Lấy chồng nước ngoài có được ly hôn ở Việt Nam?
Chúng tôi kết hôn được gần 20 năm, chồng tôi người Mỹ, tôi vẫn còn quốc tịch Việt. Vậy tôi có thể tiến hành ly hôn ở Việt Nam không?
Hỏi: Tôi và chồng tôi kết hôn tại Mỹ năm 2000 và hai chúng tôi có căn nhà là tài sản chung tại Mỹ. Tôi có quốc tịch Việt Nam và chồng tôi mang quốc tịch Mỹ. Do mâu thuẫn gay gắt với chồng, tôi đã quay trở về Việt Nam và không còn liên lạc với chồng trong nửa năm nay. Hiện tại tôi muốn ly hôn, vậy tôi có thể xin ly hôn tại tòa án Việt Nam được không?
Trả lời của luật sư:
Chào bạn. Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp của mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc của bạn như sau:
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc Ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau: “1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này… 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
Tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn”. Điểm D khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quy định chung về thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài: “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.”
Video đang HOT
Trong trường hợp của bạn, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cho phép bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Hơn nữa, vì bạn là người có quốc tịch Việt Nam, chồng bạn là người quốc tịch Mỹ nên đây là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài. Do đó, bạn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn tại tòa án cấp tỉnh ở Việt Nam nơi bạn đang thường trú.
Ảnh minh họa
Về căn nhà sở hữu chung của bạn và chồng: Vì căn nhà là bất động sản chung giữa hai vợ chồng bạn hiện hữu tại Mỹ. Do đó việc phân chia tài sản chung trên sẽ được giải quyết theo pháp luật Mỹ. Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn. Vì vậy, nếu vợ chồng bạn không có sự thỏa thuận khác, sau khi tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn, bạn có thể yêu cầu tòa án Mỹ giải quyết căn nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng bạn tại Mỹ.
Luật sư Trần Đăng Sĩ
Theo phunuonline.com.vn
Chia sao cho đẹp?
Không vui gì ở chốn pháp đình, phải thấy "cố nhân" lần nữa, nhưng vẫn phải gặp, để mà... chia.
Nhiều cặp ly hôn vội vã do hôn nhân có yếu tố bạo hành, ngoại tình... hai bên chưa chuẩn bị ổn thỏa mọi mặt để rời nhau. Vợ chồng "ly hôn" nhưng chưa dứt, còn dính líu nhiều mặt, nhất là tài sản. Không vui gì ở chốn pháp đình, phải thấy "cố nhân" lần nữa, nhưng vẫn phải gặp, để mà... chia.
Nguyện vọng khiêm nhường
Bảy năm sau ngày dắt con ra khỏi nhà và ly hôn, chị Nguyễn L. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mới được chia tài sản từ vụ tranh chấp dằng dai. Với tài sản chung là căn nhà của chị và anh T. (chồng cũ, ở Q.7, TP.HCM), chị muốn để lại cho đứa con trai duy nhất của hai người, nhưng anh T. không chấp thuận, cũng không tự nguyện chia tài sản, dù hai người cùng đứng tên sổ hồng.
Ảnh minh họa
Mấy năm rời khỏi nhà sau trận đòn của chồng, chị L. ở trọ, làm đủ nghề - từ may gia công đến giúp việc nhà; anh T. vẫn độc chiếm tài sản, đưa vợ mới về, sinh con mới, ngang nhiên cho thuê một phần căn nhà. Cuộc sống túng quẫn, bế tắc vì bệnh tật triền miên, trải qua nhiều lần phẫu thuật và con học hành tốn kém, chị L. yêu cầu tòa án phân chia tài sản sau ly hôn. Con ngăn: "Mẹ đừng thèm chia nhà với ba, ráng đợi con lớn, con đi làm kiếm tiền lo cho mẹ con mình". Xót cho con, chị gạt nước mắt, âm thầm đi nộp đơn.
Căn nhà chung của chị và anh T. khá lớn, địa thế tốt, định giá trên 3,6 tỷ đồng, trừ phần nợ chung vẫn còn khoảng 3 tỷ đồng, nhưng anh T. chỉ đồng ý chia cho chị... 400 triệu đồng. Chị L. từ chối, không phải vì con số quá "bọt bèo" so với giá trị tài sản chung, mà vì cầm số tiền ấy, chị không thể mua nổi một căn nhà ở TP.HCM để mẹ con ổn định cuộc sống. Sau nhiều lần "mặc cả" tại tòa, anh T. vẫn "chắc giá".
Nỗ lực hòa giải phút cuối trước khi phiên tòa chính thức diễn ra vào cuối tháng 10, thẩm phán Lê Thuần Phong (Tòa án nhân dân Q.7) hướng về bị đơn - anh T. - phân tích: "Đã 7 năm, chị L. thuê nhà nuôi con, chịu bao thiệt thòi, ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe... Chị không đòi hỏi ngăn nhà, chị chấp nhận ra đi để anh không phải khó xử.
Dù đã ly hôn, trong tình cảnh chị L. khó khăn, bệnh nặng, vì tính nhân đạo, nghĩa tình, đáng lẽ anh còn phải cấp dưỡng cho chị. Anh chị có con chung, phải cùng nhau dạy dỗ, quan tâm, chăm sóc nên giữ được cái nghĩa là cần thiết và quý giá. Luật Hôn nhân và Gia đình bao lần thay đổi, vẫn xuyên suốt nguyên tắc chia đôi tài sản chung, xem xét hoàn cảnh và công sức đóng góp của các bên. Người ở nhà nội trợ cũng được chia chứ không phải chỉ người ra ngoài đi làm, tạo lập tài sản. Không khó để hội đồng xét xử dựa vào luật định mà đưa ra phán quyết, nhưng vẫn động viên anh chị mở lòng, cân nhắc và thỏa thuận, sau đó căn nhà là của anh. Nếu anh có phải vay mượn để đủ số tiền đó thì khó khăn của anh chỉ mới xuất hiện, còn chị L. đã nhiều năm chật vật. Đổi lại, nếu anh đứng ở vị trí của chị thì sao?". Với lời động viên có tình có lý ấy, trước mức đề nghị 600 triệu đồng từ chị L., anh T. đã gật đầu.
Chị L. chia sẻ: "Con số này, với tôi là đủ rồi. Dừng ở đó để còn có khả năng được chấp thuận, để không kéo dài căng thẳng, mệt mỏi. Vả lại, nguồn gốc đất là do cha mẹ chồng cho, khi xưa là một cái ao, vợ chồng tôi ròng rã đổ đất lấp nền, xây nhà. Đất đó không phải tôi mua, nên chia vậy cũng đúng. Mẹ con tôi sẽ tìm một căn nhà nhỏ, vay thêm rồi đi làm trả dần, sống giản dị, tiết kiệm rồi cũng qua. Cầu trời cho mẹ con tôi sức khỏe".
"Lộc trời" chung hưởng?
Còn một năm nữa nghỉ hưu, nhưng ông Trần Ngọc M. (Q.Gò Vấp, TP.HCM) không yên, vì hậu phương tan nát. Ông đã ly hôn 4 năm trước, giờ đang "đáo tụng đình" chia tài sản chung với vợ cũ. Tài sản chung gồm ba căn nhà giá trị tương đương; trong đó, hai căn do vợ chồng tạo dựng, một căn do cha mẹ cho ông sau khi kết hôn, nhưng sổ hồng đứng tên vợ chồng. Ngoài ra, trong thời kỳ hôn nhân, ông có trúng số, giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng, sau khi đóng thuế, cho người thân và giữ lại một ít chi xài, ông đưa bà một tỷ đồng, mở tiết kiệm tại ngân hàng.
Ảnh minh họa
Vợ ông M. lý luận: "Hai căn nhà vợ chồng tạo lập thì mỗi người một căn, tòa án đã ghi nhận. Căn nhà ông đang ở là tài sản chung, hoặc bán chia tiền, hoặc ông giữ lại thì chia nửa giá trị cho tôi để tôi làm ăn và cho thằng lớn, còn ông thì cho thằng út. Sổ tiết kiệm tôi rút hết rồi, vì phải lo cho con ăn học, chi tiêu gia đình, nên không còn tiền để chia lại cho ông". Ông M. tức mình, tìm luật sư mới... té ngửa, vì căn nhà tranh chấp, tuy của cha mẹ ông, nhưng cho ông sau khi cưới vợ - tức tài sản chung. Đối với số tiền một tỷ đồng tiết kiệm, theo luật, cũng là tài sản chung, vì là thu nhập có trong thời kỳ hôn nhân. Vả lại, từ khi mở sổ tiết kiệm cho đến khi tranh chấp, ông M. không thể chứng minh vợ xài tiền cho mục đích riêng. Ông chấp nhận, ngồi lại hòa giải với vợ, thống nhất phân chia tài sản chung.
Nhiều người, thay vì tận dụng cơ hội hòa giải, lại lao vào cuộc chiến tranh giành tài sản, hao tốn chi phí, thời gian, công sức mà chút nghĩa còn lại cũng "văng" sau phán quyết của tòa. Giải pháp dung hòa với vợ/chồng cũ luôn tốt hơn quyết liệt tranh chấp, để rồi mất tất cả.
Theo phunuonline.com.vn
Đời tôi sẽ bất hạnh nếu đồng ý lời thỉnh cầu của mẹ, chấp nhận hy sinh để đổi lại bình an cho anh trai Tôi không đồng ý thì mẹ quỳ xuống cầu xin tôi. Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bố mẹ tôi đều làm ruộng, cả nhà 4 người chúng tôi trông chờ vào mảnh ruộng cằn cỗi ấy. Tôi có một người anh trai, từ bé, bố mẹ tôi đã kỳ vọng vào anh vì anh tôi học rất giỏi. Học...