Lấy chồng là canh bạc lớn nhất đời người phụ nữ
Chồng chính là canh bạc lớn nhất trong đời người phụ nữ, và không có người phụ nữ nào tự tin mình là một người đánh thắng được canh bạc của đời mà không gặp rủi ro nào hết.
Ngay cả người phụ nữ thông minh nhất cũng có thể hiểu được điều nầy. Ấy vậy mà những người đàn ông thông minh và bản lĩnh của chúng ta đôi khi lại mang chính bản thân mình, mang cả danh dự của gia đình, hạnh phúc của vợ con và tương lại của biết bao nhiêu con người trong cái gia đình bé nhỏ của mình ra để đặt vào một canh bạc đỏ đen của cuộc đời với một niềm tin tất thắng vô cùng kiên định nhưng mù quáng.
Kiên định, mù quáng tới mức, khi mất tất cả rồi vẫn muốn được đánh một ván cuối cùng để phân định thắng thua? Người đàn bà hai lần đánh bạc, thua một canh bạc của chính mình và thua tiếp canh bạc của chính chồng mình thật lắm nỗi đắng cay và bất hạnh. Khi sống, mà người đàn ông lại đi tin rằng đời mình là nằm trong những ván bài may rủi của cuộc đời thì người đàn bà chọn người đàn ông ấy làm chỗ dựa của đời mình đã thua tới hơn 90% mất rồi!
Ngày Vân lấy Hải, không ai nghĩ, chàng trai tài giỏi ấy lại có cái kết cục như ngày hôm nay. Hải sinh ra tron một gia đình gia giáo của một thành phố lớn, cha mẹ đều là công chức nhà nước, bản thân Hải là một chàng trai vô cùng ưu tú. Hải là sinh viên xuất sắc trong những năm học đại học, có cả bằng khen trong những cuộc thi Olympic toán cả nước…
Nhiều lần Vân cười nói với tôi: Thành tích, tài năng của bố cháu thì được cấp giấy chứng nhận tới chật cả tủ mà tật của bố cháu thì cũng ngang ngửa, nhưng chẳng có cái giấy chứng nhận nào để cho ông bà nội được nhìn thấy tận mắt mà thôi! Lời nói ấy của một người vợ, có chút hài hước nhưng nỗi tủi nhục đắng cay thì nghẹn họng.
Chồng chính là canh bạc lớn nhất trong đời người phụ nữ (Ảnh minh họa)
Ngày Vân mang thai đứa con đầu lòng, là ngày Hải về nhà kêu Vân vác mấy chục triệu đi trả nợ bạc, nếu không chúng nó sẽ gọi điện vào cơ quan và thông báo cho sếp. Khi ấy Vân mới ngã ngửa, anh chồng tài giỏi và ưu tú của mình có một nhược điểm vô cùng lớn là máu me cờ bạc! Điều mà khi yêu nhau Vân không thể nào biết được. Nhưng đã lấy nhau, đã làm vợ làm chồng rồi thì phải cùng nhau gánh vác những khó khăn. Chỉ hi vọng sau lần này Hải có thể cai được.
Vân ngậm đắng nuốt cay bán hết số tiền hồi môn và tiền tiết kiệm khi sinh con ra để trả nợ cho Hải với lời hứa như định đóng cột của chồng là: anh sẽ chừa, không khi nào tái phạm vào cờ bạc nữa! Vân tin chồng, nhưng khi nào chị cũng sống trong cái cảm giác nơm nớp lo sợ. Vì Vân hiểu, khi máu me cờ bạc đã trở thành một thứ nghiện trong người, không sớm thì muộn, chỉ cần có người rủ rê là Hải có thể bập vào và phạm sai lầm bất cứ lúc nào. Vì vậy Vân bắt đầu quản Hải chặt hơn, không cho Hải đi chơi tối, đi làm phải về đúng giờ, không la và quán xá, tụ tập bạn bè, muốn ăn nhậu hì đưa bạn về nhà Vân sẽ nấu nướng…
Một thời gian dài không thấy Hải có động tĩnh gì bất thường cả, Vân có chút an lòng hơn vì nghĩ có lẽ sau lần vừa rồi, Hải đã thực sự hối cải rồi. Nhưng khi Ngân sinh đứa con đầu lòng được hơn năm tháng thì một tin sét đánh giáng xuống cái gia đình bé nhỏ ấy. Hải đánh bạc bị cơ quan công an bắt và không những thế, trong quá trình đánh bạc còn có kèm theo cả gái nữa.
Vân thấy cuộc đời mình như rơi xuống tận cùng tăm tối. Nhưng chị vẫn phải cắn răng nhận với cơ quan Hải là hôm ấy chị đi cùng chồng chứ không phải là hải mang gái theo. Các chú ở cơ quan cũng khuyên Ngân nên nhận như vậy, nếu không tội của Hải khó mà nhẹ hơn được. Hải không bị cơ quan công an bắt đi mà mang trả lại đơn vị anh công tác.
Video đang HOT
Hai tháng sau, Hải bị đình chỉ công tác và cho ra quân. Tiền ra quân đủ tiền trả nợ cờ bạc. Đón chồng về với hai bàn tay trắng, cơ nghiệp cũng đốt trụi theo chiếu bạc. Không những thế, khi bố mẹ Hải lên và đọc bản cáo trạng trong phiên xử kín của đơn vị Hải đã há miệng khi nhìn thấy tên Vân lù lù là đêm đó chị có theo chồng? Mẹ chồng đay nghiến chị không biết quản chồng mà lại còn là một lũ giống nhau, cờ bạc bê tha… Vân nuốt nước mắt vào lòng mà giải thích cho mẹ chồng, nhưng bà không nghe.
Cùng đường, Vân cũng chả thèm giải thích thêm, đằng nào chị cũng muốn chấm dứt mọi chuyện tại đây. Đời người đàn bà, coi như một lần chị đã nhầm đường, trao thân mình cho kẻ không xứng đáng!
Nhưng Hải khóc lóc van xin, bởi anh bây giờ đã mất tất cả, sự nghiệp, tương lai, tiền bạc, thứ anh còn lại duy nhất chính là Vân và đứa con chưa đầy một tuổi. Nếu như Vân và con đi ra khỏi cuộc đời Hải thì anh sẽ chấm dứt tất cả mọi thứ. Vân khóc: Vậy khi đặt chân ngồi xuống chiếu bạc bao nhiêu đêm, sao anh không nghĩ, anh đang bán đi sự sống, niềm tin và hi vọng và hạnh phúc của chính vợ con anh, của chính bản thân anh, tương lai của cả cái gia đình này! Bây giờ anh khóc lóc còn có ý nghĩ gì nữa!
Không gì có thể sắt đá bằng lòng dạ đàn bà, nhưng cũng không có gì có thể mềm mại bao dung hơn lòng dạ đàn bà. Vân chấp nhận đón Hải một lần nữa và tha thứ cho anh, hai vợ chồng bắt đầu từ hai bàn tay trắng với một chút hi vọng nhỏ nhoi là Hải vốn là người đàn ông thông minh và tài giỏi nên anh biết phải tiếp tục làm gì với cuộc đời mình. Anh đã tự tay phá nát, thì giờ chính bản thân anh phải tự tay mà xây dựng lại nó nếu như anh không muốn Vân và con rời bỏ cuộc đời mình!
Thế đó, người đàn ông thông minh như Hải mà cũng không thể nào cưỡng lại được sức mê hoặc của trò cờ bạc đen đỏ, không đủ bản lĩnh để mà từ chối nó, để rồi bị nó dụ dỗ mà đem tất cả cuộc đời mình vào chiếu bạc mà đánh cược, để rồi ra về với hai bàn tay trắng và tai tiếng không thể nào xóa được trong cái bản sơ yếu lí lịch của đời mình.
Không chỉ bản thân phải chịu đựng những thiệt thòi và hậu quả đó của chồng, Vân lại còn nghe hàng xóm láng giềng đàm tiếu chuyện chị cùng chồng đi đánh bạc, mẹ chồng thì lại có cơ hội lôi chuyện cũ ra đay nghiến: đã bảo là tuổi khắc nhau, lấy nhau về thì chỉ có tan tành sự nghiệp, gia đình mà cứ khăng khăng đòi cưới, giờ thì kêu ca gì nữa… Vậy là bỗng dưng, trong nhà, người có lỗi lớn nhất trong chuyện này lại là chị.
Nhưng khi đã chấp nhận tha thứ cho chồng một lần nữa, Vân cố gắng hết tâm sức của mình để Hải có thể thay đổi và làm một người lương thiện không ham mê cờ bạc, không nuôi ảo tưởng mình có thể lấy tiền của thiên hạ để có thể trở nên giàu có nữa. Chỉ có sức lao động chân chính mới có thể khiến con người ta giàu có và cảm thấy bình an mà thôi! Và Vân cũng chỉ có một ước mơ duy nhất là Hải có thể làm lại và tin rằng ở đời này đừng mong được không một cái gì mà không phải đánh đổi một thứ nào đó khác!
Theo Khampha
Tháng Ngâu thương má
Mình đi làm về, nhìn qua cái ghế má hay ngồi, nhìn qua cái giường má ngủ mỗi tối, nhìn cả cái tivi dánh riêng cho má, tự nhiên nước mắt cứ ầng ậng.
Ảnh minh họa
Mình không biết tâm trạng của ngài Mục Kiền Liên ra sao khi nghe Phật dạy: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu".
Chỉ là, điều ấy cho mình cảm nhận rõ hơn cả về sự nhỏ bé của bản thân trước thời gian.
1. Tất nhiên là lúc nào cũng thương má, bởi sinh ra trên đời, được nuôi nấng dưỡng dục, được chăm bẵm lưỡi lừa cá xương, chỗ ráo cho nằm, được cho giọt mồ hôi mà đôi chân vững, được cho nước mắt mà lớn khôn, được cho cơn đau xé lòng mà thành hình hài, không thương má thì thương ai. Chỉ là tháng Ngâu, trong trập trùng những mưa rắc bụi đường, có tĩnh lặng mà nhớ má nhiều hơn những vụn vặt của đời sống thường ngày.
Ngày má còn nhỏ, chiến sự hai miền, ông bác sĩ người Pháp chích thuốc cho má bị lệch ven. Chân má yếu dần từ đó. Độ sáu năm nay, má không đi lại được. Hai chân ba thành dáng đi của má, bờ vai ba thành chỗ dựa của má. Con cái lớn, tất bật với cuộc sống, chỉ thi thoảng đỡ đần.
Má hay nói, má nợ ba nhiều quá. Mình biết điều này, chỉ là mình nghĩ, vợ chồng nào không duyên số, đời người nào không từ tiền kiếp mà thành. Vợ chồng phải lấy nghĩa làm trọng.
Má ngồi một chỗ, di chuyển bằng xe lăn má mắc cỡ. Thương lắm.
Mấy lần má nói, má chưa khi nào được đi máy bay. Mình hỏi, má đi không để con tính? Má lại từ chối, má ngồi xe lăn kỳ. Mình không biết kỳ gì nữa, nhưng má muốn vậy. Biết làm sao.
2. Ngày mình còn nhỏ, hôm má còn khỏe. Má tấp tễnh nuôi mấy anh chị em mình. Má vun vén từng chút một, má tiện tặn từng chút một. Má xin nhà may vải vụn, cắt vỏ bao thuốc lá làm hình, may mền. Má vô rẫy, gom từng mớ rau lang, trái ổi, bó huệ để mang về nhà bán. Tiền bán được, má cho anh em bỏ heo đất. Đến kỳ nhập học, đập ra may đồ mới.
Mấy anh em lên Sài Gòn trọ học, lần nào về má cũng vui, khi nào đi má cũng buồn. Trong hàng tá bịch ny-lon lên phố, bao giờ cũng có nồi thịt gà kho của má. Hồi đó, gần như chẳng phải mua gì. Má đều chuẩn bị sẵn.
Mình lập gia đình, cả nhà quyết định má phải lên Sài Gòn để tập vật lý trị liệu. Bác sĩ nói, má phải tập vật lý trị liệu để người linh hoạt hơn. Nhiều năm uống thuốc, má bị parkison.
Mỗi sáng, ba đưa má sang bệnh viện tập, trưa về lại nhà. Chuyện gì ở bệnh viện má cũng để dành chờ gặp mình kể. Từ người này nuôi bệnh ra sao, người kia vô tình mà vấp phải căn bệnh như thế nào.
Mỗi lần mình đi công tác, má đều hỏi kỹ mấy giờ dậy. Có cần phải đặt đồng hồ báo thức đâu, bởi lúc nào má cũng gọi đúng giờ.
Riết rồi, ỷ lại vào má như năm xưa. Nhọc nhằn gì cũng kể với má. Thi thoảng, là ăn vạ má.
3. Mình in cuốn sách đầu tiên, mang về tặng má. Má nhìn hoài hình bìa, rồi nói, "Má tự hào về con". Chưa bao giờ má nói với mình về điều này, má toàn khen mình đẹp trai hay hào hoa thôi. Má kể, má đọc sách đến đoạn mình nhắc về bà ngoại, má nhớ bà ngoại lắm. Mình thưa, con cũng nhớ bà ngoại.
Lúc ba mệt, mình ngủ với má để có gì má gọi. Má hay nhắc về những người bạn cũ của má, những người đã không còn. Mình cũng nhắc đến những người bạn mới với má, những người bạn má không biết mặt.
Tuần trước, má về quê. Má tính với ba, hết Lễ Quốc Khánh má lên Sài Gòn lại.
Mình đi làm về, nhìn qua cái ghế má hay ngồi, nhìn qua cái giường má ngủ mỗi tối, nhìn cả cái tivi dánh riêng cho má, tự nhiên nước mắt cứ ầng ậng.
May mà má về quê vài hôm má lại lên, chứ má ngày gió mưa nào đó không hiện hữu ở những chỗ quen thuộc nữa, mình không biết mình sẽ ra sao nữa.
Có đêm khuya khó ngủ, nghĩ đến ngày đó, mình như bị ngạt thở. Những lúc ấy, mình không thiết tha với bất cứ điều gì?
Thú thật, có vài khi mình gắt má. Gắt xong, hối hận vô cùng. Mấy lần mình nghĩ, tại sao mình hành động hồ đồ đến mức đó. Giá mà, điều này đừng xảy ra, thì hay biết mấy.
Theo Eva
Tôi vẫn khao khát được làm "đàn bà" sau nửa năm lấy chồng Đêm tân hôn, tôi hồi hộp chờ đến giây phút hạnh phúc của đời người con gái. Ấy vậy mà anh chỉ nhẹ nhàng ôm lấy tôi rồi thầm thì: "Hôm nay mệt quá rồi, mình đợi đến ngày mai em nhé". Tôi hụt hẫng nhưng vẫn phải ngoan ngoãn lên giường ôm chồng ngủ. Chồng kêu mệt rồi leo lên giường đi...