Lấy chồng không có nghĩa là “đeo gông vào cổ”
Lấy chồng là một bước ngoặt quan trong trọng cuộc đời của người phụ nữ. Có quá nhiều thử thách đặt ra cho lần thay đổi này:
Thay đổi không gian sống quen thuộc từ nhà mình qua nhà người khác, những thói quen cũ phải từ bỏ, phải chấp nhận làm con người ta, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chồng thậm chí hơn cả cha mẹ mình, chia sẻ chiếc giường, không gian riêng với một người đàn ông ngày càng ít lãng mạn và yêu bạn ít hơn thời yêu nhau… rồi áp lực kinh tế, áp lực con cái… dần dần người phụ nữmất đi nhiều thứ hơn người đàn ông trong cuộc sống hôn nhân.
Có lẽ vì thế, ngày nay trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ phản kháng lại sự bất công đó bằng việc ra đời xu hướng mẹ đơn thân. Dù sẽ có nhiều vất vả, nhưng người phụ nữ sẽ không bị mất đi nhiều thứ khác cũng quan trọng không kém một người chồng đó là: bạn bè, sở thích, du lịch, la cà shopping… không bị trói buộc vào những thứ mà bản thân mình không muốn như: áp lực nhà chồng, áp lực con cái, trách nhiệm của người vợ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, phụng dưỡng cha mẹ chồng… Nghĩa là, càng ngày người phụ nữ càng muốn tìm kiếm một cuộc sống độc lập hơn, cá tính hơn và để có nhiều thời gian cho bản thân mình hơn.
Tôi có biết một cô gái, cô ấy vẫn là cô gái 8x, mang trong mình nhiều tư tưởng truyền thống và không hiện đại, phóng khoáng như những cô gái 9x hiện nay. Học xong đại học, cô ấy xin được làm cho một công ty truyền thông ở Hà Nội. Công việc đúng sở thích và chuyên môn. Nhưng cô ấy lại yêu một anh chàng quê ở xa Hà Nội. Thế là khi quyết định theo chàng về dinh, cô ấy cũng sẵn sàng từ bỏ công việc của mình, những ước mơ của mình trong sự nghiệp, nếu không nói, cô ấy còn khiến bố mẹ đẻ cho chút thất vọng vì quyết định lấy chồng vào thời điểm đó.
Tôi có biết một cô gái, cô ấy vẫn là cô gái 8x, mang trong mình nhiều tư tưởng truyền thống và không hiện đại, phóng khoáng như những cô gái 9x hiện nay. (ảnh minh họa)
Vài năm sau, tôi gặp lại, cô ấy, từ một cô gái năng động, xinh xắn, thông minh, thành bà mẹ của hai đứa con thơ, đầu tóc có lẽ từ ngày lấy chồng cô ấy chưa hề biết tới tiệm tóc, quần áo là những bộ rộng thùng thình dành riêng cho những bà mẹ bận rộn và mất dáng sau sinh.
Cô ấy không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ngày ngày phải chăm sóc hai đứa con cách nhau chưa đầy hai tuổi, chăm sóc mẹ chồng già yếu không thể giúp gì… Công việc của chồng có thể lo cho cả gia đình nhưng cũng không phải dư giả quá. Mọi thứ khiến cho cuộc sống của cô ấy hoàn toàn bế tắc.
Video đang HOT
Những ước mơ cũ càng nhớ, càng khiến cô ấy bi quẫn với cuộc sống hiện tại của mình. Có lẽ chưa khi nào cô ấy được đi mua sắm thứ gì cho bản thân, chưa có cuộc hẹn hò nào với những người bạn cũ, chẳng dám mang bộ dạng này tới buổi họp lớp hồi phổ thông mà ở đó có người yêu cũ của cô ấy, cô ấy không muốn nhìn mình trong gương, không muốn đọc những cuốn nhật kí cũ… Tại sao? Hôn nhân lại lấy đi quá nhiều thứ trong cuộc sống của cô ấy như vậy?
Sau bốn năm kết hôn, cô ấy không còn muốn ngắm nhìn lại những tấm ảnh cũ, cũng không muốn chấp nhận hình ảnh của mình hiện tại. Không dám nghĩ tới những mơ ước cũ và cũng không dám mơ ước nhiều cho tương lai…
Người phụ nữ bỏ tuổi xuân của mình ra để đánh cược trong ván bài hôn nhân với người đàn ông cô ấy yêu. Để rồi khi ngoảnh lại, tuổi xuân bay đi tự khi nào, chỉ con vô vàn những gánh nặng về gia đình trên đôi vai gày mong manh ấy. Trong khi người đàn ông của cô ấy thì ngày càng phong độ hơn, chín chắn hơn và thành đạt hơn trước. Vì gánh nặng về gia đình không dặt quá nhiều trên đôi vai mạnh mẽ của người đàn ông. Thậm chí có những người chồng chỉ biết duy nhất một việc là hàng tháng quẳng cho vợ một số tiền đã thỏa thuận trước và mặc vợ mình thu vén chi tiêu.
Sau bốn năm kết hôn, cô ấy không còn muốn ngắm nhìn lại những tấm ảnh cũ, cũng không muốn chấp nhận hình ảnh của mình hiện tại. (ảnh minh họa)
Vì thế, cứ bảo tại sao, dù phụ nữ thường khi kết hôn thường chọn lấy người đàn ông hơn mình nhiều tuổi nhưng họ nhìn vẫn già dặn hơn người đàn ông của mình. Có lẽ cũng ít có người đàn ông nào tốn nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Họ chỉ nghĩ: sao vợ mình già và xấu thế? Và âm thầm chán nản mà thôi.
Vì vậy, phụ nữ ngày càng không muốn lấy chồng sớm, sợ lấy chồng. Gần đây trên mạng người ta con xui nhau, phụ nữ không nên lấy chồng trước tuổi ba mươi, nghĩa là hãy sống cho mình, hãy sống hết mình, hãy sống cuồng nhiệt bằng tất cả tuổi thanh xuân của mình, rồi hãy lấy chồng, để sau này không hối tiếc gì hơn. Ba mươi, người phụ nữ trải nghiệm cuộc sống đầy đủ rồi, trưởng thành và độc lập hơn để có thể chọn người đàn ông mình muốn và có thể tự tin quyết định cuộc sống sau hôn nhân của mình.
Cuộc sống hiện đại, người phụ nữ không còn muốn và không còn chấp nhận cái luận điệu xưa cũ là: Lấy chồng là đeo gông vào cổ nữa. Bởi sau khi kết hôn, người phụ nữ hiện đại càng không muốn mất đi hoàn toàn cuộc sống của họ mấy chục năm trước đó. Đàn ông cũng đừng bao giờ lấy điều đó ra để giáo huấn vợ mình. Cách tốt nhất là nên tôn trọng cuộc sống riêng của nhau.
Theo Khampha
Mất mặt vì chồng đi đâu cũng đeo tai nghe
Chuyện tưởng chẳng có gì nhưng nói ra lại là chuyện nghiêm trọng và nếu cứ tiếp diễn thì người ta cười vào mặt cho.
Và cũng chính vì chuyện này mà vợ chồng lục đục, lúc nào cũng khó chịu với nhau vì mỗi người một quan điểm.
Chông tôi có tính hay đeo tai nghe. Từ ngày yêu nhau anh cũng đã hay như vậy nhưng nghĩ thanh niên, tuổi trẻ, đi đường đeo tai nghe thưởng thức âm nhạc tí thì không sao, tôi cũng không cảm mặc dù chẳng hài lòng chút nào. Nhưng anh cứ thích làm như vậy, không lẽ lại vì chuyện cỏn con ấy mà bỏ nhau.
Ngày yêu nhau, đi chơi với người yêu, chở tôi đằng sau xe mà anh cũng cứ cái tai nghe cắm vào tai. Góp ý với anh rằng, như thế, một là anh không tôn trọng em, hai là gây nguy hiểm cho cả hai đứa. Đi xe cứ đeo tai rồi có còi báo hiệu, có còi của xe bên cạnh lại không biết gì thì chẳng gây nguy hại cho người ta sao? Đi chơi với bạn gái mà đeo tai nghe thì còn vị gì. Cứ chở nhau chục km cũng không nói với nhau câu nào, nói thì phải nói thật to, căng tai ra mới nghe được. Tôi bực mình, nhiều lần cãi cọ nhưng anh bảo, anh đeo nhỏ thôi, tôi nói anh vẫn nghe được. Đành phải nhịn...
Tôi có nhắc anh: "Anh đi ra ngoài mà cũng đeo tai nghe thế này thì chẳng ai quý anh được đâu, mất thiện cảm lắm!". (ảnh minh họa)
Nhưng, từ ngày lấy nhau, lạ thật, cái tính ấy của anh vẫn không bỏ được. Tưởng khi có vợ con vào, chẳng còn trẻ trung nữa, anh sẽ không lãng tử kiểu ấy nữa, ai ngờ, anh vẫn chứng nào tật ấy. Nói với anh nhiều thì anh cau có, còn cãi nhau vài lần. Đúng là vì chuyện đó mà vợ chồng to tiếng thì cũng không nên chút nào, góp ý anh không chịu nghe, bảo thủ kinh khủng. Nhưng mà chuyện này cứ để thế, đi ra ngoài anh cũng làm vậy thì người ta cười vào mặt anh ấy.
Tôi có nhắc anh: "Anh đi ra ngoài mà cũng đeo tai nghe thế này thì chẳng ai quý anh được đâu, mất thiện cảm lắm!". Anh tặc lưỡi: "Anh cần gì ai quý, họ thích nghĩ thế nào thì nghĩ, mình sống theo ý mình, ai quản được mình". Thì đúng là mình sống theo ý mình, chẳng ai quản được mình và cũng không nên quan tâm đến thiên hạ nghĩ gì nhiều, nhưng chuyện này là chuyện ý thức cư xử, văn hóa ứng xử, lễ độ của một con người chứ không phải cái chuyện sống theo ý mình được.
Cái hồi anh đến nhà bạn tôi ăn uống, ai nói gì anh cũng không nghe thấy, anh còn gật đầu theo nhạc. Mọi người ngạc nhiên không hiểu anh bị điếc hay gì, sau họ mới phát hiện anh đang đeo tai nghe, thấy ai cũng há miệng ngạc nhiên. Anh quả là khiến tôi mất mặt, tôi buộc phải chống cháy, "chắc đang mải nghe cái gì đó quan trọng cho công việc đó thôi", nhưng tôi biết, anh thích như vậy và anh không cần quan tâm ai nhìn anh. Chỉ khi nào có người gọi to, bảo anh bỏ tai nghe ra nói chuyện thì anh mới bỏ ra. Nhưng cũng chỉ có lần ấy, lần sau chẳng ai mời anh tới nữa...
Anh có cái tính lạ là thế, nói mãi thì thành ra vợ chồng cãi nhau to, mà cũng vài trận rồi chứ đâu phải ít. (ảnh minh họa)
Hôm về nhà thăm bố mẹ vợ cũng vậy, anh cũng ung dung đeo tai nghe. Bố tôi bảo &'thằng này nó bị nghễnh ngãng à mà phải đeo máy trợ thính hả con?'. Tôi không dám nói cũng vâng dạ như thật để bố mẹ đỡ phiền lòng không thì lại bảo là anh dở hơi. Anh giải thích cái sự thích đeo tai nghe của mình rằng: "Cuộc sống có quá nhiều thứ âm thanh hỗn tạp, những lời đàm tiếu, những câu nói vớ vẩn anh không muốn nghe. Nhạc là cách thức hưởng thục cuộc sống tốt nhất, anh không muốn bỏ qua ca khúc nào nên anh phải đeo tai nghe để tâm hồn mình thư thái hơn". Nghe anh nói tôi nói không quá chứ buồn nôn, nhiều khi tôi nghĩ &'hay là mình lấy phải ông dở rồi'.
Anh có cái tính lạ là thế, nói mãi thì thành ra vợ chồng cãi nhau to, mà cũng vài trận rồi chứ đâu phải ít. Anh ăn nói như thế ai mà chấp nhận được. Riêng bữa cơm với gia đình thì anh không đeo tai nghe, lúc đi ngủ cũng không đeo nhưng cứ đi ra đường, đi chơi thì anh lại đeo. Nói chung không phải là 100% là lúc nào anh gặp người khác anh cũng đeo nhưng cũng 80% số lần ấy, và chỉ cần ngần ấy thôi cũng đủ để người ta không bao giờ có thiện cảm với anh.
Bây giờ tôi không biết làm sao để trị người chồng này. Cứ thế này thì đúng là, tôi chẳng dám đi đâu với anh cả. Tôi ở nhà cho lành, đi khéo lại bị nói là vợ cũng dở hơi nốt...
Theo Khampha
Mẹ xin lỗi con, mẹ phải đi lấy chồng Con à, mẹ đã từng nhủ, cả đời này mẹ sẽ không bao giờ đi lấy chồng, mẹ sẽ ở vậy, nhìn về phía con, tích cóp tiền để sau này lo cho con. Mẹ thừa nhận ngày đó mẹ quá dại dột khi để con lại nhà nội, cho bố con nuôi dạy con. Thật ra, bố con không có gì là...