuấn ở Bắc Giang trong khi vợ chồng Mai lại sống và làm việc trên Hà Nội nên chỉ thi thoảng cuối tuần hoặc dịp nghỉ lễ, Tết vợ chồng cô mới về thăm ông bà.
Cuộc sống vợ chồng cô thay đổi khi Mai sinh con trai đầu lòng, vì mẹ đẻ ở xa lại ốm yếu nên mẹ chồng Mai tình nguyện lên chăm con dâu. Từ đây, chuỗi ngày mệt mỏi của Mai bắt đầu. Tất cả là vì mẹ chồng đoảng và vụng quá. Đơn giản là vì dù ở quê nhưng nhà chồng Mai có điều kiện, mẹ chồng không phải lăn lộn vất vả chăm sóc chồng con.
Cứ nghĩ mẹ chồng có kinh nghiệm nuôi hai con trai lớn rồi, Mai không thuê người đến tắm, nào ngờ lúc hỏi mẹ, bà lắc đầu từ chối khiến cô vừa mới sinh mổ xong, bụng còn đau vẫn phải bế con tắm. Đã thế, tiếng là lên chăm cháu nhưng chẳng mấy khi bà bế cháu bởi: “Mẹ lâu không bế trẻ con mới sinh, sợ lọt tay”.
Ảnh minh họa
Chồng Mai đi làm từ sáng đến tối mịt mới về. Tháng đầu ở cữ, mẹ chồng Mai hôm nào cũng cho cô ăn cơm với rau ngót, trứng luộc. Hôm nào đổi bữa thì có rau cải và vài miếng thịt cộng bát nước chấm. Nhiều hôm, nhìn mâm cơm mẹ chồng dọn ra cho mình, Mai ứa nước mắt nuốt không trôi. Lần đầu làm mẹ, thức đêm thức hôm cộng với mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, Mai bị mất sữa.
Đành vậy, sau mỗi lần nấu cơm cho con dâu, nhà và bếp của vợ chồng Mai như bãi chiến trường. Mùi mắm ớt sực nức cộng với khu bếp dầu ăn rây loang lổ, bát đĩa bày bừa, chậu rửa két bẩn khiến Mai lại phải ra dọn.
Nhưng điều Mai hoảng nhất ở mẹ chồng đó là việc giặt quần áo cho cháu. Nhiều hôm ra rút quần áo vào, Mai ngạc nhiên thấy tã và quần của con vẫn còn nguyên màu vàng. Thấy vậy, cô đem vào nhà tắm ngâm xà phòng để bà giặt lại. Hôm sau Mai thấy quần áo của con trắng hơn nhưng có các vệt loang lổ, ngửi mùi cô mới tá hỏa hình như là mùi của nước tẩy rửa bồn cầu. Vốn nhẹ nhàng, tính lại hay ngại, cô không dám nói lại với mẹ chồng mà âm thầm vứt bỏ chúng vào sọt rác.
Nhiều hôm mệt mỏi quá, Mai nhờ bà nội ngủ cùng để trông cháu. Vậy mà bà ngủ liền một mạch, thậm chí ngáy o o, cháu khóc đêm mấy lần mà không hề biết, làm Mai lại lật đật dậy pha sữa cho con. Đã thế, đi đâu, gặp ai bà cũng nói: “Trộm vía, thằng này ngoan ơi là ngoan, đêm chẳng quấy khóc gì, mẹ nó cũng nhàn” khiến Mai bực không thốt lên lời.
Hơn 5 tháng ở cùng mẹ chồng, Mai phải chịu nhiều khó chịu nhưng cô gắng bỏ qua. Vài lần góp ý nhẹ nhàng với mẹ thì bà giận dỗi ra mặt. Cô phản ánh với chồng, anh nói: “Mẹ thế là quá tốt rồi. Mẹ đã rất cố gắng, em đừng đòi hỏi thêm” hoặc “mẹ đoảng nhưng mẹ vẫn nuôi được hai anh em anh to cao, khỏe mạnh đấy thôi. Anh chỉ cần em được như mẹ là quá tốt”. Mai nghe mà ức phát khóc.
Mai cảm thấy bế tắc. Cô nghĩ đến việc tìm người giúp việc để đi làm trở lại nhưng Tuấn gạt ngay. Đã thế, mẹ chồng cô cũng không đồng ý bởi bà lo tốn kém, con trai phải vất vả kiếm thêm tiền. Vậy là Mai vẫn phải tiếp tục sống những ngày khó chịu, stress.
Cùng chung cảnh ngộ với Mai, mẹ chồng Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng thuộc dạng đoảng và vụng. Không những vậy, bà còn rất thích lên mặt dạy dỗ, bảo ban con dâu.
Những ngày đầu về sống chung với nhà chồng, Hương rất ngạc nhiên khi bố chồng là người nấu ăn cho cả gia đình chứ không phải mẹ chồng. Sau này cô mới biết, mẹ chồng cô ngày trẻ rất xinh đẹp, tính cách tiểu thư, bố chồng cô rất chiều bà nên thường xuyên vào bếp nấu cơm cho vợ. Lâu dần thành quen. Hàng ngày, mẹ chồng cô đi chợ mua thức ăn về cho bố chồng nấu. Tuy nhiên bà thường xuyên mua thiếu đồ, gia vị, nhiều lần về đến nhà rồi lại phải quay lại chợ mua thêm, lần mua thịt lại để quên ở hàng rau, mua tỏi lại quên hành. Hôm nào mẹ chồng đột xuất vào bếp là cả nhà sẽ biết ngay vì không được ăn ngon, món thì mặn, món lại ngọt…,cùng đó là góc bếp cứ lanh ta bành cả lên.
Kể từ khi Hương về làm dâu, bữa tối cô thường xuyên vào bếp. Vốn nấu ăn ngon, các bữa cơm của gia đình vào tay Hương đều trở lên tươm tất, ngon miệng. Hôm nào mà Hương về muộn, không nấu cơm được, mọi người thất vọng ra mặt. Phải hôm mẹ chồng vào bếp nấu món thịt kho Tàu cùng canh cá lóc, cả nhà uể oải ăn, bố chồng buột miệng nói: “Bà lần sau hỏi con Hương công thức nấu” khiến mẹ chồng cô bĩu môi khó chịu, bảo là “Em thấy con Hương nấu ngọt quá, khó ăn”.
Video đang HOT
Hương làm bất cứ cái gì, nấu món gì, lau dọn nhà cửa ra sao, mẹ chồng cô cũng đứng cạnh, theo sau chỉ đạo. Nếu cô có phản ứng gì bà lại kêu là con dâu bướng, khó bảo, cậy chồng bênh. Nhiều lần như vậy, nếu không có bố chồng và chồng can thiệp thì Hương ức phát khóc.
Mỗi khi nhà có khách, dịp giỗ, Tết, Hương lại vào bếp làm. Một tay cô làm 3-4 mâm cỗ, thi thoảng mới có sự trợ giúp của bố và chồng. Thế mà mặc khách khứa, họ hàng khen cỗ ngon, con dâu thật đảm, mẹ chồng Hương cười trừ nói: “May mà món này tôi góp ý trộn gia vị mới được ngon như thế, lúc trước cái Hương nó cho mặn/nhạt, thiếu đường…” khiến Hương á khẩu.
Nếu chỉ có thế thì Hương cũng không cảm thấy phiền và khó chịu bởi cô nhận được sự cảm thông của chồng và bố chồng. Ức nhất là bà cứ sang nhà hàng xóm và ra ngoài chê con dâu “vụng thối vụng nát”, bảo thủ, không nghe mẹ chồng khuyên bảo khiến Hương bị mang tiếng. Cô nghĩ mãi mà vẫn chưa ra cách “trị” mẹ chồng đã ghê gớm, hay đặt điều, xét nét lại còn đoảng nữa.
Đối xử tử tế với mẹ chồng, bạn sẽ nhận lại sự yêu thương
Trong các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu vẫn được coi là “điểm nóng” khó giải quyết. Nỗi sợ mẹ chồng lớn tới mức có cô gái đã tuyên bố “em chỉ lấy anh nào không còn mẹ”.
Ngày nay có rất nhiều mẹ chồng tử tế, coi con dâu như con gái, thậm chí bênh vực con dâu khi con trai trót đối xử không phải với con dâu.
Ông bà ta dạy bảo, cứ vâng dạ cho họ đẹp lòng. Việc mình thực hiện đến đâu lời dạy đó là tùy bạn. Họ không tức giận khi thấy bạn không làm theo ý họ bằng tức khi bạn phản pháo, ăn miếng trả miếng. Đợi khi bình tĩnh, vui vẻ, cứ đề xuất ý kiến của mình, khen ý kiến của bố mẹ chồng hay, nhưng cũng đưa ý kiến của mình, rồi đưa cả hai vào “thử nghiệm” .
Trong việc chăm sóc con, cũng biết cho bà nội cháu bé chút quyền, vì nó là “cháu nội của bà”. Không nên chê họ cổ hủ, keo kiệt, lạc hậu, thiếu khoa học, chỉ nên nói “mỗi thời mỗi khác” và “con làm điều này cũng vì muốn tốt cho cháu của ông bà”.
Hãy biết “nhập gia tùy tục”, không khư khư giữ nếp nhà mình, không nói rằng “nhà con không làm thế”, khiến họ bực mình.
Đừng mong đợi chồng bênh mình trước mặt mẹ anh ấy. Nếu có tử tế, anh ấy sẽ im lặng, hoặc mắng át vợ, bênh mẹ, rồi lúc khác sẽ “yêu bù” vợ mình. Khi mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu căng thẳng, người khổ nhất là người chồng, bởi anh ấy đứng giữa hai làn đạn. Đừng chê chồng là “chỉ biết nghe lời mẹ”, rồi mai sau bạn cũng mong con mình nghe lời mình mà. Hay ho gì loại đàn ông bênh vợ, mắng mẹ không tiếc lời?
Để lòng mình nhẹ nhõm, hãy tập nghĩ rằng “bà ấy cũng có nhiều nỗi khổ”, bà chẳng ăn đời ở kiếp gì với mình, mình cũng còn đang phải nhờ vả bố mẹ chồng, thôi thì có “chịu thua một tí” cũng chẳng sao. Đừng quên thường xuyên nói “con được làm dâu của mẹ là điều may mắn cho con”, “con thương mẹ vất vả vì chúng con nhiều”, “không có mẹ, chúng con không biết xoay sở ra sao”. Bạn cứ thử đi, hiệu quả đấy!
Hãy làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, đừng quẩn quanh với chuyện cãi cọ trong gia đình. Khi bức xúc, biết cách giải tỏa đúng nơi, đúng lúc, không cố gắng kìm nén. Đừng bao giờ vì một mối quan hệ nào đó chưa được như mình mong muốn mà làm hỏng cả cuộc sống, cuộc đời của mình…
Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn
K.Vân/Báo Gia đìnhvà Xã hội
6 thói quen 'bẩn' không ngờ của phái đẹp
Không thay quần lót hàng ngày hoặc có lúc quên đánh răng buổi tối là những thói quen mà cánh mày râu không ngờ tới ở các chị em.
Tắm bằng nước không
Theo Chinanews, điều tra cho thấy, gần 1/3 nữ giới không sử dụng sữa tắm khi tắm hàng ngày. Chuyên gia chỉ ra, khi tắm có dùng sữa tắm hay không tùy thuộc vào tình hình ra mồ hôi của bạn. Các vi khuẩn khiến cơ thể có mùi hôi sống nhờ vào mồ hôi, đặc biệt là ở nách và bẹn. Khi ra nhiều mồ hôi, chỉ dùng nước dội thì không thể sạch được, sẽ dẫn tới vi khuẩn lưu lại, thời gian lưu càng dài, người sẽ càng 'hôi'.
Không đánh răng trước khi ngủ
Đánh răng trước khi ngủ quan trọng hơn lúc sáng sớm, không những có thể làm sạch các thứ tồn đọng trong khoang miệng, mà còn có lợi trong việc bảo vệ răng, cũnggiúp ngủ ngon hơn.
Phái nữ thường được nghĩ là rất sạch sẽ nhưng đôi khi họ cũng 'ở bẩn'
43% phụ nữ thừa nhận, họ thỉnh thoàng quên đánh răng trước khi ngủ. Chuyên gia nhắc nhở, trong quá trình ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm mạnh, mà nước bọt là lực lượng diệt vi khuẩn chủ yếu.
Vì vậy, một lần không đánh răng ngẫu nhiên có khả năng tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng đột kích. Nguy cơ sâu răng và mắc bệnh nha chu tăng cao. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng thực, vi khuẩn gây bệnh nha chu cũng sẽ khiến bạn có vấn đề về tim.
Thức ăn rơi rồi lại nhặt lên ăn
40% phụ nữ được hỏi cho biết, họ từng ăn thức ăn vừa rơi xuống đất lại nhặt lên. Trước đây từng có cách nói 'quy tắc 5 giây', chỉ việc thức ăn rơi xuống đất chỉ cần nhặt lên trong vòng 5 giây thì vẫn an toàn. Các nhân viên nghiên cứu chỉ ra, cách nói này gây hiểu lầm lớn cho mọi người.
Thực nghiệm chứng minh, thức ăn sau khi rơi xuống đất, chỉ 2 - 3 giây, sẽ bị vi khuẩn làm ô nhiễm. Vì thế, tất cả đồ ăn rơi xuống đất đều nên lập tức vứt bỏ thùng rác. Các bà mẹ trẻ khi dạy con phải đặc biệt lứu ý trường hợp này, bản thân cũng phải làm gương cho tốt, vì trẻ con rất hay bắt chước.
Nhiều người quên đánh răng trước khi ngủ
Không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh
Điều tra cho thấy, chỉ có 38% số người dùng xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh, 2% có thời gian rửa tay vượt quá 10 giây. Chuyên gia giải thích, khi bạn lau chùi sau khi đi vệ sinh xong, khoảng cách giữa tay và nguồn trực khuẩn trong ruột rất gần, có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu không dùng xà phòng thì không thể xóa sạch hoàn toàn vi khuẩn. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh xong nhất định phải dùng xà phòng hoặc nước rửa tay để rửa tay, rồi dùng nước xả sạch.
Đi chân không tập thể dục
Điều tra nhận thấy, 32% nữ giới đi chân trần tập thể dục, đặc biệt là khi tập aerobic hoặc múa bụng (belly dance). Chuyên gia khuyên, lúc này tốt nhất nên đi một đôi giày tiện nhẹ.
Khi luyện tập, chân ra nhiều mồ hôi, môi trường ẩm ướt dễ làm vi khuẩn sinh sôi nhất. Chúng sẽ lưu lại trên sàn nhà thông qua chân người khác, khi chân bạn giẫm lên, có khả năng bị nhiễm nấm da chân (athlete's foot) hoặc hạt cơm lòng bàn chân.
Không thay quần lót hàng ngày
Nên giặt và phơi đồ lót cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm vùng kín
Phái đẹp cần chăm giặt và thay đồ lót, nhưng điều tra cho thấy, 52% nữ giới không thay quần lót hàng ngày. Nhà sinh vật học Charles Gba cho biết, quần lót mặc một ngày, trên quần sẽ lưu lại khoảng 0.1g phân, trong 1g phân có chứa 10 triệu con vi-rút, 1 triệu con vi khuẩn, 1000 nang ký sinh trùng và 100 trứng giun. Những vi khuẩn này sẽ bám lên tay, nếu bạn không rửa tay mà dụi mắt hay thậm chí cầm đồ ăn, dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Lưu ý khi giặt quần lót
- Nên dùng các sản phẩm giặt chuyên dụng như xà phòng có tác dụng diệt khuẩn.
- Không giặt chung quần lót với các quần áo khác, để phòng vi khuẩn lây nhiễm chéo.
- Dùng chậu giặt chuyên dụng, đồng thời định kỳ dùng nước sôi rửa chậu để diệt khuẩn. Các thành viên trong nhà không nên dùng chung chậu.
- Quần lót đã giặt sạch phải phơi trực tiếp ngoài trời. Nên sấy khô trong bóng râm trước, rồi để dưới ánh nắng giúp cho đồ lót không bị biến dạng và cứng.
Theo Zing
Tôi sợ nhất trò "hành xác" của vợ... Chỉ cần về nhà muộn 5 phút, tôi đã thấy nàng ngồi thu lu trước cửa. Dĩ nhiên là nàng không chịu bật đèn, để mặc cho muỗi đốt sưng vù cả người. Dù đã quá quen với các trò hành xác của vợ nhưng tôi vẫn thấy khiếp sợ. Ảnh minh họa. Tôi yêu vợ tôi vô cùng. Và đó cũng là...