Lấy chồng ngồi xe lăn, con ra đời 8X Hải Phòng không được nhìn mặt
Trong suốt quá trình mang thai, chị Là bị ra máu liên tục, phải khâu cổ tử cung và nằm viện.
Tìm đến Hải Phòng vào một ngày cuối thu, tiết trời se se lạnh như thôi thúc ai nấy nhanh chân lui về tổ ấm sau ngày dài làm việc. Trong ngôi nhà nhỏ của chị Là (sinh năm 1989) và anh Mật (sinh năm 1987) tiếng trẻ nhỏ đang khóc vì đói sữa. Anh cuống cuồng đẩy chiếc xe lăn tiến về phía giường nơi các con nằm, miệng liến thoắng: “Ngoan nào, bố yêu, bố yêu…”
Hai bé gái chào đời là kết tinh ngọt ngào của đôi vợ chồng trẻ chị Là và anh Mật.
Hai bé Yên Hạ và Vũ Yên miệng há như chim non khi bố mẹ đút bình sữa ấm vào miệng. Nhìn con, cơn mệt mỏi của đôi vợ chồng biến mất. Được chứng kiến các con lớn lên mỗi ngày, mọi khó khăn, giông tố trong số phận của cả hai bỗng chốc “dừng lại sau cánh cửa”.
Hai vợ chồng đều khuyết tật, cưới xong dồn hết tiền đi “tìm con”
Chị Là vừa ôm con trên tay vừa kể chuyện, cả chị và anh Mật đều trở thành những người khuyết tật sau một lần tai nạn. Chị may mắn hơn khi vẫn có thể đi lại được còn anh Mật do tổn thương nặng dập tủy, chấn thương cột sống, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và buộc phải ngồi xe lăn.
Sống trong cảnh tật nguyền, những tưởng cả cuộc đời sẽ trở thành kẻ tàn phế nhưng chị Là đã mạnh dạn nộp hồ sơ vào công ty với khao khát kiếm cho mình một nghề để tự kiếm được bát cơm nuôi bản thân.
Về phía anh Mật, dù di chuyển hoàn toàn bằng xe lăn nhưng vẫn miệt mài làm việc. Và cũng chính tại nơi làm việc, câu chuyện tình yêu của anh chị bắt đầu được nhen nhóm. Quen nhau một thời gian, khi tình yêu chín muồi cả hai làm đám cưới vào năm 2018.
Quãng thời gian bên nhau, họ đã có rất nhiều kỷ niệm.
Và để rồi họ cùng nhau khoác lên mình bộ quần áo cô dâu chú rể đẹp nhất sánh bước lên lễ đường.
Nhắc nhớ lại chuyện tình yêu của mình, chị cho biết: “Biết được hoàn cảnh hai người khuyết tật yêu và muốn tiến tới hôn nhân, bố mẹ hai bên đều cật lực phản đối, vì cả hai đều không được lành lặn nên nếu sống chung thì khổ sẽ càng khổ hơn. Mọi người xung quanh cũng góp ý rất nhiều, họ đều nói rằng chuyện hôn nhân là chuyện cả đời, nên chọn người khỏe mạnh để sau này còn đỡ đần nhau.
Không được người lớn ủng hộ, mình khóc ròng trong lòng nhưng anh Mật thì rất quyết tâm. Bằng mọi giá anh thuyết phục hai bên gia đình và cả hai đứa đều làm tất cả để chứng minh cho người lớn thấy được sự trưởng thành và khả năng có thể lo cho nhau. Thời điểm đó mình áp lực lắm, bao nhiêu chuyện dồn tới cùng lúc, buộc mình phải đưa ra quyết định cuối cùng và một đám cưới không rình rang nhưng ấm cúng được diễn ra tại quê nhà”.
Video đang HOT
Lấy nhau được nửa năm, hai vợ chồng chị Là chủ động đi khám và được các bác sĩ tư vấn làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thời gian sau, họ dồn hết tiền tiết kiệm và xoay sở thêm bên ngoài để lên Hà Nội “tìm con”. Chuyến đi thuận lợi khi bác sĩ kết luận tinh trùng của người chồng đủ điều kiện thụ tinh. Thế nhưng, phải chuyển phôi đến lần thứ 4 mới thành công.
Nhờ có niềm tin và yêu thương, họ đã cùng nhau “tìm con” thành công từ phương pháp IVF.
Nhớ lại thời điểm biết tin có bầu, chị Là xúc động nói: “Sau chuyển phôi lần thứ 4 mình mạnh dạn mua que về thử, kết quả báo 2 vạch đỏ rõ nét, lúc đó mình không tin nổi vào mắt mình, để “chắc ăn” mình thử liền 4 que liên tiếp. Quãng thời gian chờ kết quả xét nghiệm beta hai vợ chồng hồi hộp kinh khủng, ngày nhận kết quả chắc chắn có thai mình bật khóc như một đứa trẻ”.
Khâu eo cổ tử cung và nằm viện suốt thai kỳ
Nửa tháng sau chuyển phôi chị đi siêu âm. Cầm phiếu xét nghiệm trên tay, anh chị vỡ òa trong sung sướng khi biết đậu 2 thai. Anh Mật nói: “Lúc biết vợ mang thai, mình lặng người vì quá hạnh phúc. Cả ngày hôm đó không làm được gì, cảm giác cứ lâng lâng. Những ngày sau đó mình thấy cuộc đời hai vợ chồng như sang trang mới”.
Niềm hạnh phúc đó được nhân lên gấp đôi cũng khiến nỗi lo lắng trong lòng anh chị ùa về, bởi cùng lúc mang bầu 2 em bé chị sợ bản thân sẽ không đủ sức khỏe để vượt qua những tháng ngày khó khăn trong thai kỳ. “Chẳng biết trai hay gái anh nhỉ?”, chị ôm lấy cánh tay của chồng thủ thỉ.
Anh Mật bật cười: “Con nào cũng quý, chỉ cần sau này chúng lớn lên là người tốt”. Mỗi đêm, anh áp tai vào bụng vợ trò chuyện với con, chỉ mong hai con lớn lên khỏe mạnh, đời không bất trắc như bố mẹ.
Anh Mật nở nụ cười hạnh phúc bên các con.
Thời gian mang thai chị Là may mắn không bị ốm nghén quá nhiều. Tuy nhiên, chị lại bị chảy máu, phải khâu eo cổ tử cung và nằm viện suốt thai kỳ. Bước vào tam cá nguyệt thứ 3 mọi sinh hoạt của chị trở nên khó khăn hơn, chị dường như chỉ nằm một chỗ và hay có các cơn đau lưng. Vất vả là vậy nhưng chị may mắn có ông xã luôn ở bên quan tâm hết mực. Từ những ngày đầu chữa chạy “tìm con” đến cả giây phút chị “vượt cạn” anh luôn ngồi xe lăn nắm tay vợ thật chặt.
Mang thai đến tuần 34, chị Là có dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Để đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho mẹ và em bé, các bác sĩ đã mổ cấp cứu, bắt hai con ra ngoài an toàn. Hai bé gái Yên Hạ và Vũ Yên lọt lòng mẹ với cân nặng lần lượt là 1,6kg và 1,9kg. Do sinh thiếu tháng, ngay sau khi đưa ra ngoài hai con không được gặp mẹ mà được chuyển tới khoa chăm sóc sơ sinh và nằm lồng kính. “Thai kỳ khó khăn, may mắn giữ được đến tuần 34 thì mổ cấp cứu. Lúc lấy ra mẹ còn không được nhìn thấy mặt con vì các bé nhỏ quá bác sĩ phải đưa vào phòng hồi sức luôn” - chị Là kể.
Nhìn con lớn lên từng ngày, anh chị thấy như đang sống một cuộc đời tươi mới.
Vốn là người khuyết tật, lúc mới sinh chị gặp khá nhiều khó khăn, may mắn được ông bà nội ngoại hai bên hỗ trợ chăm sóc nên đỡ được phần nào. Anh Mật ngồi xe lăn di chuyển vất vả nhưng luôn cố gắng để phụ vợ những việc nhẹ nhàng.
Giờ đây hai em bé đã 5 tháng tuổi, các con bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm, có lẽ hiểu được những vất vả mà bố mẹ đang gánh chịu nên các con rất ngoan, cứ ăn no là lăn ra ngủ, ít quấy khóc. Nhìn con lớn lên từng ngày, chị Là, anh Mật thấy như đang sống một cuộc đời tươi mới với rất nhiều những điều tốt đẹp đang ở phía trước.
Hải Phòng vươn ra biển lớn
Ngày 13-5-1955 thành phố Hải Phòng được giải phóng, trải qua 65 năm xây dựng, phát triển, Hải Phòng đã có sự phát triển vượt bậc.
Nhiều công trình, khu công nghiệp, nhà máy, bến cảng, sân bay và hệ thống giao thông đồng bộ đã tạo được sức bật mới cho thành phố Cảng 'Trung dũng- Quyết thắng'.
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh về thành phố Hải Phòng hôm nay.
Quảng trường Nhà hát Lớn Hải Phòng nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị, của thành phố.
Cờ hoa được trang hoàng rực rỡ khắp thành phố nhân kỷ niệm 65 năm giải phóng Hải Phòng.
Cầu Hoàng Văn Thụ nối trung tâm thành phố với khu đô thị Bắc sông Cấm. Kiến trúc cầu mang hình dáng "Cánh chim biển". Đây cũng là cây cầu vòm lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Thành phố lung linh sắc màu về đêm.
Hải Phòng có hệ thống cảng biển lớn nhất ở miền Bắc.
Cảng container quốc tế Tân Cảng-Hải Phòng (HICT) thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn-Cảng nước sâu đầu tiên tại khu vực phía Bắc, đón tàu tải trọng đến 160.000 DWT đi thẳng tới Hoa Kỳ và châu Âu.
Cầu Tân Vũ-Lạch Huyện cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.
Tuyến cáp treo Cát Hải - Phù Long. Đây là tuyến cáp treo 3 dây vượt biển dài gần 4km, có trụ cáp treo cao nhất thế giới 214,8m và được thi công theo công nghệ xây dựng cáp hàng đầu của Thụy Sĩ và Áo.
VinFast (Khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng) là nhà máy ô tô đầu tiên tại Việt Nam sở hữu quy trình sản xuất đồng bộ và tự động hóa cao.
Mô hình phối cảnh tòa tháp 72 tầng được xây dựng tại số 4 đường Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.
Nút giao thông Nam Cầu Bính (Hải Phòng) vừa khánh thành. Ảnh: Nguyễn Hùng Phong.
Thành phố Hải Phòng đang phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.
Hoa phượng là đặc trưng của thành phố Hải Phòng.
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số hình ảnh về thành phố Hải Phòng hôm nay.
Chuyện về người đàn bà điên sống một mình hơn 20 năm ở Hải Phòng Nếu không tận mắt chứng kiến, khó ai có thể hình dung giữa làng quê Kiến Thụy (Hải Phòng) có một người đàn bà điên sống cô quạnh hơn hai chục năm qua. Theo chân cán bộ xã Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng), PV báo Gia đình và Xã hội có mặt tại nhà bà Hoàng Thị Nhẹ, sinh năm 1966,...