Lấy chồng hay lấy tiền, đào mỏ?
Tiền tôi đưa để chi tiêu trong gia đình không phải là ít, thế nhưng tháng nào cô ấy cũng kêu ca không đủ. Cô ấy còn đòi hỏi mỗi tháng tôi biếu mẹ tôi bao nhiêu tiền thì cũng phải biếu bố mẹ cô ấy bấy nhiêu.
Tôi lập thân sớm, thành đạt cũng sớm hơn so với bạn bè khi mới ngoài 30 đã có một công ty của riêng mình với vài chục công nhân. Mọi thứ đều tốt đẹp nếu như tổ ấm riêng của tôi không trục trặc. Tôi và vợ quen biết được 3 tháng thì kết hôn. Việc quen biết và kết hôn nhanh như vậy do có người mai mối và sự thúc đẩy của hai bên gia đình. Thứ nhất về phía gia đình tôi, mẹ tôi góa chồng từ sớm, nuôi 3 anh em tôi nên người. Tôi là anh cả, tôi cùng mẹ lo cho các em có cuộc sống đàng hoàng êm ấm nên việc đến 30 tuổi tôi vẫn chưa có một mái ấm riêng của mình là nỗi canh cánh của mẹ tôi. Thứ hai về phía gia đình vợ tôi, thấy tôi có sự nghiệp riêng, kinh tế gia đình thuộc vào bậc nhất trong khu vực nên họ ưng lắm.
Tôi nghĩ thôi thì cả hai bên đã ưng thuận như vậy, tôi cũng chả còn điều gì chê trách. Đám cưới được tổ chức một cách hoành tráng. Những ngày đầu về làm dâu, tôi thấy vợ tôi được lắm. Dù không phải là con nhà khá giả nhưng lại được bố mẹ nuông chiều, không phải đụng tay đụng chân vào việc gì. Từ khi về nhà tôi, cô ấy chăm chỉ học hỏi, cơm nước chợ búa đâu ra đấy. Thế nhưng, cảnh êm ấm đó chẳng được bao lâu thì tôi phát hiện sự hỗn láo của cô ấy dành cho mẹ tôi. Đó là điều tôi không thể chấp nhận được, bởi tôi rất thương và kính trọng bà. Không chỉ vậy, vợ tôi còn tỏ thái độ khó chịu mỗi khi tôi đưa tiền cho mẹ tôi hay mua sắm cho bà cái gì.
Không những vậy, công việc gia đình, chăm con cũng rất chểnh mảng. Đã vậy lại còn tiêu xài vô độ, suốt ngày lên mạng xem và mua túi xách, quần áo đắt tiền… Tôi đã nói chuyện nhiều lần, nhẹ nhàng có, quát tháo có, cô ấy luôn ngồi nghe và nhận lỗi, nhưng được vài ngày thì đâu lại vào đấy.
Tiền tôi đưa để chi tiêu trong gia đình không phải là ít, thế nhưng tháng nào cô ấy cũng kêu ca không đủ. Cô ấy còn đòi hỏi mỗi tháng tôi biếu mẹ tôi bao nhiêu tiền thì cũng phải biếu bố mẹ cô ấy bấy nhiêu. Hàng tháng ngoài tiền chi tiêu trong gia đình thì cô ấy đòi thêm một khoản kha khá nữa. Tôi hỏi để làm gì thì mỗi tháng cô ấy vẽ ra một khoản chi khác nhau. Tôi không hiểu cô ấy quyết định lấy tôi có phải là muốn đào mỏ hay không?
Chuyên gia tư vấn:
Bạn thân mến!
Video đang HOT
Bạn có một đại gia đình êm ấm, bề thế nhưng gia đình nhỏ của mình lại không yên ả. Giai đoạn đầu, vợ bạn và mẹ chồng yên ấm sau đó bạn mới nhận thấy cô ấy hỗn láo với mẹ bạn. Phải chăng có điều gì uẩn khuất ở đây.
Thứ nhất, vợ và mẹ là hai người phụ nữ, nếu như bạn luôn thiên về mẹ thì gia đình khó yên. Thứ hai, mẹ chồng nàng dâu hôm nay đã khác, nếu bị soi xét dưới góc độ ngày xưa, không đôi nào bình an nếu chọn mẹ chứ không nể vợ. Bạn cũng nói rằng cô ấy được gia đình bố mẹ đẻ chiều chuộng, khi về nhà bạn cô ấy cũng chăm chỉ học hỏi. Có phải chăng, trong giai đoạn đó, giữa vợ và mẹ bạn có những khúc mắc mà bạn không hề biết, dẫn đến những bất bình.
Tôi cũng không hiểu sao vợ bạn lại đề nghị chồng một việc sòng phẳng vô căn cứ như vậy. Giá như bạn đang hưởng lộc từ nhà vợ, cháu có mẹ ruột phải chăm lo thì vợ bắt bạn chia bằng nhau số tiền nghĩa vụ ấy cho đều hai bên. Ở đây, cơ ngơi của bạn, công ty của bạn, vợ vừa chân ướt chân ráo về, đã đòi phụng dưỡng mẹ bạn và mẹ vợ như nhau? Tôi cũng thấy không hiểu nổi.
Bạn cũng phải xem chừng phía sau cô vợ này là một bè trục lợi. Có thể không? Bởi bạn thu nhập tốt. Hãy để thời gian nữa mới kết luận được bạn à. Nhưng phải nói riêng với vợ, nhắc nhở, giải thích yêu cầu bất hợp lý này.
Chúng ta chu đáo thơm thảo nhưng không có nghĩa là chúng ta thỏa hiệp với người thực dụng, đào mỏ. Trong thời gian tới, hãy tìm hiểu kỹ xem nguyên nhân sâu xa bên trong là gì. Tôi cũng khuyên bạn một câu nên nhớ, mẹ và vợ không như nhau, mẹ là bàn thờ, vợ là cái bếp cái giường cái tổ mà ta sẽ gắn bó hết đời, khi mẹ không còn bên cạnh nữa.
Theo nguoiduatin.vn
Càng tính càng 'lỗ'
Bù đắp cho chồng cả đời rồi, giờ là lúc chị phải tự bù đắp cho mình, để đừng cạn kiệt, để sống vui.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Tôi năm nay 49 tuổi - cái tuổi người ta nói hay gặp chuyện phiền muộn, xui rủi. Tôi thấy cũng đúng ở chỗ tôi suy nghĩ rất nhiều, không còn hùng hục lao vào làm việc, kiếm tiền chỗ này chỗ kia... như xưa. Tôi hay nghĩ về chồng, anh hơn tôi sáu tuổi.
Ngày trước, tôi lấy chồng vì tính anh thật thà, ngay thẳng. Anh làm việc ở cơ quan nhà nước, ít tiền, không có cơ hội thăng tiến vì tính anh ngang, nhưng anh không muốn chuyển chỗ làm, do không thích vì kiếm tiền mà phải luồn cúi.
Ảnh minh họa
Tôi phải tranh thủ hùn hạp làm ăn để đắp thêm kinh tế gia đình, nuôi con ăn học. Hai bên nội ngoại, anh thích gì nói đó, thẳng tưng, nhiều khi mích lòng, tôi phải giải thích, phải nói đỡ, lui tới thăm hỏi để bù lại những chỗ đổ bể anh gây ra. Chuyện ăn uống cũng vậy, anh không ăn thứ này thứ nọ, dù đó là món tôi và các con thích, tôi cũng không mua, không nấu, tránh chuyện dọn cơm ra bị anh chê, nâng lên đặt xuống. Sau này, anh bị cao huyết áp, bất kể anh muốn gì, cả nhà đều phải nhẹ nhàng chiều theo, kẻo anh giận, huyết áp lại tăng...
Tôi nghĩ mình giờ cạn kiệt rồi, chẳng thể làm gì cho chồng được nữa. Tôi thực sự muốn nhà cửa yên ấm, nhưng tôi mệt mỏi, chị ạ.
Thùy Viên (TP.HCM)
Chị Thùy Viên mến,
Lúc này mới nhìn lại đời mình là cũng hơi muộn rồi phải không chị. Tất cả những gì chị coi là "bù đắp", nói là bù đắp cho chồng cũng đúng, mà nói bù đắp cho gia đình cũng đúng. Mình cũng thấy, với tính khí ấy, với khả năng lo lắng cho gia đình như vậy, không có chị, chắc anh đã không thể chu toàn cho gia đình, các con của anh chị đã không được nuôi ăn học đầy đủ, khôn lớn như bây giờ.
Mình không tính phần mình san sớt cho con, vì bản năng làm mẹ là vậy, nhưng cái phần dành cho con cũng hòa lẫn trong cái phần dành cho chồng. Cái cân đong đo đếm, gánh đỡ cho chồng cũng vì người đàn ông ấy là cha của các con mình, khó mà tách bạch. Gia đình chị được như hôm nay là biết bao nỗ lực. Khổ nỗi, bây giờ càng tính, chị sẽ càng thấy mình "lỗ" chứ không "lời" đâu. Nên thôi, tính tới đó thôi chị ạ, rồi mình tìm cách giải quyết.
Ảnh minh họa
Chị không cần tuyên bố, cự nự gì anh cả. Chị chỉ cần nói với anh về sức khỏe, tinh thần, mong muốn của mình được dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Chị có những ước muốn gì, có bao nhiêu món ăn, có những sở thích nào... mà vì anh chị đã phải gác lại? Mình hoàn toàn có thể thu xếp cuộc sống gia đình, cân bằng giữa ý muốn của anh và của chị.
Chị hãy thử từ việc nhỏ thôi: món ăn chị thích, chị cứ nấu, anh không ăn cũng được. Từ việc nhỏ này, chị có thể dần tiến tới những việc lớn hơn. Anh cũng phải chấp nhận sự thay đổi của vợ mình thôi. Chị cứ nhẹ nhàng giải thích cho anh hiểu, không cần nhắc lại hay phân tích những chuyện quá khứ. Bù đắp cho chồng cả đời rồi, giờ là lúc chị phải tự bù đắp cho mình, để đừng cạn kiệt, để sống vui.
Theo phunuonline.com.vn
Ở rể nhà mẹ vợ: Ở trong chăn mới biết chăn có rận! Bởi vì anh phải đi làm rể. Nói chính xác là ở rể trong một hoàn cảnh hoàn toàn không giống ai, nhưng đó là do chính anh tình nguyện làm điều này. ảnh minh họa Thói thường có thể chỉ có những cô gái tương lai sẽ đi lấy chồng, làm dâu, nhưng với Hiếu câu chuyện là ngược lại. Bởi vì...