Lấy chồng ngoại quốc: Tết xa xứ đầy nước mắt
“Ăn Tết bên xứ sở kim chi buồn lắm! Thời tiết lạnh, tuyết rơi phủ kín lên tận nóc nhà, không có lấy một bông hoa, đèn đường, mạnh nhà nào nhà nấy đóng cửa. Trong suốt 3 ngày, gia đình chỉ có ngồi trong nhà và ăn uống. Ngày thường còn có công có việc nên nỗi nhớ quê chỉ là một thì đến ngày Tết nhớ quay nhớ quắt, chỉ biết òa khóc…”.
Đó là tâm sự đẫm nước mắt của chị Nguyễn Thị Thúy, 27 tuổi, quê Hậu Giang lấy chồng bên Hàn Quốc trong ngày được trở về Việt Nam tại TP.HCM ngày 5/12.
Cám cảnh Tết xa xứ
Chị Thúy mở đầu bằng câu chuyện của một phụ nữ Việt nghèo đi lấy chồng Hàn Quốc được 6 năm. Ba mẹ chồng chị đều mất sớm, chị là con dâu út trong một gia đình làm nông ở tỉnh Chung Cheongbuk-Do tại Hàn Quốc. Nơi chị ở là một vùng quê xa xôi có những cánh đồng nhấp nhô. Từ lúc đặt chân lên xứ người lập nghiệp, chị chưa một lần được về nhà ăn Tết và lần về Việt Nam này không đúng dịp nên cái Tết Giáp Ngọ sắp tới chị lại phải ngậm ngùi ở nơi xa xứ.
Chị Thúy rùng mình nhớ lại cái Tết đầu tiên tại xứ Hàn: Lúc mới sang đây, tiếng Hàn chỉ nói được bập bẹ, người Việt thì chưa quen một ai nên rất buồn. Nhưng sợ nhất là đến thời điểm giao thừa và 3 ngày Tết. Bởi xuân nơi đây không có đèn, không có hoa, chỉ được bao phủ bởi một lớp tuyết trắng dày đặc.
“Mọi thứ diễn ra trong căn nhà nhỏ khiến tôi chỉ biết khóc”, chị bồi hồi nhớ lại.
Đến cái Tết thứ 2, thứ 3 cũng chỉ biết khóc và khóc.
Song, chị Thúy thừa nhận mình may mắn hơn các cô gái khác ở Việt Nam đến Hàn Quốc lập gia đình, bởi chồng chị biết thông cảm với vợ và lo lắng cho gia đình. Đặc biệt anh chồng rất thích món bánh tét của Việt Nam nên mỗi khi Tết đến, ngoài những món làm đồ cúng ở bên Hàn Quốc, chị Thúy có thể làm thêm vài món mang đặc hương vị quê nhà cho đỡ thèm, đỡ nhớ.
Việc gìn giữ Tết Việt ở xứ người cũng không hề đơn giản. Nơi chị Thúy ở cũng có 6 cô gái gốc Việt sang lập gia đình và đa phần mới chỉ định cư ở đây khoảng 5 – 6 năm. Em gái của chị Thúy là Nguyễn Thúy Kiều cũng “theo chân” chị sang lấy chồng Hàn Quốc. Nhưng hiếm hoi lắm mới có một dịp để họ cùng quây quần lại bên nhau trong những ngày đầu xuân. Phần vì công việc mỗi người mỗi khác, phần vì tuyết phủ kín từ nhà ra ngõ gây khó khăn cho việc đi lại.
Tuy nhiên, ngoài chuyện ăn Tết buồn thì chị khá hài lòng với cuộc sống hiện tại bên người chồng Hàn của mình cùng 3 con nhỏ. Hàng ngày chị vẫn tham gia một lớp học do Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc mở để dạy phụ nữ công việc làm ăn, cách nuôi dạy con cái…
Chỉ có một điều khiến chị luôn suy nghĩ đó là các con chị đều chỉ nói được tiếng Hàn mà không nói được tiếng Việt trong khi chị đã ra sức dạy con nói mấy câu đơn giản như “chào cha”, “chào mẹ”.
Video đang HOT
Gia đình chị Nguyễn Thị Thúy vui mừng ngày trở lại quê nhà
Mong mỏi được ăn Tết tại Việt Nam
Cũng về cùng đợt với chị Thúy, chị Xuân quê ở Cần Thơ cho biết, chị quyết định chọn Hàn Quốc là quê hương thứ 2 chỉ sau hai ngày gặp gỡ người chồng của mình. Chị kể, trước khi quen chị, anh ấy đang thất tình. Được sự giới thiệu của một vị cha theo đạo Tin Lành rằng những cô gái ở Việt Nam rất tốt, anh hãy đến đó tìm hiểu thử xem. Và chỉ sau 2 ngày sang và gặp gỡ, họ đã nên duyên vợ chồng.
Khi nhìn người chồng đang chơi cùng cô con gái nhỏ trong buổi chào mừng các cô dâu Việt trở về Việt Nam, chị cho biết, đàn ông Hàn Quốc hơi nóng nảy nhưng nhiệt tình và tốt bụng. Thế nhưng, mỗi khi tết đến xuân về chị vẫn luôn có một nỗi buồn da diết vì so với Việt Nam thì tết bên xứ sở kim chi rất buồn tẻ.
Ba ngày Tết, chị thường ngủ vùi sau khi đã làm đồ cúng cùng mẹ chồng và ăn uống. Ngày Tết không có bánh tét, hoa mai, cũng chẳng có củ kiệu hay dưa giá. Có chăng chỉ là một ít giấy đỏ dán trong nhà.
“Ngày thường còn cắm đầu vô công việc để khỏa lấp nỗi nhớ, chứ ngày Tết chỉ biết đi ngủ cho xong thôi”, người phụ nữ này tâm sự. Chị nói giá có thể làm tăng ca thì cũng đỡ buồn nhưng đằng này chị lại làm nha khoa, mà ngày Tết chẳng có ai đi khám.
Chị Xuân cho biết thêm, lần này chị chỉ về tranh thủ gần 1 tháng do mẹ bị bệnh. Song chị và gia đình phải tranh thủ về lại Hàn Quốc trước Tết Nguyên Đán.
Trao đổi với PV, ông Kim Sang Seok, Quản lý cấp cao của Ngân hàng Nông nghiệp Hàn quốc cho biết, lần về thăm Việt Nam này có tất cả 19 gia đình đến từ 8 tỉnh của Hàn Quốc. Trong đó, có 16 gia đình vào TP.HCM và 3 gia đình ở Hà Nội. Đây là lần thứ 7, Ngân hàng Nông nghiệp Hàn Quốc tổ chức cho 1.300 gia đình với khoảng 5.000 người, nhằm hỗ trợ các gia đình có mong muốn về Việt Nam.
Ông Kim cho biết thêm, hiện có hơn 52.000 cô gái Việt Nam đã kết hôn với đàn ông nước này, chỉ xếp sau Trung Quốc. Trong đó có 50 – 60% cô dâu Việt lấy chồng làm nông nghiệp. Có thể 10 năm sau, số lượng cô dâu Việt sẽ chiếm một phần dân số của Hàn Quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của đất nước này.
Ông Kim cũng cho hay, trong số các cô dâu ngoại quốc lấy chồng Hàn thì cô dâu Việt Nam được đánh giá là hay cười nhiều hơn, chăm chỉ hơn, thành thật hơn. Thậm chí, còn được đàn ông Hàn yêu thích hơn các cô gái Hàn Quốc.
Tuy nhiên, lượng các cô dâu Việt thành thạo tiếng Hàn vẫn còn khá ít. Do đó, ông Kim chia sẻ, nếu các cô gái Việt Nam nói giỏi tiếng Hàn thì cơ hội kiếm việc sẽ nhiều hơn. Cuộc sống gia đình của mình hạnh phúc cũng là cách để báo hiếu cha mẹ.
Theo Thúy Ngà
Nên nghỉ Tết sớm vì "đến cơ quan cũng chẳng làm gì"?
Những ngày cuối năm, ai cũng có tâm lý nghỉ Tết. Người lao động đến cơ quan làm việc nhưng không hiệu quả.
Nhiều chuyên gia, cán bộ hoạt động trong ngành vận tải ủng hộ chủ trương "nghỉ Tết sớm, đi làm sớm" do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề xuất.
Thấp thỏm: Được nghỉ sớm hay không?
Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lập (Giám đốc Bến xe Nước Ngầm, Hà Nội) tỏ ra rất đồng tình. Theo ông Lập, những năm qua, nghỉ Tết muộn, khách đi xe dồn ứ vào một ngày cuối năm, đôi khi gây quá tải cho các bến xe. Nghỉ sớm sẽ làm mật độ hành khách đi xe giãn ra, khách hàng đỡ mệt mỏi và bến xe cũng giảm áp lực.
Ông Lập còn cho rằng, nên kéo dài cả thời gian nghỉ Tết. Theo vị giám đốc bến xe, nghỉ Tết dài không hẳn là nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông. Điều đó phụ thuộc ý thức từng người. Đi làm sớm những ngày đầu năm cũng không đem lại hiệu quả.
"Người ta đến cơ quan chủ yếu chúc tụng nhau, không mấy ai làm việc. Nên giãn ra cả thời gian trước lẫn sau Tết. Như vậy tàu xe cả 2 thời điểm đều thoải mái." - Ông Lập nói.
Hành khách chen chúc gây náo loạn cả khu vực nhà chờ ga tàu Sài Gòn để mua vé tàu Tết năm ngoái (Tết Quý Tỵ) - Ảnh: Hưng Văn
Ông Nguyễn Văn Rậu (Trưởng ga Hà Nội) cũng cho rằng, nghỉ Tết sớm giúp người lao động có thời gian thu xếp công việc, kế hoạch tàu xe. Hành khách có thể chọn lựa, cân nhắc. Không muốn đi tàu ngày này, họ có thể chọn mua vé ngày khác, đỡ cập rập, chen chúc. Chủ trương không những tốt cho người dân mà còn tốt cho cả những cơ quan ban ngành tổ chức giao thông.
Ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam) phân tích: Đề xuất này chủ yếu giải quyết cho công chức ở cơ quan nhà nước. Người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân nghỉ Tết sớm hay muộn vẫn do doanh nghiệp tự quyết định. Nhưng chủ trương dành cho cơ quan hành chính sự nghiệp sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp tư nhân đối chiếu, tổ chức kế hoạch. Khi các cơ quan hành chính đã cho nghỉ Tết sớm, doanh nghiệp tư nhân cũng không có lý do gì để nghỉ muộn.
Theo ông Thanh, gần Tết, hầu hết người lao động đến cơ quan làm việc không có hiệu quả. Cuối năm, ai cũng lo chạy sắm Tết, không mấy ai chú tâm vào công việc. Đến cơ quan cũng không để làm gì.
"Đây là một sáng kiến, tôi rất ủng hộ. Nhưng Chính phủ cần sớm trả lời để người lao động khỏi thấp thỏm không biết có nghỉ sớm hay không. Đồng ý hay không đều phải sớm được biết." - Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Ô tô trong nước nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam)
Đổi trả vé tàu mất 30%
Nhiều bạn đọc gửi thư về tòa soạn nêu vấn đề: Nếu đề xuất "nghỉ Tết sớm" được Chính phủ đồng ý ngay trong năm nay, nhiều người mua vé tàu trước đó lại phải đổi trả. Đặc biệt, nhiều người đi tàu sẽ phải đổi vé mất phí cao, thậm chí không mua được vé mới. Theo quy định, trả vé tàu dành cho những ngày cao điểm phải chịu phí 30% giá vé.
Ông Nguyễn Văn Lập (GĐ Bến xe Nước Ngầm) cho hay, nhiều nhà xe ở bến Nước Ngầm đã bán vé Tết từ lâu. Nếu có người phải trả đổi vé, các nhà xe hoàn toàn giải quyết được. Trả vé trước 30 phút, 1 tiếng đồng hồ mới bị thu phí. Trả trước một vài ngày hoặc nửa tháng hoàn toàn miễn phí.
Trong khi đó, ông Vũ Đình Rậu (Trưởng ga Hà Nội) thừa nhận, theo quy định trả loại vé ngày cao điểm, sẽ phải chịu phí cao. Trả sớm hay muộn đều mất phí như vậy. Nhưng ông Rậu cho rằng, hầu hết người lao động vẫn chưa biết lịch nghỉ Tết ngày nào nên chưa mua vé. Một bộ phận khác đã mua vé vì đã có kế hoạch chắc chắn từ trước. Theo ông Rậu, số người muốn đổi vé không nhiều.
Khi được hỏi, Nhà ga có đề nghị ngành đường sắt giảm phí cho người đổi trả hay không, ông Rậu cho hay, căn cứ tình hình thực tế, các cơ quan có trách nhiệm có thể cân nhắc, tính toán.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia vừa trình Chính phủ đề xuất cho người lao động "nghỉ Tết sớm, đi làm sớm". Một trong những mục đích chính của đề xuất là góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán. Những năm qua, số vụ và người chết tai nạn giao thông trong các kỳ nghỉ Tết thường tăng rất cao. Đặc biệt, theo tính toán của Ủy ban ATGT Quốc gia, tai họa này thường rơi vào khoảng mồng 5, 6, 7 Tết. Vì vậy cơ quan này đề nghị rút ngắn lại thời gian nghỉ sau Tết và tăng ngày nghỉ trước Tết để thuận lợi cho người xa quê đi tàu xe. Mặt khác, người dân sẽ có thời gian mua sắm, chuẩn bị đón Tết chu đáo hơn. Đó cũng là một giải pháp kích cầu mua sắm, tăng sản xuất hàng hóa trong xã hội.
Theo Khampha
Nghỉ Tết sớm: Người xa quê được lợi gì? Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia trao đổi về đề xuất cho cán bộ, công chức "nghỉ Tết sớm, đi làm sớm". Xin ông cho biết, lý do gì mà Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề xuất lên Chính phủ cho nghỉ Tết Nguyên đán năm nay sớm hơn...